Những góc nhìn Văn hoá

Hương mùa xuân Hồ Xuân Hương - Người lay thức chúng ta

 Hồ Xuân Hương – tên của bà có nghĩa là hương vị mùa xuân. Bà là một nhà thơ đẳng cấp thế giới. Bà viết về cả những điều mà các nhà thơ khác không dám làm. Thơ Hồ Xuân Hương độc đáo, hiếm có; mang đậm bản sắc Việt Nam, có sức lan truyền rộng rãi. Thơ của bà có thể làm lay động chúng ta ngày hôm nay cũng như đã làm lay động người Việt Nam hơn hai trăm năm trước đây.

 

Hồ Xuân Hương sinh vào cuối triều Hậu Lê (1529-1788), một thời kỳ của thiên tai và bất ổn xă hội. Tính đến thời điểm đó, đă gần 900 năm trôi qua k từ khi Ngô Quyền thoát ra khỏi sự cai trị của Trung Quốc và thiết lập một nước Việt Nam độc lập- phỏng theo mô hình triều đình và quan lại Trung Quốc. Vào cuối thời kỳ này, trật tự xã hội Khổng giáo đã trở nên xơ cứng và đang rệu rã. Ở miền Bắc, gia tộc quyền thế họ Trịnh kiểm soát các vua Lê và triều đình ngay tại kinh thành Hà Nội bây giờ. Họ Trịnh gây chiến với họ Nguyễn có kinh đô tại Huế được hỗ trợ bởi vũ khí của người Bồ Đào Nha và các toán quân người Pháp được tuyển mộ bởi các nhà truyền giáo thực dân. Cuối cùng, vào năm 1771, ở cao trào của nhiều thập kỷ hỗn loạn ghê gớm, ba anh em Tây Sơn đã bắt đầu một cuộc khởi nghĩa được lòng dân quét sạch nhà Trịnh,Lê và Nguyễn, chiếm Hà Nội, Huế và Sài Gòn, tao dựng nên một triều đại ngắn ngủi của riêng họ (1788-1802) và cuối cùng lại thất bại trước nhà Nguyễn.

 

Đây là thời kỳ của sự sụp đổ và mục ruỗng xã hội, và có lẽ cũng chả đáng ngạc nhiên, cũng là thời kỳ cao trào của thơ ca Việt. Như thi sĩ Dante trong tác phẩm De Vulgari Eloquentiacủa đã nói: “những chủ đề thích hợp của thi ca là tình yêu, phẩm hạnh và chiến tranh. Dòng thơ vĩ đại của thời kỳ này -chẳng hạn như Truyện Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du - được lấp đầy bởi thân phận cuộc đời cá nhân với cái “định mệnh nghiệt ngã và với việc tìm kiếm một cái gì đó trường tồn hơn. Chiến tranh, đói khát và thối nát xã hội không tiêu diệt được những thi sĩ như Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương, ngược lại, làm sâu sắc thêm công trình thi ca của họ.

 

Điều gây ngạc nghiên ngay lập tức về tác phẩm của Hồ Xuân Hương là: bà viết ngắn gọn, đơn giản và súc tích nhất có thể và đã giành được sự mến mộ ngay lập tức và liên tục. Rốt cuộc, chúng ta thấy rằng: bà là một người phụ nữ sáng tác thơ trong cái truyền thống Khổng giáo do nam giới thống trị.Trong khi mà phụ nữ thường nắm giữ những vị trí cao trong xã hội Việt Nam - đôi khi là lãnh đạo quân sự, và thường làm cố vấn cho các nhà cai trị, và cũng luôn can dự vào việc quản lý tài sản - có rất ít phụ nữ tự cho mình là nhà thơ. Lý do có lẽ là: có rất ít phụ nữ được giáo dưỡng trong một lĩnh vực văn chương nghiêm khắc – cái được dành cho đàn ông chuẩn bị cho các kỳ thi với hy vọng tìm đưc chỗ đứng của họ trong bộ máy hành chính thống trị Vit Nam từ năm 939 SCN đến tân thế kỉ XX[1].

