Nhìn ra thế giới

Tập Cận Bình sẽ đi về đâu ? Vai trò “hạt nhân” giúp gì cho Tập trên chặng đường tới ?

Đây là vấn đề mà các nhà phân tích, theo dõi tình hình chính trị Trung Cộng đang quan tâm, sau khi Tập trở thành “hạt nhân” tại Hội nghị TW6 và trước Đại hội 19 không còn bao lâu nữa.

Tại Hội nghị TW6, Tập nhiều lần nhắc đến một số rất ít kẻ bành trướng dã tâm chính trị, hoạt động âm mưu chính trị trong cán bộ cấp cao trong đảng. Còn Vương Kỳ Sơn, ngày 28/9/2016 tại Hội nghị Ủy ban Kỷ luật TW nhấn mạnh nguy cơ vẫn y nguyên tồn tại; hoặc ngày 31/10 trong bài nói tại Hội nghị Ủy ban thường vụ Chính hiệp toàn quốc, Vương thừa nhận trong đảng Trung Cộng 4 bề nguy cơ nổi lên, bao gồm nguy cơ tín ngưỡng, nguy cơ chia rẽ, nguy cơ chính biến, Trung Cộng đang đối mặt với thách thức nguy hiểm, “thách thức căn bản nhất lại đến từ trong đảng CSTQ”, “là thời kỳ dài, phức tạp và cam go”,  “không thể buông lơi, một cuộc chiến càng quyết liệt có thể xẩy ra vào cuối năm nay và trước thềm Đại hội 19”. Kẻ dã tâm, kẻ âm mưu mà Tập nói đến ở đây là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng và tay sai đứng phía trước là hai Trương một Lưu, mà thế lực Tập quyết dẹp gọn trước Đại hội 19. Đây là trận quyết chiến cuối cùng của hai thế lực, mà Tập quyết diệt sạch, còn Giang Tăng quyết sống mái đến cùng.

Tại sao, Tập quyết chiến như vậy ? Đây không chỉ là bè phái Giang Tăng quá tham nhũng cần chống đến cùng, mà còn quan trọng hơn là thế lực Giang Tăng là lực cản lớn trên con đường đi tới của Tập trong giai đoạn tới, cần dọn dẹp.

Vậy, trước khi xem Tập tháo gỡ lực cản thế nào, hãy xem Tập sẽ đi như thế nào, đi về đâu sau khi dẹp gọn thế lực Giang Tăng ?

Theo những nguồn tin khác nhau có mấy kịch bản khác nhau :

Tập sẽ liên nhiệm 4 nhiệm kỳ :

Theo báo “Tiền tiêu” số tháng 11/2016 ở Hồng Kông đưa tin, Tập bày tỏ với một người thân riêng tư rằng : “chúng ta không còn cách gì nữa, đành nhẫn nhục để gánh lấy gánh nặng này” và đưa ra 4 “kế hoạch 5 năm” : nhiệm kỳ I, nhiệm kỳ Đại hội 18, bước đầu chống tham nhũng, ra sức củng cố quyền lực, vì không có thực quyền nên chưa thành công; nhiệm kỳ II, Đại hội 19, tiếp tục củng cố quyền lực, bồi đắp đủ lực áp đảo các phe phái, đồng thời dồn tinh lực tài lực cải thiện dân sinh, để dân chúng được hưởng đời sống nâng lên thực chất; nhiệm kỳ III, Đại hội 20, trị tận gốc tham nhũng từ tầng diện chế độ, không có phân biệt đối đãi đối với bất cứ bối cảnh chính trị, bối cảnh gia tộc như thế nào; nhiệm kỳ IV, Đại hội 21, tiếp tục cường hóa, bình thường hóa môi trường chính trị, thực sự cải tạo quan chức là “công bộc”. Tập cần 20 năm (có ý kiến còn kiến nghị là 30 năm) để cải tạo bộ mặt Trung Quốc, nếu chỉ một hai nhiệm kỳ, là dở dang.

Kế hoạch 4 nhiệm kỳ này có đúng là của Tập hay không, chưa bàn tới, nhưng nếu đúng vậy, thì không khả thi, không thực tế (theo ý kiến tác giả trên mạng Apolo, ngày 14/11/2016), với lý do chung nhất cho cả 4 nhiệm kỳ là, nếu còn Trung Cộng, thì thế lực chống lại sẽ lợi dụng thể chế Trung Cộng, chế độ, nguyên tắc của đảng sẽ diệt lại anh ngay trong nhiệm kỳ II sắp tới, chứ không còn để cho anh củng cố quyền lực. Nói về cải thiện dân sinh, cũng là hảo huyền, vì còn đảng CS thì vẫn còn tham nhũng, còn quan tham, làm gì có chuyện chia sẻ lợi ích để cải thiện dân sinh, nhất là với mô thức kinh tế “chế độ công hữu” của đảng CS, là đất đẻ ra tham nhũng, thì làm sao trừ được tận gốc tham nhũng ở nhiệm kỳ III và cải tạo quan chức thành “công bộc” thực sự ở nhiệm kỳ IV được. Mà không còn “chế độ công hữu” thì đâu còn đảng CS. Cho nên không thể xóa “chế độ công hữu” dưới chế độ CS, thì cũng không thể diệt tận gốc tham nhũng dưới chế độ CS được. Chắc kịch bản này, không phải của Tập.

