Những góc nhìn Văn hoá

Từ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trong bản Tuyên ngôn độc lập đến khát vọng xây dựng đất nước “phồn vinh, hạnh phúc”

Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước quốc dân đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ở thời khắc quan trọng mang tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam, Người đã khẳng định chân lý lịch sử “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đây là tiền đề, là một động lực tinh thần to lớn để Nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước; là một động lực để chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội mà ở đó Nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.

Từ chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là sự thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất đã được hun đúc qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bởi giá trị của độc lập, tự do là sự đánh đổi biết bao hy sinh xương máu của Nhân dân mới giành lại được. Trong suốt chiều dài lịch sử đất nước, Nhân dân Việt Nam đã luôn đấu tranh kiên cường cho quyền độc lập, tự do thiêng liêng ấy “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”(1).

Bản Tuyên Ngôn độc lập đã tổng kết và phân tích về quyền con người, quyền của các dân tộc trên thế giới - như là cơ sở công pháp quốc tế - chân lý của nhân loại - mà “không ai có thể vi phạm được”. Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao những những giá trị bất hủ, tiến bộ của nhân loại về quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc của con người. Người khẳng định rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” (2). Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục, khẳng định quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc. Đó là một chân lýcó giá trị thời đại và thực tiễn sâu sắc, trở thành niềm tin, nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng, mục tiêu và động lực phấn đấu không ngừng của toàn thể Nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập, tự do, vì sự tồn tại, phát triển trường tồn của dân tộc, vì hạnh phúc của chính Nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhân dân ta đã đã đoàn kết nhất trí vượt qua khó khăn, thách thức, đánh  đuổi thực dân, phong kiến và đế quốc, giành lại độc lập, tự do và quyền con người. Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng tuyên bố với thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập”. Và Nhân dân Việt Nam sẵn sàng xả thân để giữ vững giá trị cao cả đó “Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”(3).

Phát huy tinh thần của bản Tuyên ngôn độc lập, dưới ngọn cờ độc lập và tự do, cách mạng Việt Nam đã từng bước giành được những thắng lợi lịch sử mang tầm thời đại. Sau khi giành được chính quyền không bao lâu, thực dân Pháp núp bóng quân đồng minh quay lại xâm lược nước ta thêm lần nữa, khát vọng độc lập, tự do lại bùng lên với ý chí, quyết tâm: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”(4); “Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!(5). Cũng chính khát vọng độc lập, tự do ấy đã trở thành sức mạnh tổng lực giúp quân và dân ta đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Độc lập, tự do và hạnh phúc không còn là khát vọng mà đã trở nên hiện hữu trong đời sống của Nhân dân các dân tộc Việt Nam.

Đến khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Bước ra khỏi chiến tranh, hậu quả còn rất nặng nề, đời sống người dân hết sức khó khăn, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trở thành động lực để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta dốc toàn sức lực cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc và kiến thiết đất nước. Thành tựu của công cuộc đổi mới đã giúp đất nước vượt qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, ổn định đời sống Nhân dân. Khát vọng độc lập, tự do, phát triển đất nước cường thịnh, phồn vinh và hạnh phúc không chỉ làm cho dân tộc ta thực hiện thành công những kỳ tích trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mà còn tạo nên những bước đột phá trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống Nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay; là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin son sắt để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững vàng bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước.Những thành tựu của công cuộc đổi mới kể trên là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định“Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta”.

Từ khát vọng hòa bình cùng ý chí và tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên cường bảo vệ thành công nền độc lập, tự do của đất nước. Từ tinh thần lao động, sáng tạo không ngừng, làm nên những thành tựu vĩ đại trong công cuộc đổi mới vừa qua của dân tộc đã tạo nền tảng,tiền đề vững chắc choĐại hội XIII của Đảng xác định được mục tiêu: “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc…; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”(6). Đến năm 2025, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.Như vậy, Đại hội lần thứ XIII của Đảng đặt ra mục tiêu không phải chỉ cho nhiệm kỳ 2021 - 2025 mà còn tầm nhìn tới 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước và chúng ta gọi đây là khát vọng phồn vinh dân tộc.

Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo; đất nước đang đứng trước nhiều thời cơ, thuận lợi và nhiều khó khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết. Vì vậy, những giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh vềđộc lập, tự do về quyền con người, về khát vọng vươn lên …lại càng có ý nghĩa, là những nhân tố quan trọng thúc đẩy công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, đất nước phát triển nhanh và bền vững, dân tộc cường thịnh và trường tồn. Đó là bài học về sựvận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước. Đó là những bài học về tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Bài học về khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Bài học về phát huy bản sắc nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực. Bài học vềsự kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới, ổn định với hội nhập và phát triển, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước, sớm hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc./.

Chú thích:

(1), (2), (3), (4), (5) Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, t. 4, tr.1, tr.1, tr.4, tr.131, tr.480.

6) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII,  Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 1, tr. 14

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434951

Hôm nay

2222

Hôm qua

2349

Tuần này

21601

Tháng này

211999

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434951