 

Điều cũng làm cho chúng ta ngc nhiên là những chủ đề mà bà sáng tác. Vào cuối triều hậu Lê, khi mà địa vị xã hội của người phụ nữ bị suy giảm sâu sắc, bà lại ngay lập tức đặt vấn đề về trật tự xã hội, đặc biệt là đối với quyền lực người đàn ông. Chủ nghĩa phong kiến hà khắc của triều hậu Lê đã coi cuốn sách hai ngàn năm tuổi “Lễ Thư” của Khổng Tử như là sự hướng dẫn nền tảng cho sự cai trị mà trong đó phụ nữ phải “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Theo đó, có “bảy lý do để từ bỏ một người phụ nữ: 1) Nếu cô ấy vô sinh; 2) Nếu cô ấy chửa hoang; 3)Nếu cô ấy vô lễ với cha mẹ chồng; 4) Nếu cô ấy hay ngồi lê đôi mách; 5) Nếu cô ấy trộm cắp; 6) Nếu cô ấy bản tính ghen tuông; 7) Nếu cô ấy mắc bệnh nan y”. Tình cảnh người phụ nữ còn tệ hơn khi các thông lệ cưới xin và của hồi môn đã trở nên quá tốn kém và phiền phức vào thời của Hồ Xuân Hương đến mức mà có rất ít phụ nữ thuộc tầng lớp của bà lấy được chồng; và có nhiều người làm vợ lẽ[2]. Khi mà việc bút chiến bằng thơ ca của Hồ Xuân Hương tấn công vào quyền lực của đàn ông có thể là điều bình thường đối với người Mỹ và phương Tây vào cuối thế kỷ 19, nhưng trong xă hội của Hồ Xuân Hương lại là điều gây sốc và nguy hại đến thân.

 

Hơn nữa, bà lại chọn sáng tác thơ bằng chữ Nôm- một hệ thống chữ viết đại diện cho tiếng Việt hơn là tiếng Hán- ngôn ngữ của giới tinh hoa quan lại. Việc lựa chọn sáng tác bằng chữ Nôm- cũng như Chaucer đã chọn tiếng Anh và Dante chọn tiếng Ý- đã làm cho thơ ca của bà mang một chiều kích Việt Nam thật đặc biệt, chứa đầy những cách ngôn và lối nói dân dã của người dân thường[3]. Thật vậy, Xuân Diệu, nhà thơ thời hiện đại, đã gọi bà là “Bà Chúa thơ Nôm”.

 

Nhưng, sau cùng, sự thực gây kinh ngạc nhất chính là: một phần lớn các bài thơ của bà – mà mỗi bài là một kiệt tác viết theo thể thơ Đường luật- đều chứa đựng hai nghĩa song trùng: mỗi bài ẩn dấu trong chính nó một bài thơ khác với ý nghĩa dục tính. Trong những bài thơ này, chúng ta có thể thấy một cảnh quan của ba mỏm đá, hoặc hang đá, hoặc cảnh dệt vải-thoi đưa, hoặc các vật như cái quạt nan, trái cây, hoặc thậm chí là con ốc nhồi- nhưng ẩn chứa trong hầu như tất cả các tuyệt tác thơ Đường luật của bà là một thiết kế dục tính có chủ đích có khả năng tự bộc lộ qua cách nói giễu cợt và tính song nghĩa đầy hình ảnh trực quan. Không có nhà thơ nào khác dám làm điều này. Dĩ nhiên, tình dục là một chủ đề cấm kỵ trong truyền thống văn chương. Như Hữu Ngọc và nhiều người khác đă chỉ ra, Khổng giáo còn cấm đoán cả sự trần truồng trong nghệ thuật Việt Nam[4]. Đối với cách nhìn dục tính của mình, Hồ Xuân Hương quay trở lại với sự thông thái bình dân luôn sống động trong ngạn ngữ và dân ca- cái chứa đựng những cách nhìn nhận mà dưới ngòi bút của bà- chúng ta phải đọc hiểu chính xác như là một sự thách thức hay coi thường cái trật tự hiện hữu, hơn là một chứng bệnh tâm dục như nhiều nhà phê bình gán cho bà.

 

Vì thế, ở cái thời đại mà cái chết và sự hủy hoại đang phơi bày, khi mà giới cai trị cho rằng sự đong đưa và bất tôn kính phải bị trừng trị bởi lưỡi kiếm, thì làm sao mà bà lại thoát tội bởi tính bất kính, khinh bỉ và không đoan chính trong các bài thơ của mình? Câu trả lời nằm trong khả năng xuất chúng của bà với tư cách là một thi sĩ, và nằm trong cái bản tính yêu chuộng tối cao mà người Việt Nam luôn dành cho thơ ca - bất kể đó là thi ca truyền thống bác học hay thơ ca dân gian truyền miệng. Một cách hoàn hoàn đơn giản, bà có thể tồn tại được là nhờ thiên phú thi ca tuyệt đỉnh của mình. Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ, đó là cái cách mà bà đôi khi sáng táctrước những cảnh quan thiên nhiên. Đó chính là tài năng của riêng bà trong việc tổ hợp hai bài thơ làm một, cái này ẩn dấu trong cái kia, thu hút mọi giới độc giả - từ những người dân thường có thể nghe thấy âm hưởng hò vè, ngạn ngữ và suy tư dân giã vang vọng trong những câu thơ của bà, cho đến những quan lại triều đình chuộng Hán giễu cợt thơ ca với bà- những người đánh giá cao tài năng thơ ca của bà và cả những người đề nghị che chở cho bà[5]. Lối chơi chữ, kiểu đùa cợt thâm ý, giọng điệu dân dã, s khao khát tinh thần, sự thèm muốn yêu đương, và sự căm giận với mọi hủ tục chắc hẳn là âm hưởng chủ đạo trong thơ ca của bà.