Tập không làm Tổng Bí thư.

Ngày 01/12/2016, báo chí Hồng Kông đưa tin số tháng 12 Tạp chí “Tranh Minh” cho biết, trung tuần tháng 11 năm nay Cục Chính trị và Tiểu ban Trù bị Đại hội 19 Trung Cộng đưa ra văn bản “Bản thảo trưng cầu ý kiến một vài kiến nghị về công tác đảng và phát triển cải cách bộ phận cơ quan đảng chính quyền nhà nước”. Trong bản thảo sơ bộ này có phần cải cách, sửa đổi liên quan đến các mặt khung cơ cấu tổ chức , biên chế nhân sự Trung ương Trung Cộng, bao gồm :

Thứ nhất, thiết lập Chủ tịch Ban chấp hành TW, hai Phó Chủ tịch (chia ra do Ủy viên trưởng Nhân đại và Thủ tướng Quốc vụ viện đảm trách);

Thứ hai, thiết lập Tổng Bí thư (Tổng Thư ký ?) Ban Bí thư TW, Bí thư thường vụ (thường trực ?) Ban Bí thư. Ban Bí thư TW phụ trách công việc thường ngày của đảng chính quyền quân đội, chịu trách nhiệm trước Cục chính trị TW và Chủ tịch Ban chấp hành TW;

Thứ ba, Ủy ban quân sự TW thiết lập Ban thường vụ, 4 Phó Chủ tịch Ủy ban quân sự TW, Thủ tưởng Quốc vụ viện, Tổng Bí thư Ban Bí thư TW là Phó Chủ tịch đương nhiên Ủy ban quân sự TW.

Theo khung tổ chức mới này, Chủ tịch và hai Phó Chủ tịch Ban chấp hành TW trở thành tầng hạt nhân lãnh đạo trên thực tế, chế độ Thường vụ Cục chính trị thực chất đã bị phá bỏ. Còn Ban Bí thư TW chịu trách nhiệm xử lý công việc lớn hàng ngày của quân đội, nhà nước được coi là cơ cấu hạt nhân của vận hành chính quyền, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban TW dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư. Tổng Bí thư chỉ là tên gọi chức vụ người phụ trách cao nhất của cơ cấu chức năng Ban Bí thư này, không còn là người lãnh đạo cao nhất của đảng. Người quan sát cho rằng, nói cách khác là nhiệm kỳ tới đây, Tập Cận Bình sẽ không còn là chức Tổng Bí thư, mà là Chủ tịch đảng.

Trước đây cũng có không ít người đồn đoán cho rằng, Tập Cận Bình có khả năng lựa chọn chế độ Tổng thống.

Với kịch bản này có thể thấy có sự phân chia quyền lực giữa các bên, không để quyền lực tập trung vào “quân nhà Tập” ở chỗ hai Phó Chủ tịch không thể đều là “quân nhà Tập”, “hạt nhân” cũng không phải tập trung vào một người, mà vẫn là mang “tính tập thể lãnh đạo, quyết sách.” Tức là một kịch bản vô hiệu hóa tập quyền của “quân nhà Tập”, đối chọi lại việc Tập xóa chế độ Thường vụ Cục chính trị, thể hiện sự thỏa hiệp giữa hai thế lực Tập Vương với Giang Tăng, nếu kịch bản này là sự thật.

Từng bước cải cách thể chế chính trị, tiến tới xóa dần đảng cộng sản, thực hiện thể chế 4 viện (gần giống thể chế 5 viện của Tôn Trung Sơn).

Ngày 07/11/2016, Văn phòng TW đảng CSTQ công bố Thông báo ngắn (khoảng 400 chữ) về việc thí điểm thành lập Ủy ban Giám sát ở thành phố Bắc Kinh, 2 tỉnh Sơn Tây và Triết Giang, còn nhấn mạnh việc cải cách thể chế giám sát quốc gia lần này có quan hệ hết sức quan trọng đến toàn bộ cải cách chính trị. Các nhà theo dõi tình hình chính trị Trung Quốc hết sức quan tâm sự kiện này và có những phân tích từ nhiều góc độ khác nhau về đường hướng cải cách thể chế chính trị Trung Quốc của Tập Cận Bình.

Tập Cận Bình được xác lập là “hạt nhân” lãnh đạo chưa được một tháng, mà đã đi được bước đột phá đầu tiên về cải cách thể chế chính trị này và một loạt quyết định cải cách các mặt khác như cải cách hệ thống Y tế, hệ thống Giáo dục, hệ thống bộ Quốc an, v.v… Đúng là một sự kiện lớn, đưa ra tín hiệu có ý nghĩa lớn đối với tiến trình cải cách thể chế chính trị Trung Quốc.

