Nhìn ra thế giới

Về tổng thống Kyrgyzstan Akaev dâng đất cho nước ngoài

Năm 2016, khi tổng thống Kyrgyzstan Akaev đang lưu vong tại Nga được 11 năm, muốn quay về nước chịu tang một người thân, công luận Kyrgyzstan đã dậy sóng. Dưới đây[1] là một kiểu “hịch kể tội” bằng hồ sơ, đưa đến nhiều lời bình nghiêm khắc của người dùng mạng Internet của nước này không muốn tha thứ cho Askara Akaev về những vụ việc trong 15 năm cầm quyền của ông ta, không muốn thấy ông ta trên đất Kyrgyzstan. Với họ tên đều bắt đầu bẳng chữ A, trở thành tổng thống Kyrgyzstan đầu tiên, nhưng này cái tên ông Akaev gợi lên trong lòng người dân hình ảnh kẻ bị nhân dân ruồng bỏ, chịu hình phạt phát vãng, tự lưu đày trong nhục nhã,

Thảm sát Ak – Suu

Hồ sơ: ngày 17/03/2002 tại làng Aksy vùng Jalal – Abad, Kyrgyzstan, đã xảy ra vụ bắn vào đoàn biểu tình gồm những người địa phương. Người dân đã chống lại việc giao một phần lãnh thổ của Kyrgyzstan (90 nghìnhecta), cũng như việc chính quyền bắt giam một dân biểu của họ. Hậu quả là đã có 6 người dân bị bắn chết, 90 ngườikhác bị thương.

Sau sự kiện này, thủ tướng và toàn bộ nội các Kyrgyzstan thời đó đã từ chức. Đây là một trong những đốm lửa đầu tiên dẫn đến “cuộc cách mạng hoa Tuy líp” Kyrgyzstan năm 2005. 

Gia đình trị

Hồ sơ: Tháng tư 2006 Viện công tố Kyrgystan đã truy tố Askar Akaev, họ hàng và thân hữu của ông về hình sự, tổng số tội danh lên tới 106… Trong đó có tội ký các hợp đồng có lợi cho nước ngoài và có hại cho lợi ích quốc gia Kyrgyzstan.

Quỹ“Meerim” dovợôngAkaevlãnhđạođã bịkhởitốtớihơn30 vụviệc. Tổng só tài sản mà Akaev ra lệnh mang trái phép ra khỏi Kyrgystan và đưa vào Thụy Sĩ lên tới 1635 kg vàng và nhiều triệu USD, theo các nguồn chính thức.

Hồ sơ:Theo thông tin của Viện công tố nhà nước, tổng số tiền hối lộ cho gia đình tổng thống Akaev gần bằng 20% GDP của đất nước.

Trên truyền thông Kyrgystan từng xuất hiện thông tin, rằng trong thời kỳ ông Akaev nắm quyền, hầu như tất cả các chức vụ trong chính quyền đều được đem mua bán, và bà Mairam Akaeva, phu nhân của tổng thống, và Aidar, con trai tổng thống, đều đa đóng vai trò then chốt trong “thị trường phẩm hàm”. Truyền thông cũng cho biết con rể của tồng thống Akaev, một thương gia người nước khác, đã kiểm soát các lĩnh vực kinh tế có thu nhập cao của Kyrgystan. Akaev bị cáo buộc đã lợi dụng lòng tin của người dân, còn quá chất phác sau khi Liên Xô sụp, gieo rắc những mầm mống của một cuộc tư hữu hóa tài sản quốc gia chỉ phục vụ lợi ích một nhóm người. Tháng 2/2005, phe đối

lập cáo buộc tồng thống đứng đằng sau vụ gian lận trong bầu cử, với ý đồ đưa hai con trai của ông ta vào nghị viện, để bảo vệ quyền lợi gia đình Akaev về lâu vềd ài.

Tham nhũng, phá tán tài sản quốc gia, bè cánh…

Trong thời gian ông Akaev trị vì, đã xảy ra “chiến tranh phe nhóm giữa các băng “người phía bắc” và “người phía nam (còn gọi là thị tộc Oshki/ ошскийклан).

Hồ sơ: “Sau tiến trình kết quả trưng cầu dân ý các năm 1994, 1996, 1998 và 2003, và các chỉnh sửa trong Hiến pháp Cộng hòa Kyrgyzstan, lập trường của tổng thống càng lộ rõ. Chiến lược nhân sự đã bị biến dạng. Vấn đề quản trị điều hành bị sạt lở trên diện rộng do thực tiễn buôn quan bán chức trong hệ thống viên chức nhà nước…”

Chế độ của ông người dùng Mạng Kyrgystan bị xem là chỉ cần đến những kẻ cắp, không cần những người cần lao, trong sạch.