 

CUỘC ĐỜI VÀ GIAI THOẠI

 

Có không nhiều các dữ kiện thục tế để chúng ta biết về cuộc đời bà. Việc lưu trữ hồ sơ bảo hiểm cá nhân kiểu như ở phương Tây - thậm chí ngay từ thời của Sếch-xpia (Shakespeare) - là một hiện tượng mới có gần đây ở Việt Nam. Hầu hết tiểu sử của bà đều xuất phát từ chính các bài thơ của bà. Thật vậy, khi đối diện với sự thiếu vắng các dữ kiện thực tế về đời tư và tính không thích hợp (thiếu chuẩn mực với lễ giáo phong kiến) của thơ Hồ Xuân Hương, nhiều độc giả đã cho rằng bà không hề tồn tại, mà đó chỉ là sự sáng tạo giả tưởng từ một người đàn ông hay chữ nào đó, kiểu như câu chuyện về Bá tước vùng Oxford ở Anh (Earl of Oxford). Để cho lập luận kiểu này có thể đứng vững, cần phải mài giũa quá nhiều các dữ kiện tiểu sử nổi lên từ các bài thơ cùng với nhãn quan dân gian và cách sử dng ngôn ngữ độc đáo của bà.

 

Các học giả nhìn chung đều cho rằng bà sinh ra trong một gia đình họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ở miền Trung Việt Nam[6]. Nhưng họ không nhất trí rằng liệu cha bà là Hồ Sĩ Danh (1706-1783) hay Hồ Phi Diễn (1703-1786). Mẹ bà, tên gọi là Hà, chỉ là người vợ lẽ, cho dù là vợ lẽ của một ông quan cao cấp. Hồ Xuân Hương có lẽ sinh vào khoảng giữa 1775 và 1780, hoặc là ở Quỳnh Lưu, hoặc là ở phường Khán Xuân - Hà nội, một địa danh giờ đây đã bị chôn vùi giữa lòng Hồ Tây.

 

Rõ ràng, bà đã có được sự giáo dục văn chương cổ điển. Tên của bà có thể được lấy từ một đặc tính của ngôi làng mà bà đã dược nuôi dưỡng, có nghĩa là “hương thơm của mùa xuân”. Giữa năm 1815 và 1819, có vẻ như bà đã nhiều lần đến thăm Vịnh Hạ Long. Vào năm 1819, theo giáo sư Nguyễn Huệ Chi của Viện Văn học tại Hà Nội, có một chú dẫn chính thức liên quan đến “vợ lẽ Hồ Xuân Hương”, trong khi một bản thảo khác (cuốn Xuân Đường Đàm Thoại, 1974) li có nói đến một cuộc mạn đàm vào năm 1869 giữa các nhà Nho ở Bắc Ninh, một người trong số họ đến muộn và nói anh ta “vừa mới đến từ đám tang Hồ Xuân Hương”. Thật vậy, cái chú dẫn vào năm 1819 liên quan đến Hồ Xuân Hương, được ghi chú trong cuốn sách của Hoàng Xuân Hãn (tr. 869), là một phần trong những ghi chép về việc xử tử chồng Hồ Xuân Hương vì tội nhận hối lộ.Chồng bà, Trần Phúc Hiển, tổng đốc Yên Quảng, đã bị xử tử theo lệnh của Hoàng đế. Tài liệu ghi chép này ghi chú rằng vợ lẽ của người đàn ông này tên là Hồ Xuân Hương. Vào thời điểm đó, bà đã nổi tiếng là người phụ nữ tài năng trong văn chương và chính trị. Có lẽ, bà đã mất vào khoảng đầu những năm 1820. Năm 1842, chúng ta có một bài thơ đáng lưu ý của một ngui anh em của Hoàng đế Thiệu Trị trong chuyến vi hành tới Hà Nội:

 

Here the lake is filled with lotuses.

 

Tell the flower girls to pick some,

 

not stepping on Hồ Xuân Huong’s grave.