Thời gian qua, Ủy ban Kỷ luật TW là đội quân chủ lực chống tham nhũng của Tập Cận Bình, nhưng đó chỉ là cơ cấu đảng vụ, không có đủ quyền thi hành pháp luật, vì không phải là cơ cấu Tư pháp quốc gia. Còn cơ cấu chống tham nhũng nằm trong Viện Kiểm sát, cấp bậc quá thấp không có mấy tác dụng. Từ góc độ quan điểm “y pháp trị quốc” của Tập Cận Bình để xét, Ủy ban Kỷ luật TW chỉ là “gia pháp”, “bang qui” của nội bộ đảng CSTQ, không thể dùng để chống tham nhũng trong toàn xã hội, vì danh chưa chính, ngôn chưa thuận. Thế lực Tập Cận Bình vẫn nghĩ cách nâng chống tham nhũng lên tầng diện chế độ, cần đột phá thể chế hiện có của Trung Cộng, thành lập một hệ thống giám sát quốc gia, vượt ra ngoài cơ cấu trong đảng Trung Cộng, độc lập với hành chính, lập pháp, tư pháp. “Thời báo học tập” của trường đảng TW số tháng 7/2016 lần đầu đưa ra cần ban hành “Luật Giám sát quốc gia”, thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia. Hội nghị TW6 cũng đề ra rõ ràng “cần dùng Nhân đại, Chính phủ, cơ quan Giám sát và cơ quan Tư pháp tiến hành giám sát theo luật định đối với cơ quan nhà nước và nhân viên công chức”. Vì thế thành lập Ủy ban Giám sát là đòi hỏi của chống tham nhũng và đánh Giang, về thực chất là cơ cấu chống tham nhũng, coi là đã thành lập cơ cấu Giám sát nhà nước chính thức, sẽ hợp pháp hóa động tác giám sát và chống tham nhũng trong thời gian tới.

Ý nghĩa thực sự không chỉ có thế, có thể do tình hình hiện nay không thể nói rõ. Đây là lần cải cách chế độ chính trị trọng đại, phát sinh vào lúc thanh toán Giang Trạch Dân và thanh toán Trung Cộng, có ý nghĩa to lớn đối với chuyển đổi thể chế chính trị trong tương lai. Thứ nhất, lần này thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia là cuộc thử đột phá và thoát ra khỏi thể chế hiện hành của Trung Cộng. Phạm vi quyền lực của Ủy ban Giám sát rộng lớn hơn nhiều của Ủy ban Kỷ luật TW, và nó không nằm trong 3 quyền của Trung Cộng (cơ quan Giám sát không tồn tại trong Hiến pháp Trung Cộng). Phải chăng Tập Cận Bình có ý loại bỏ thể chế Trung Cộng ? Phải chăng Tập cũng đã tham khảo chế độ Ngự sứ hoặc chế độ Đô sát cổ đại Trung Quốc và chế độ Viện Giám sát của Trung hoa dân quốc, là sự nối dài sợi dây văn hóa truyền thống Trung hoa. Trong đó nguyên tắc phân quyền đối trọng là đồng xu thế với nguyên tắc của chế độ dân chủ phương tây.

Thứ hai, đây là Tập nhờ chống tham nhũng mà có được ý dân và địa vị quyền lực hạt nhân để đưa đại quyền giám sát quan trọng nhất hiện nay từ trong hệ thống đảng vụ Trung Cộng sang hệ thống chính phủ nhà nước, cũng là thoát khỏi đảng quyền, quá độ sang quyền lực nhà nước. Lựa chọn thời cơ quá độ này là quá đẹp. Một là, có thể lợi dụng lợi thế và nhu cầu của chống tham nhũng, để trao quyền lực có tính thực chất thực sự cho  Ủỷ ban Giám sát, cơ cấu nhà nước này. Hai là, ngay lập tức có thể dùng vào đánh Giang, bắt Giang, xét xử Giang. Ba là, khi thành lập Ủy ban Giám sát, khi một lần biến cách chế độ thành công, là đặt nền tảng cho biến cách lần sau như biến cách chế độ Tổng thống. Bốn là, khi Ủy ban Giám sát, cơ cấu nhà nước có thể thực sự hành sử quyền lực, công năng tổ chức đảng suy yếu thêm một bước, phế bỏ tổ chức đảng sẽ là điều sẽ tự nhiên đến. Từ ý nghĩa nào đó mà nói, đây là hình thức quá độ từ thể chế Trung Cộng siêu thoát khỏi thể chế đảng Cộng Sản. Có thể đây là bước lót đường quan trọng cho Tập sẽ xóa bỏ Trung Cộng ?

Thứ ba, đây cũng là dạo đầu của phế bỏ hệ thống Chính pháp. Ban Chính pháp là hệ thống trong đảng của đảng chỉ huy Tư pháp, trấn áp dân chúng, một thời bị phái Giang phát triển thành Trung tâm quyền lực thứ II. Sau khi Tập nắm quyền, bước thứ nhất trước tiên là hạ thấp vai trò, bước thứ hai là phế bỏ. Nếu có thể thành công, sẽ đưa quyền lực Ủy ban kỷ luật TW để trị lý quan chức trong đảng chuyển nhập vào Ủy ban Giám sát, sẽ là tạo nên hình mẫu phế bỏ Ban Chính pháp lâu nay đứng trên đầu Công an, Tòa án, Viện Kiểm sát. Phế bỏ Ban Chính pháp là việc thuận lý hợp lẽ.

Ủy ban Giám sát được thành lập, chức năng không thay đổi, nhưng tính chất đã thay đổi. Chống tham nhũng không còn là việc trong đảng, mà trở thành cơ cấu quốc gia bình thường đang hành sử quyền lực.