Dâng đất cho ngoại bang

Hồ sơ: sau khi Askar Akaev bỏ chạy khỏi đất nước, ông ta đã bị Viện công tố Kyrgystan buộc tội “hủy hoại tài sản quốc gia”: ông đã chuyển giao một phần lãnh thổ Kyrgystan cho Trung Quốc và Kazakhstan, và ông đã “tiếm quyền lực quốc gia thông qua việc tiến hành các trưng cầu dân ý giả hiệu”. Ông cũng bị cáo buộc đã cho phép “sử dụng vũ khí nóng chống lại những người dân lành”. Sắc lệnh tước quyền được miễn trừcủa Akaev được ký tháng 8/2010 bởi bà Roza Otunbaev, người đứng đầu lâm thời của Kyrgystan sau cuộc chínhbiến lần thứ hai, thángTư 2010…

Theo thông tin củaHãng Azattyk, năm 2010, dân biểu Azimbek Beknazarov đã buộc tội Askar Akaev, cho rằngviên tổng thốngđã bỏ chạy này đã chuyển phần đất Uzengu– Kuush (Узeнгу – Kush) choTrung Quốc qua một hiệp ước bí mật. Trongmột phỏng vấn dành cho Azattyk, nữ luật gia Aliza Abdirasulova đã nhấn mạnh, cùng số phận với Uzengu– Kuush, các vùng đất tổng diện tích 27 ngàn hécta thuộcKhan– Tengri, Sary– Djaz và Torugart cũng bị mất về tay nước bên kia đường biên giới với Kyrgystan(tức là TrungQuốc).

“Nếu không xảy ra sự kiện Aksy (tàn sát người biểu tình), hẳn không ai biết rằng Uzengu – Kuush đã bị dân cho Trung Quốc, và sự việc này (mất phần đất Uzengu – Kuush) đã không hiện lên trong lịch sử. Cũng sẽ không xuất hiện thông tin trước đó đã có tới phần lãnh thổ tổng diện tích 27 triệu héc ta bị giao vào tay Trung Quốc. Cuộc đứng lên phản đối giao nộp Uzengu – Kuush của người dân Aksy đã dẫn đến cuộc chống đối của nhân dân chống lại việc chuyển giao Karkyry cho Kazakhstan, Nhân dân đã học được cách biểu lộ sự chống lại chuyển giao đất cho các nước khác”, Abdirasulova nói.

Tội hèn nhát

Hồ sơ: Sau cuộc chính biến 2005, Viện trường Viện kiểm sát Kyzgystan đã tuyên bố rằng Askar Akaev, ngoài những vụ việc khác, đã vi phạm lời tuyên thệ theo Hiến pháp trước nhân dân. “Việc ông ta bỏ (cương vị) chạy ngày 25/03/2005 đã gây nên những biến loạn tại thủ đô, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho một số người dân”.

Người đọc không thể không liên tưởng đến “Sa Hoàng đào tẩu” Ukraine Yanukovych, người để lại những hậu quả khủng khiếp cho một Ukraine hiện lâm vào vòng chinh chiến lầm than.

Thực vậy công dân mạng và tác giả bài viết này trên mạng Kyrzystan không đồng ý gọi ông ta là “cựu tổng thống”, mà gọi là “tổng thống đào nhiệm” (беглый президент), là kẻ phản quốc. Sau khi bỏ chạy, Askar Akaev đã nhận quốc tịch một nước khác thuộc Liên Xô cũ.

Người dùng mạng Internet của Kyrzystan cho hay hiện Akaev, bị buộc tội bức hại 5 triệu người dân nước ông ta, hiện đang sống ở khu Rublevka dành cho giới sang giầu ở Moscow, có hàng chục tài khoản trong ngân hàng ở Thụy Sĩ, sở hữu các lâu đài ở Tây Ban Nha, các biệt thự ở Italy.  Người dân cho rằng ông đã gieo rắc tham nhũng và chủ nghĩa bộ lạc (tribalism – ưu tiên bộ lạc của mình hơn so với toàn dân), để lại những di sản chính trị khốn khó cho đất nước, thể hiện ở các chính trị gia “còi cọc” sau nhiệm kỳ của ông, đẩy gần 1 triệu người dân đi định cư ở nước khác, và hơn nửa triệu người dân phải đi kiếm việc ở Nga và các xứ khác…

                                                                                                Lê Đỗ Huy (trích dịch)

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114435010

Hôm nay

2281

Hôm qua

2349

Tuần này

21660

Tháng này

212058

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114435010