 

In the Golden Springs beyond, she still is angry about

 

   lost love.

 

Lipstick dry, powder faded, tomb untended,

 

Xuân Hương is gone...[7]

 

Bản Hán Việt Bản Hoàng Xuân Hãn dịch điệu lục bát

Tịnh đầu liên hoa khai mãn trì Hoa nô chiết khứ cung thần bì Thảo hướng Xuân Hương lăng thượng quá

Tuyền đài hữu hận thác xuất ti, Truỵ phấn, tàn chi thổ nhất oánh Xuân Hương quy khứ thảo thanh thanh

U hồn biệt để kim như tuý Cơ độ xuân phong suý bất tình.

Long Biên trúc chi từ

Đầy hồ rực rỡ hoa sen,Sai người xuống hái để lên cúng dàngChớ trèo qua mộ Xuân Hương,Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng.Son tàn, phấn rữa, mồ hoang, Xuân Hương đã khuất, bên đàng cỏ xanh U hồn say tít làm thinh, Gió xuân mấy độ thổi tình không hay.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bất kể các dữ kiện về đời tư của bà là như thế nào, vẫn nổi lên một dòng giai thoại về bà vi tính nhất quán và mang đậm ý nghĩa văn hóa. Theo giai thoại, việc cha bà mất sớm đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, chấm dứt việc học hành của Hồ Xuân Hương và hạn chế các cơ hội lấy chồng của bà. Vì thế, đôi khi bà phải mở bán một quán trà ở Thăng Long. Vì nổi tiếng với tài xuất khẩu thành thơ hoàn chỉnh, bà thường bị thách đố bởi đám Nho sĩ lên kinh thành đi thi. Một ngày nọ, có anh đồ trẻ cùng vi bạn đến quán và yêu cầu cô hầu gọi Hồ Xuân Hương ra tiếp. Thay vì bước ra tiếp khách, Hồ Xuân Hương lại gửi ra mảnh giấy đề mấy vần thơ viết dở và yêu cầu hoàn thành nốt. Nhưng đề thơ quá khó đến nỗi anh đồ đọc xong mặt tái đi như phải gió, ngưi bạn phải táp nước vào mặt đ anh ta có thể làm nốt bài thơ rồi đưa cho cô hầu đem vào cho Hồ Xuân Hương. “Không tệ”, bà nói và sau này lấy anh đồ- chính là ông Phủ Vĩnh Tường. Cuộc hôn nhân này, nếu ai đó chấp nhận tình cảm trong bài thơ “Khóc ông Phủ Vĩnh Tường”, có thể coi là kết quả của sự cảm kích, nhưng chỉ kéo dài 27 tháng. Cuộc hôn nhân thứ hai của bà là với một ông quan mà bà vẫn gọi giễu là “Ông Cóc” trong bài “Khóc ông Tổng Cóc”. Cũng giống như mẹ mình, Hồ Xuân Hương là người vợ lẽ- một hoàn cảnh mà bà phẫn uất.

 

Các học giả, như Hoàng Xuân Hãn sau này, lập luận rằng,với các bằng chứng biên niên sử, bà thực sự không thể là vợ của ông Phủ Vĩnh Tường. Các học giả khác, như Đào Thái Tôn, lại cho rằng, nhiều bài thơ đưc cho là của bà thực ra là được viết bởi nhiều người khác - những người chỉ đơn giản là không dám đề tên mình vào các bài thơ đó. Theo quan điểm này thì ngay từ đầu, Hồ Xuân Hương đã đưa ra một tiếng nói độc nhất vô nhị về những vấn đề mà Khổng giáo thống trị cấm bàn luận.

 

Bất kể s thực là thế nào, hết bài thơ này đến bài thơ khác, chúng ta nghe bà than phiền về hôn nhân. Phải chăng bà quá cấp tiến, như bà đã thắc mắc trong một bài thơ, quá cứng đầu để có một người chồng? Điều mà bà đang tìm kiếm, và rõ ràng là không bao giờ tìm thấy, là một cuộc hôn nhân bình đẳng bao hàm một cái gì đó phi thường nhưng lại phổ cập trong tâm trí người Việt: đó là cái duyên trời. Duyên là một khái niệm có tính lãng mạn - cái mà người phương Tây gọi là “tình yêu đích thực”. Duyên là “tình yêu mang tính định mệnh”, một sự gắn kết tạo ra bởi trời đất mạnh đến nỗi hai người “có” duyên với nhau có thể phải trải qua nhiều kiếp liên tục cho tới khi kết hợp với nhau một cách tất yếu. Hồ Xuân Hương phải lập gia đình, có cuộc sống tình dục, ngay cả khi cuộc sống tình dục là cái chẳng đáng tin cậy nếu chúng ta thấy được tình cảm của bà trong bài “Lấy chồng chung”.