Hơn nữa, tăng thêm quyền lực cho Giám sát (có quyền hạn về giám sát, điều tra và xử lý), là dấu hiệu càng rõ hơn là Vương Kỳ Sơn sẽ lưu nhiệm, thậm chí là người phụ trách Ủy ban Giám sát quốc gia (Hiện nay Vương Kỳ Sơn lấy tư cách là Tổ trưởng Tiểu tổ lãnh đạo Ủy ban Giám sát trực tiếp chỉ đạo thí điểm việc thành lập Ủy ban Giám sát ở Bắc Kinh, Sơn Tây và Triết Giang). Như vậy thể hiện Trung Cộng rất coi trọng hệ thống Giám sát, tựa như Đài Loan đã và đang thực hiện thể chế 5 Viện phân lập từ thời Tôn Trung Sơn đề ra cho đến nay (Viện Lập pháp, Viện Hành chính, Viện Tư pháp, Viện Giám sát, Viện Khảo thí.)

Các nhà phân tích cho rằng Tập Cận Bình không chấp nhận tam quyền phân lập của phương tây, tham khảo từ thể chế 5 Viện của Quốc phụ Tôn Trung Sơn, đưa ra khung cơ cấu chính trị 4 Viện = Nhân đại (Viện Lập pháp), Chính phủ (Quốc vụ viện), Cơ quan Giám sát (Viện Giám sát), cơ quan Tư pháp (Viện Tư pháp).

Trong quyết định thí điểm thành lập Ủy ban Giám sát ở 3 địa phương, nêu rõ mục đích là “chỉnh hợp nguồn lực chống tham nhũng, làm phong phú thủ đoạn chống tham nhũng”. Tức là chỉnh hợp các lực lượng chống tham nhũng hiện có của Ủy ban kỷ luật trong đảng, Giám sát chính phủ, Viện Kiểm sát, Tòa án, thành lập Ủy ban Giám sát độc lập, hình thành cơ cấu quốc gia thứ 4 ngoài 1 Phủ 2 Viện ra (Chính phủ, Kiểm sát viện, Pháp viện (Tòa án tối cao)).

Có phân tích cho rằng, thành lập Ủy ban Giám sát tuy là nhằm vào chống tham nhũng, nhưng thiết kế thể chế chính trị 4 Viện rõ ràng là từ thể chế 5 Viện của Tôn Trung Sơn mà sản sinh ra. Nhưng cũng có ý kiến, đối với thể chế chính trị Trung Cộng nên gọi là “1 Đảng 4 Viện” là sát hợp hơn.

 (Lý do Tôn Trung Sơn đưa ra thể chế 5 Viện là thế này : Tôn Trung Sơn cho rằng, quyền lập pháp, quyền hành chính và quyền tư pháp của cổ đại Trung Quốc không tách riêng gây ra nhiều khuyết tật, còn tam quyền phân lập của phương tây cũng không thật hoàn toàn, vì thế lấy cái hay của tam quyền phân lập của các nước phương tây dung nhập với ưu điểm của quyền khảo thí và quyền giám sát độc lập của cổ đại Trung Quốc mà sáng tạo ra khái niệm 5 quyền phân lập làm hạt nhân của Hiến pháp 5 quyền. Mục đích chủ yếu trong đó là tách quyền hành chính với quyền khảo thí là để tránh dùng người vì tư riêng hoặc tách quyền lập pháp với quyền giám sát là để tránh tạo ra vấn đề chuyên quyền của Quốc hội. Lý luận của quyền khảo thí độc lập là đến từ chế độ khoa cử cổ đại Trung Quốc. Lý luận của quyền Giám sát độc lập là đến từ chế độ ngự sứ cổ đại Trung Quốc và của Giáo sư James Hervey Hyslop Đại học Colombia Mỹ quốc chủ trương 4 quyền phân lập (quyền hành chính, quyền lập pháp, quyền tư pháp và quyền hạch tội độc lập với nhau). Từ đó qui nạp thành Hiến pháp 5 quyền do Tôn Trung Sơn sáng tạo nên, mục đích là bổ sung khiếm khuyết của tam quyền phân lập.)

Đây là đột phá đầu tiên vê cải cách chính trị của Tập, không tách rời những tư tưởng về cải cách và những cải cách cụ thể từ khi Tập lên nắm quyền đến nay.

