Xứ Nghệ ngày nay

Chuyện đình làng Đông Châu

Quyết tâm lắm, năm 2006, làng Quang Thái mới chuyển được đình Đông Châu (khi đó đang làm đình chợ Rồng, và đã bị hỏng khá nhiều) về tại nền cũ. Dự tính làm trong hai năm, vậy mà chỉ tháng rưỡi đã làm xong.

Qua 3 lần dân làng và con em xã quê đóng góp, làng đã tôn tạo đình hang trang, to đẹp. Rằm tháng Hai năm nay, làng tổ chức rước bằng công nhận đình là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Có thể nói, người dân Quang Thái thực hiện được ước nguyện của mình đối với di sản cha ông để lại, một phần quan trọng là họ đã có được một ban cán sự, ban vận động biết làm, dám làm, công minh và tâm huyết. Cũng như ba lần quyên góp trước đây, lần này, chỉ sau hai ngày làng rước bằ danh sách  ủng hộ việc tổ chức đón rước bằng và danh mục các khoản chi cụ thể được  công khai dán tại đình. BTC còn họp dân tổng kết, đánh giá công việc đón rước bằng, có khen người tích cực, phê bình những người chưa làm tròn trách nhiệm. Kể cả những người trong ban tổ chức, có biểu hiện không minh bạch là loại ra ngay. Từ ngày dựng lại đình, việc làng của người dân Quang Thái càng quy củ, nề nếp. Ngay tại đình, cứ nhằm ngày mồng 4 Tết, làng tổ chức giao lưu đầu xuân để tổng kết đánh giá việc thực hiện hương ước làng trong một năm và làm công tác khuyến học. Từ ngôi đình này, làng đã thảo luận, đấu tranh để xây nên những tập quán tốt đẹp, bãi bỏ những tập tục lạc hậu. Nhà có tang không còn tục hồi linh, rải vàng mã, đốt vàng mã rằm tháng bảy, đi thăm bằng chuối khi cúng ba ngày; hay tục buộc phải đi mời hai lần khi gia đình có công buổi... Người làng nghiệm ra rằng từ ngày đưa được đình về làng, con em học hành giỏi giang hơn nhiều. Năm nào làng Quang Thái cũng dẫn đầu xã về thành tích học tập và hàng năm có dăm bảy em vào đại học. Càng phấn khởi dân Quang Thái càng tích cực, lo lắng cho việc tôn tạo, bảo vệ đình. Làng đang có kế hoạch chuyển bia liệt sĩ (hiện bia đang nằm trong nhà bái đình) ra ngoài, xin mở rộng diện tích khuôn viên,v.v...

Làng Quang Thái cũng như người dân Nam Trung thuộc vùng thấp trũng chín Nam, thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, cộng thêm nguồn thu từ sự cần mẫn chạy chợ xuôi về Vinh mà người ta thường gọi là “dân hai sọt”. Bởi vậy cuộc sống của họ chưa sung túc gì. Bởi vậy những gì người dân  Quang Thái đã làm được những năm vừa qua trong việc bảo vệ, gìn giữ, tôn tạo đình Đông Châu, di tích - di sản văn hoá của làng là do người dân luôn có tình cảm sâu sắc đối với những giá trị văn hoá truyền thống cha ông để lại. Bên cạnh đó, một yếu tố rất quan trọng là họ có được một tập thể ban cán sự, ban vận động thực sự tâm huyết, công minh, dân chủ, biết làm và dám chịu trách nhiệm. 

Từ chuyện đình Đông Châu lại ngậm ngùi cho thân phận những ngôi đình (cũng trên đất Nam Đàn) đang phải chịu cảnh làm thân đình chợ; hay xa hơn về Anh Sơn có đình thật to cao, đẹp đẽ cam phận làm chỗ... nhốt trâu. Nghĩ mà thầm ước, giá như ở đó, người ta cũng có được những suy nghĩ đúng đắn, những tình cảm chân thành và sâu sắc như những người dân Quang Thái hướng về cội nguồn thì chắc rằng những ngôi đình sẽ được trả lại đúng giá trị của nó.
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441616

Hôm nay

216

Hôm qua

2317

Tuần này

21520

Tháng này

216790

Tháng qua

112676

Tất cả

114441616