Nhìn ra thế giới

Mặt tối của mô hình Bắc Âu

Bản đồ Chỉ số phát triển bền vững thế giới(nguồn: https://www.sustainabledevelopmentindex.org/)

Các quốc gia Bắc Âu có thể đứng đầu mọi bảng xếp hạng về phát triển con người, nhưng họ là một thảm họa đối với môi trường.

Người dân Bắc Âu có tất cả. Hệ thống y tế công cộng và giáo dục phổ cập là điều ghen tị của thế giới. Giờ làm việc hợp lý với nhiều kỳ nghỉ được trả lương. Họ có một số mức độ hạnh phúc cao nhất trên hành tinh và đứng đầu hầu như mọi thứ hạng phát triển của loài người.

Mô hình Bắc Âu là một sự tương phản rõ ràng và hấp dẫn với hệ tư tưởng mới, đã đánh bại phần còn lại của thế giới công nghiệp hóa với sự bất bình đẳng, bệnh tật và nghèo đói không cần thiết. Là một liều thuốc giải độc cho các khía cạnh phá hoại nhất của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do, các nền dân chủ xã hội bình đẳng của Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Iceland truyền cảm hứng cho các phong trào tiến bộ trên khắp thế giới.

Những quốc gia này xứng đáng vui mừng về tất cả những gì họ nhận được. Nhưng có một vấn đề. Họ là một thảm họa sinh thái.

Thoạt tiên bạn có thể không nhận thấy nó ngay lúc đầu. Không khí của họ trong lành. Công viên của họ không có rác. Việc thu gom chất thải được làm một cách vui vẻ. Phần lớn lãnh thổ được bao phủ với rừng. Và người Bắc Âu có thiên hướng bảo vệ môi trường.

Nhưng cứ liệu nói lên một câu chuyện khác. Các quốc gia Bắc Âu có một số mức sử dụng tài nguyên và lượng khí thải CO2 cao nhất trên thế giới, theo thuật ngữ dựa trên sự tiêu dùng, vượt quá giới hạn hành tinh an toàn.

Các nhà sinh thái học cho rằng mức độ sử dụng tài nguyên bền vững là khoảng 7 tấn vật chất với mỗi người một năm. Người Bắc Âu tiêu thụ trung bình hơn 32 tấn mỗi năm[2], tức làgấpbốn lần rưỡi so với mức bền vững, tương tự như người Mỹ. Điều này được thúc đẩy bởi việc tiêu thụ quá mức tất cả mọi thứ từ thịt đến xe hơi, đến nhựa.

Về khí thải, các quốc gia Bắc Âu thể hiện kém hơn so với phần còn lại của châu Âu và chỉ tốt hơn một chút so với những kẻ phạm tội nghiêm trọng nhất thế giới - Mỹ, Úc, Canada, Ả Rập Saudi. Đúng là họ tạo ra nhiều năng lượng tái tạo hơn hầu hết các quốc gia khác, nhưng những ưu điểm này bị che lấp vì nhập khẩu nhiều carbon.

Đó là lý do tại sao các nước Bắc Âu rơi xuống cuối bảng Chỉ số phát triển bền vững[3]. Chúng ta nghĩ rằng các quốc gia này là tiến bộ, nhưng trên thực tế, thành tích của họ đã xấu đi theo thời gian. Ví dụ, chỉ số của Thụy Điển, đã rơi từ 0,755 trong những năm 1990 xuống còn 0,328 hiện nay, giảm từ vị trí thứ 7 xuống vị trí thứ 143 (Trong bảng xếp hạng chỉ số SDI của 163 quốc gia, Đan Mạch xếp cao nhất trong các nước Bắc Âu: 138, tiếp đến Thụy điển: 143, Iceland: 154, Phần Lan:155 và Na Uy:157, chú thích của người dịch).

Trong nhiều thập kỷ, chúng ta từng được khuyên rằng các quốc gia nên khao khát phát triển theo hướng các quốc gia Bắc Âu. Nhưng trong kỷ nguyên sinh thái bị phá hủy, điều đó không còn có ý nghĩa. Nếu tất cả mọi người trên thế giới tiêu thụ như người Bắc Âu, chúng ta sẽ cần thêm gần năm trái đất để duy trì sự tồn tại của mình.

Kiểu tiêu thụ quá mức này đang thúc đẩy một cuộc khủng hoảng toàn cầu về hủy hoại môi trường sống, tuyệt chủng loài và biến đổi khí hậu. Bạn sẽ không thấy nhiều bằng chứng về điều này ở Na Uy hay Phần Lan, bởi vì, như với hầu hết các quốc gia giàu có, phần lớn tác động sinh thái của họ được chuyển đến cho phía Nam trái đất. Đấy là nơi xảy ra hầu hết các hoạt động khai thác tài nguyên và là nơi nóng lên nhất trên toàn cầu. Bạo lực xảy ra ở nơi khác nữa.