Tư tưởng quan trọng nhất về cải cách thể chế chính trị của Tập là “y pháp trị quốc” (dựa vào luật pháp để trị nước). Nhưng không chỉ ở Trung Quốc mà ở tất cả các nước Cộng sản trên thế giới, có nước nào thực sự thực hiện “y pháp trị quốc” ? mà đều là độc tài chuyên chế, như Mao Trạch Đông nói, “vô pháp vô thiên” (chẳng có luật pháp, trời đất nào cả. Luật ở ta, trời cũng ở ta), đây là đặc điểm chung của các nước Cộng sản. Còn đến Đặng Tiểu Bình với “thuyết mèo đen mèo trắng”, “để một bộ phận giàu trước”… Theo luật pháp mà nói, anh dựa vào điều luật nào mà để bộ phận giàu trước ? vậy những người khác là loại công dân hạng II ? không để cho người ta giàu lên, có phải là vi phạm pháp luật không ? mèo đen mèo trắng cũng vậy, về luật pháp tình lý là khó dung hợp. Tập Cận Bình đưa ra “y pháp trị quốc”, trên thực tế là không thể tồn tại, không thể thực hiện được dưới thể chế đảng Cộng sản thống trị. Nhưng khi Tập vừa lên nắm quyền lại đề ra, là vì lịch sử có điều giống nhau cũng có điều khác nhau. Như Đặng Tiểu Bình đề ra tăng cường xây dựng pháp trị, và cũng đưa ra nhiều điều luật, nhưng trên thực tế chỉ là Đặng để làm màu mè trên giấy tờ, tôi trị quốc theo luật pháp đây, sau đó lừa một số nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Trung Quốc, để nói là tiến hành cái gọi là cải cách thể chế kinh tế của Đặng. Vì không có luật pháp bảo đảm, nước ngoài không dại gì bỏ vốn đầu tư vào, cho nên thời Đặng đưa ra rất nhiều luật, nhưng thực chất vẫn là “luật rừng”. Đến thời Giang Trạch Dân, khỏi phải nói tới “y pháp trị quốc”, thực tế việc bức hại học viên luyện pháp luân công và cắt tạng sống của họ, đủ nói lên điều gì rồi. Còn nay Tập đề ra “y pháp trị quốc”, là Tập tự đặt ra cho mình một mục tiêu, một bài toán, một cuộc chiến sống mái, có tính lịch sử để với quyết tâm từng bước thực hiện, thực hiện đến cùng với nhiều bước đi, với những tầng diện cụ thể khác nhau, như khi vừa lên là xóa bỏ chế độ lao động cải tạo, đưa ra chế độ hỏi trách nhiệm suốt đời, hoặc đã nhiều lần phát biểu “cần nhốt quyền lực vào lồng chế độ, vào lồng tư pháp, vào lồng giám sát”, vửa rồi đưa ra “Chuẩn tắc …” “Điều lệ …” được Hội nghị TW6 thông qua, và nay đang triển khai thiết lập Ủy ban Giám sát quốc gia, hoặc trong “Chuẩn tắc” TW6 thông qua có ghi “tổ chức và cán bộ lãnh đạo các cấp của đảng cần phải hoạt động trong phạm vi Hiến pháp luật pháp, …quyết không được lấy lời nói thay luật pháp, lấy quyền ép luật pháp, vì riêng tư bất chấp luật pháp, quyết không được vi phạm qui định can thiệp tư pháp”, như Chu Cường, Chánh án Tòa án tối cao khi giải thích nguyên tắc trên, nhấn mạnh “quyết không thể lấy cấp ủy đảng để quyết định sửa đổi, thay thế phán xét của tư pháp, càng không thể bao biện, thay thế cơ quan tư pháp xử lý những vụ án cụ thể”, chưa kể vừa qua đã xóa bỏ không ít nguyên tắc thông lệ nhưng trái với luật pháp. Hoặc trong 4 năm nắm quyền Tập đã thay24 Giám đốc Công an 24 tỉnh.

Một tư tưởng liên quan đến đường hướng cải cách thể chế chính trị Trung Quốc cũng hết sức quan trọng mà Tập đã đề cập nhiều lần ở nhiều nơi, đó là “từ kho báu  văn hóa Trung hoa để hấp thu tinh hoa, hấp thu năng lượng”, ngay từ đầu trong tim không được quên “thực hiện phục hưng dân tộc Trung hoa vĩ đại.”

Tập nêu, thực hiện phục hưng dân tộc Trung hoa, cần phát triển mạnh văn minh vật chất, cũng cần phát triển mạnh văn minh tinh thần. Quá trình phát triển của dân tộc Trung hoa không tách rời trụ đỡ vững chắc của văn hóa Trung hoa. Quan niệm, trí tuệ, khí chất, thần thái độc nhất vô nhị của văn hóa Trung hoa đã tăng thêm lòng tự tin tự hào trong sâu thẳm nội tâm nhân dân Trung Quốc và dân tộc Trung hoa. Tập nhấn mạnh, văn hóa là linh hồn của một dân tộc, một quốc gia. Lịch sử và hiện thực đều chứng minh một dân tộc vứt bỏ hoặc phản bội lại văn hóa lịch sử của mình, không chỉ không thể phát triển lên được, mà còn rất có thể không ngừng diễn ra những bi kịch lịch sử thê thảm như Trung Quốc đã từng nhiều lần xẩy ra.

Như vậy, thấy rõ Tập hết sức ca ngợi và cần phát huy mạnh mẽ văn hóa truyền thống Trung hoa mới thực hiện được phục hưng dân tộc Trung hoa vĩ đại. Mà văn hóa Trung hoa là những gì ? Đó là Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín của Nho gia; Tích Đức hành Thiện của Phật gia; Thanh tịnh vô vi, chăm chút Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa của Đạo gia. Còn hạt nhân của văn hóa đảng Cộng sản là triết học đấu tranh, tôn thờ cái giả cái ác, chăm chút chính quyền đẻ ra từ họng súng, tính đảng cao hơn tính người. Hai loại văn hóa này như nước với lửa không thể dung hợp với nhau. Tập đề cao, nhấn mạnh văn hóa truyền thống dân tộc Trung hoa, phải chăng gián tiếp nói lên rằng, phải loại bỏ văn hóa ngoại lai từ phương tây đến – văn hóa chủ nghĩa Mác Lênin với phương pháp mềm là “Trung Quốc hóa chủ nghĩa Mác-Lênin”. Diệp Quan Tinh, một nhà phân tích nói, Tập một chân đang bước trên con đường mới.

Từ khi đảng CSTQ lên nắm quyền, từ thời Mao đến Đặng, Giang, Hồ, đều chỉ nói đến “văn hóa đảng”, đến “văn hóa chủ nghĩa Mác -Lê”, coi như xem nhẹ, thậm chí phê phán, loại bỏ văn hóa truyền thống Trung hoa ra khỏi phạm vi tuyên truyền giáo dục văn hóa tư tưởng dân chúng, thì nay Tập Cận Bình lại rất coi trọng, đề cao việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc Trung hoa trong xây dựng văn minh tinh thần.

Với tư tưởng này, không chỉ định hướng cho con đường cải cách thể chế chính trị mà còn khơi dậy được, nắm lấy được niềm tin, sức mạnh tinh thần của dân chúng, tạo động lực mạnh mẽ cho thực hiện cải cách thể chế chính trị.

Thời gian qua, xét trên tổng thể tình hình những vấn đề cơ bản về chính trị, kinh tế, xã hội, đối nội, đối ngoại của Trung Cộng, các nhà nghiên cứu vấn đề Trung Quốc ở Trung Quốc cũng như nước ngoài đều có nhận định chung là sớm muộn gì Trung Cộng cũng sẽ thay đổi thể chế chính trị, và kiến nghị các mô thức chuyển đổi khác nhau.

La Vũ, con trai lão tướng La Thụy Khanh nhiều lần kiến nghị Tập nên đi theo mô thức Tưởng Kinh Quốc là tuyên bố mở cửa cấm tự do báo chí, tự do ngôn luận, cấm tự do lập đảng, tư pháp độc lập, quan do dân bầu, quốc gia hóa quân đội. (Nhưng La Vũ không thấy Trung Cộng khác Quốc Dân đảng ở chỗ ý thức hệ Cộng sản không dễ vứt bỏ, nên không thể nhẹ nhàng thực hiện như Tưởng Kinh Quốc được.)

Du Khả Bình, nguyên là mưu sĩ (Thanker) của Hồ Cẩm Đào lại kiến nghị “3 con đường dân chủ tiệm tiến” 1) Chọn quan chức phải có càng nhiều cạnh tranh để thực hiện chọn ưu; 2) Từ dân chủ trong đảng tiến đến dân chủ xã hội; 3) dân chủ từ cơ sở thúc đẩy lên dân chủ tầng cao (Liệu có khả thi không, khi còn đảng CSTQ, chưa dân chủ ở tầng cao làm sao dân chủ ở cơ sở được ?)

Ngô Tộ Lai, một học giả Trung Quốc du lịch Mỹ, ngày 30/8/2016, khi trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa ra kiến nghị với Tập Cận Bình là nên thực hiện “quá độ hợp pháp” : Tập nên xem xét sau khi giữ chức Tổng Bí thư một, hai nhiệm kỳ, chuyển sang làm Ủy viên trưởng Nhân đại toàn quốc, đồng thời đưa quân quyền sang Nhân đại luôn. Từ đó để quân đội và nhà nước đều “thuộc Nhân đại toàn quốc”. Đây là một phương thức đặc biệt, hợp pháp và khả thi của giải quyết quá độ bình ổn chính trị Trung Quốc, là để về danh nghĩa Nhân đại toàn quốc phế bỏ đảng CS.

Hoặc trong thời gian trước sau Hội nghị TW6, báo chí nhà nước công khai bàn luận dân chủ đa đảng và chế độ mỗi người một phiếu bầu, đưa ra tín hiệu biến cách chính trị, tạo thế cho chế độ Tổng thống. Ngày 04/11/2016, mạng “Diễn đàn nhân dân” và mạng “Trung hoa” trực thuộc báo Nhân dân của đảng CSTQ chuyển tải bài viết của cơ quan Trường đảng Ninh Ba, cho rằng Trung Quốc hiện nay đang gặp một loạt vấn đề quan trọng, nhiều mâu thuẩn xã hội dễ nổ ra, đòi hỏi đi sâu cải cách về kinh tế và xã hội, nhưng cái gốc là cải cách chính trị, phát triển hơn nữa dân chủ chính trị. Cũng trong dịp này, giáo sư Uông Ngọc Khải thuộc Học viện Hành chính quốc gia, Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu cải cách thể chế hành chính Trung Quốc, trong bài diễn giảng công khai tại Thẩm Quyến cho rằng cần có biến cách có tính thực chất, tính đột phá ở tầng diện thể chế chính trị, nếu không làm được, rất có thể Trung Quốc càng thêm nguy cơ.