Tất nhiên, Bắc Âu không đơn độc trong việc này. Nhiều quốc gia thu nhập cao đặt ra nhiều vấn đề. Nhưng khi chúng ta thức dậy với thực tế của vấn nạn sinh thái, rõ ràng là các quốc gia Bắc Âu không còn đưa ra lời hứa mà chúng ta từng nghĩ họ đã hứa.

Đã đến lúc cập nhật mô hình Bắc Âu cho thời nhân sinh (Anthropocene). Các nước Bắc Âu có quyền khi nói đến chăm sóc y tế công cộng, giáo dục và dân chủ xã hội tiến bộ, nhưng họ cần giảm đáng kể mức tiêu thụ nếu họ muốn trở thành một ngọn hải đăng cho phần còn lại của thế giới trong thế kỷ 21.

Tin tốt là mức phúc lợi cao mà các quốc gia Bắc Âu nổi tiếng không đòi hỏi một sự tiêu dùng cao. Hạnh phúc ở Costa Rica là đối thủ của Bắc Âu với việc sử dụng tài nguyên ít hơn 60%. Người Ý sống lâu hơn với một nửa mức sử dụng tài nguyên. Đức có trình độ học vấn cao hơn với việc sử dụng tài nguyên ít hơn 30%. Tất nhiên, khí hậu mùa Đông đòi hỏi nhiều vật liệu hơn một chút, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề để cải thiện.

Một nghiên cứu[4]gần đây của một nhóm các nhà khoa học môi trường đã nêu ra một kế hoạch chi tiết về cách các quốc gia Bắc Âu có thể cắt giảm gần 70% lượng vật liệu của họ: giảm quy mô nhiên liệu hóa thạch, chuyển sang chế độ ăn uống từ thực vật, tân trang lại các tòa nhà cũ thay vì xây dựng các tòa nhà mới, yêu cầu sản phẩm tiêu dùng để được lâu dài và có thể sửa chữa, và cải thiện giao thông công cộng. Ở Phần Lan, các nhà khoa học đã thống nhất xung quanh các biện pháp tương tự như một phần của lời kêu gọi "tái thiết sinh thái"[5].

Tin tốt là tất cả những điều này có thể được thực hiện trong khi cải thiện phúc lợi của con người và thúc đẩy sự nghiệp của nền dân chủ xã hội. Nhưng cuối cùng nó đòi hỏi phải chuyển sang một nền kinh tế kiểu khác - một nền kinh tế không được tổ chức xung quanh tăng trưởng GDP không dừng.

Theo kết quả nghiên cứu mới[6], mà tôi đã nhận xét với một đồng nghiệp trong tạp chí Kinh tế chính trị mới, việc các quốc gia có thu nhập cao giảm sử dụng tài nguyên và khí thải xuống mức bền vững đủ nhanh trong khi tiếp tục tăng trưởng kinh tế là không khả thi. Tăng trưởng nhiều hơn có nghĩa là sử dụng nhiều tài nguyên hơn và sử dụng nhiều năng lượng hơn, điều này khiến cho các mục tiêu sinh thái trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Các nhà chính trị nói về tăng trưởng "xanh" - nhưng các nhà khoa học phủ nhận chiến lược này là không thỏa đáng. Bằng chứng rất rõ ràng: cách duy nhất để xây dựng một nền kinh tế sinh thái thực sự là ngừng theo đuổi tăng trưởng GDP.

Bước đầu tiên là từ bỏ GDP như một thước đo của sự tiến bộ - như Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern gần đây đã cam kết thực hiện[7]- và thay vào đó tập trung vào phúc lợi và sinh thái của con người. Có một sự đồng thuận khoa học mạnh mẽ hình thành xung quanh phương pháp này. Một báo cáo mới[8]được ký bởi hơn 11.000 nhà khoa học lập luận rằng các quốc gia có thu nhập cao phải chuyển sang các mô hình kinh tế sau tăng trưởng nếu chúng ta muốn có bất kỳ cơ hội nào để ngăn chặn sự cố khí hậu.

Các quốc gia Bắc Âu có thể dẫn đầu quá trình chuyển đổi này, làm mới mô hình Bắc Âu trong thế kỷ 21 hoặc họ có thể tiếp tục nằm trong số những kẻ phạm tội sinh thái tồi tệ nhất thế giới. Họ có một lựa chọn để thực hiện.

Lê Lam(dịch)

Nguồn: https://www.aljazeera.com/indepth/opinion/dark-side-nordic-model-191205102101208.html

 

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441880

Hôm nay

2280

Hôm qua

2317

Tuần này

21784

Tháng này

217054

Tháng qua

112676

Tất cả

114441880