Báo chí Hồng Kông qua theo dõi phân tích quá trình chống tham nhũng của Tập Cận Bình đưa ra kết quả của 3 chiều hướng sắp tới :

Nếu chống tham nhũng vẫn chỉ rầm rộ trống chiêng ở cửa miệng, thực tế vẫn giẫm chân tại chỗ, hậu quả dễ bị đối thủ lật lại thế cờ; nếu vẫn tiếp tục chống mạnh tham nhũng trong nội bộ thể chế, gây sức ép cao độ đối với quan tham, từng đợt bắt bớ quan tham, nhưng không khởi động cải cách chính trị, không đưa lực bên ngoài vào chống tham nhũng mà nhân dân là đại diện. Cứ tiếp tục thế này, thì chỉ dừng lại ở giai đoạn “trị ngọn” không cách gì chuyển sang con đường mới “trị gốc”. Vì “cái ác của nhân tính” cùng với “cái tội của chế độ” cùng nâng đỡ thế lực tham nhũng và cứ thế lớp trước ngã lớp sau nối tiếp, mãi vẫn trong trạng thái “tro tàn không dập hết, gió nhẹ thổi về lại bùng lên”. Khi đó thế lực tham nhũng lại có cơ hội mạnh lên và phản công, đảo lại thế cờ là khó tránh khỏi; Nếu chống tham nhũng với tốc chiến tốc quyết, bắt ngay “lão lão hổ”. Như thế mới đạt mục tiêu “thắng lợi có tính áp đảo”, mới có thể bắt đầu “hành trình trị gốc có tính thể chế”. Thời gian kéo dài, biến số sẽ lớn, thậm chí sẽ bị lật ngược thế cờ, khó cữu vãn.

Do vậy, các nhà phân tích này kiến nghị đương cục Tập nếu muốn thực sự thực hiện chuyển đổi hòa bình từ chính thể cực quyền sang văn minh chính trị dân chủ hiện đại, cần sau khi chống tham nhũng có nền tảng tương đối vững chắc, “bắt Giang” để dọn vật cản đường; sau đó mới “tính sổ”, khơi dậy phong trào sửa lại các án giả án sai, án oan, qui tụ lòng dân, lực dân; cuối cùng tiến hành cải cách chính trị, mở ra con đường cải cách pháp trị hiến chính dân chủ. Chỉ có như vậy mới có thể từ gốc tiêu trừ mảnh đất sản sinh, nuôi dưỡng, phát triển tham nhũng, người chống tham nhũng mới có thể được bảo vệ an toàn bản thân từ chế độ.

Như vậy có rất nhiều kiến nghị về phương thức, hình thức, mô thức tiến hành cải cách chính trị, chuyển đổi thể chế chính trị Trung Quốc sắp tới. Vậy Tập Cận Bình sẽ đi bằng cách nào ? mô thức nào ?

Phải chăng, cách đi, mô thức của Tập là“chuyển đổi hòa bình” bằng cách “lấy độc trị độc” để tiến hành cải cách chính trị Trung Quốc với nhiều hình thức, bước đi linh hoạt thể hiện xuyên suốt trong quá trình vừa qua và tiếp tục sau này.

Từ bài học chuyển đổi hòa bình của Liên Xô trước đây, Đặng Tiểu Bình để đề phòng hòa bình chuyển đổi chế độ, đã đề ra chế độ “lãnh đạo tập thể” để hạn chế quyền lực Tổng Bí thư. Tập Cận Bình muốn chuyển đổi hòa bình, cần thay đổi phương thức chuyển chế độ, khác với phương thức hòa bình chuyển chế độ của Liên Xô trước đây, Tập Cận Bình đã bằng một kiểu tư duy khác thường để tiến hành. Tức là không làm như Gooc-ba –chôp là giải thể đảng CS ngay, mà vẫn giương cao xây dựng đảng CSTQ, giương cao chủ nghĩa Mác-Lê, giương cao ngọn cờ Mao, Đặng, v.v… Vậy Tư duy khác thường của Tập ở đây là thế nào ? nên hiểu thế nào ? Tập là người hiểu rất rõ thực chất của chủ nghĩa Mác –Lê là thế nào, hiểu rất rõ bản chất của đảng CS, của Mao, Đặng là thế nào, không phải ở câu chữ trong những trang sách, mà bằng những trải nghiệm cả thể xác lẫn tinh thần, tư tưởng, tâm lý của bản thân, của cả gia đình trong những năm tháng bị đày đọa với tội danh “phản cách mạng” của cách mạng văn hóa, cho nên Tập không phải là người “ngu trung” (trung thành ngu xuẩn) đối với các thứ kể trên. Sở dĩ Tập giương cao các thứ đó là cách “mượn tiếng chuông để đánh đuổi ma quỉ”, lấy ngọn cờ Mao Đặng làm công cụ sử dụng. Mao chống “đi con đường tư bản”, có thể dùng cái đó của Mao để đánh tập đoàn lợi ích có ngay, tập đoàn quyền quí; hoặc trong thời kỳ kháng Nhật, Mao rất ca ngợi dân chủ kiểu Mỹ, có thể lấy đó là lý lẽ “chuyển đổi hòa bình”. Nhất là hiện nay, nội tình đảng CSTQ quá thối nát, vô phương cứu chữa, nhưng đánh đổ bằng cách nào ? Thế lực Tập không thể cải tạo lại được, càng không thể đánh đổ được, chỉ có các thế lực trong đảng CSTQ mới đánh đổ được đảng CSTQ mà thôi. Tập chỉ là người đưa ra những cây gậy của đảng CSTQ để đảng CSTQ đánh vào đảng CSTQ, tức là “phải nghiêm minh trị đảng” bằng các loại “lồng chế độ, chuẩn tắc, điều lệ, v.v…” để nhốt quyền lực vào đó,  tức là “lấy độc trị độc”.

(Tư duy khác thường của Tập từ đâu đến ? ngoài tự trải nghiệm thực tế dạy cho, còn có cách dạy khác thường của người cha Tập Trọng Huân cũng là loại khác thường trong đảng CSTQ, Tháng 7/1976, Tập Trọng Huân đang “rèn luyện” ở một công xưởng thuộc tỉnh Hà Nam, gọi gấp Tập Cận Bình đến, hai cha con nói chuyện kín với nhau cả buổi chiều, nội dung nói gì không ai biết, nhưng đoán là Tập Trọng Huân nghe tin Mao sắp qua đời, thiên hạ sẽ đại biến, cơ hội đổi đời của cha con sắp đến, chắc cha con trao đổi kế hoạch về sau, nhất là thiết kế con đường tương lai cho Tập Cận Bình. Tập Trọng Huân trước khi lâm chung di chúc lại cho Cận Bình “thấp giọng, thấp giong, thấp giọng” là mưu trí cao nhất. Về sau, khi lên nắm quyền, Tập Cận Bình đều làm theo di chúc của Cha, cho nên cả Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào cho Tập là người chỉ biết cặm cụi làm việc, không theo phái nào, là loại “hâm”,“vô năng vô dụng”. Tranh cái không tranh mới là cái không ai có thể tranh, là mưu kế cao nhất, chỉ có người Cha như thế mới có mưu trí như thế. Cái gọi là đại trí như ngu vậy. Đây là mưu lược thành công thứ nhất, vững bước 5 năm từ 2007-2012. Trong thời gian này, Giang Hồ đấu nhau, Tập giữ lập trường trung lập, không thèm để ý, để thể hiện rõ cái “vô năng vô dụng” của mình, giữ vững vị trí “thái tử”, “người đi sau”, đây là kế thứ hai. Tháng 9/2012, trước Đại hội 18, đột nhiên Tập đưa ra “từ chức”, không vừa lòng đối với “thái thượng hoàng, lão thường vụ”can thiệp triều chính, làm cho Giang, Hồ hốt hoảng, không mấy thời gian sau lại chọn “người đi sau”, buộc các lão thường vụ liên tiếp lộ diện tỏ thái độ giữ “người đi sau” ở lại. Tiếp đó, Tập gửi thư cho Tổng Bí thư, thường vụ đương chức và lão thường vụ bày tỏ lập trường của mình là chống tham nhũng và cải cách. Tất cả các vị đều đồng ý. Đây là chiêu nước cờ hiểm, nhưng đã thành công, giành được vị trí cầm quyền cao nhất tại Đại hội 18. Đây là kế thứ ba. Tri thức mưu lược của Tập có được, một là nhờ sự giáo dục khác thường của người cha khác thường; hai là Tập tự học trong thực tiễn, nhất là trong thời kỳ Thanh niên tri thức, thời kỳ là kẻ “phản cách mạng” đi lao động cải tạo.)

Nói đánh đổ đảng CS ở đây là đánh đổ đảng CS kiểu tham nhũng, tàn bạo, thối nát do Giang Trạch dân dựng lên, nay không còn đủ phẩm cách, năng lực, uy tín, vai trò làm đảng cầm quyền được nữa, mà phải có một đảng Cộng sản cầm quyền khác, một đảng Cộng sản cầm quyền kiểu Tập Cận Bình lãnh đạo nhân dân Trung Quốc xây dựng Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc, với phương thức cầm quyền có thể là một trong các kịch bản kể trên, nhất là kịch bản về tổ chức đảng là chế độ Chủ tịch đảng, về tổ chức nhà nước là chế độ Tổng thống và 4 quyền phân lập. Còn đảng cầm quyền kiểu Tập Cận Bình này, có thể vẫn còn gọi là đảng Cộng sản hoặc có thể sẽ đổi tên gì khác. Điều này, một số cán bộ lãnh đạo cao cấp trước đây cũng đã từng có ý kiến đề nghị đổi tên đảng. Về lý luận của đảng thì vẫn là lý luận chủ nghĩa Mác, Lênin, Mao, Đặng, Giang, Hồ và Tập như thông báo Hội nghị TW6 vừa qua đã khẳng định. Chỉ có điều là không hoàn toàn máy móc sử dụng mà theo nhu cầu của sự phát triển để vận dụng những điều phù hợp.

Chính vì vậy mà Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh để thực hiện phục hưng sự vĩ đại của dân tộc Trung Hoa cần phải kiên định tự tin con đường, tự tin lý luận, tự tin chế độ, tự tin văn hóa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc (phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc Liên Hiệp hội Văn học nghệ thuật Trung Quốc đầu tháng 12/2016).

Đây là vấn đề lớn, phức tạp, đang trong quá trình diễn biến, cần tiếp tục theo dõi cho đến Đại Hội 19 mới thực sự rõ được chiều hướng phát triển của chính trường Trung Quốc, cũng như đường đi nước bước thực sự của Tập trong những năm tới./.

(Tổng hợp từ các trang mạng chính thống và phi chính thống ở Trung Quốc, xin cung cấp tham khảo.)

        

                                                                                     

 

     

     

 

 

 

                                        

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441684

Hôm nay

284

Hôm qua

2317

Tuần này

21588

Tháng này

216858

Tháng qua

112676

Tất cả

114441684