 

Hồ Xuân Hương cũng viết một cách mạnh bạo về lòng từ bi, đặc biệt là trong ý nghĩa của Phật giáo về tình yêu và sự hy sinh cho người khác. Như hầu hết mọi người Việt Nam khác, bà có thể trở thành mt Phật tử theo phái A-di-đà của Phật giáo Đại thừa- nơi mà nhân vật chính là Phật của Tây phương Cực Lạc, và hướng tới đó, một người có thể hoàn thiện bản thân trong cuộc đời này để đến khi chết sẽ được vãng sanh v Tây phương Cực lạc là một nơi nào đó theo hưng Tây của Ấn Độ, nơi mà Phật giáo lần đầu xuất hiện.Với bất hạnh trong hôn nhân và sự chán ghét thân phận“vợ hai”, việc bưc2 vào thân phận của một nữ tu Phật giáo có thể mang lại cho bà cả một mái ấm lẫn s hoàn thiện tinh thần. Nhưng thay vì thế, bà lại thấy sự suy đồi trong các thiết chế tôn giáo ở thời đại mình và tung ra những lời chề giễu sâu cay nhất đối với giới tu sĩ hủ bại, lười biếng. Tại đền Trấn Quốc, bà “đau đớn” nghĩ về các vị anh hùng ngày xưa của Vit Nam và coi các vị sư sãi chỉ là một “túm người đầu cạo trọc”[8] sao nhãng “nợ tình vi nưc non”. Tại chùa Quán Sứ, bà đến để hành thiền nhưng lại thấy nơi này bị bỏ hoang. Từ bỏ tôn giáo được thể chế hóa trong các chùa chiền, nhưng vẫn giữ tinh thần Phật giáo, bà lang thang tới các miền quê để tìm trong những thắng cảnh cô độc một niềm cảm hứng cho các bài thơ bày tỏ cảm xúc và nhiệt huyết tinh thần cũng như sự khai lộ lòng từ bi. Trong bài Cảnh Thu, bà viết đại ý rằng “Hãy nhìn và yêu thương mọi người”. Ở một nơi khác, bà tuyên bố rằng niết bàn “ở đây chín rõ mười”, rằng đôi khi chúng ta có thể “thấy được thiên đàng lộn ngược trong vũng nước buồn tủi” trong bài Đài KhánXuân:

 

SPRING-WATCHING PAVILION

 

A gentle spring evening arrives

 

airily, unclouded by worldly dust.

 

Three times the bell tolls echoes like a wave.

 

We see heaven upside-down in sad puddles.

 

Love's vast sea cannot be emptied.

 

And springs of grace flow easily everywhere.

 

Where is nirvana?

 

Nirvana is here, nine times out of ten.

 

THƠ CA

 

Bài thơ Đài Khán Xuân, dịch sang tiếng Anh theo lối dịch nghĩa đen thông thường, sẽ đọc như sau:

 

Êm ái, chiều xuân tới   khán đài

 

peaceful evening spring go pavilion

 

Lâng lâng chng bn chút trn ai.

 

light light not   dirty little world dust

 

Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng,

 

three times watch bell tolls waves

 

Một vũng tang thương nước lộntrời

 

one puddle mourning water turned over heaven

 

Bể ái nghìn trùngkhôn tátcạn.

 

sea love 1,000 immense cannot splash out shallow

 

Nguồn ân muôntrượng dễ khơi vơi.

 

source love 10,0 00 spans easy all over

 

Nào nào cực lạc là đâu tá?

 

Where nirvana is where then?

 

Cực lạc là đây, chínmười,

 

Nirvana isherenine out of ten

 

Tiếng Việt là ngôn ngữ có âm sắc thuộc họ ngôn ngữ Mon-Khmer (có dấu ở các nguyên âm chỉ ra âm sắc). Nếu một bài viết không có các dấu này, người Việt không đọc được). Âm sắc của từ ngữ làm nên chất thơ cho âm nhạc và những biểu đạt ẩn ý, và cũng tạo nên tính mở đến với tập quán thi ca trong Hán ngữ - một ngôn ngữ khá tương đồng về cấu trúc. Đối với một người phuơng Tây, có lẽ cái đặc điểm nỏi bật nhất của tiếng Việt và chất thơ của nó chính là khía cạnh âm sắc của từ ngữ.Trong tiếng Việt, có 6 âm sắc (gần như tông trong âm nhạc). Mỗi từ dều có một âm sắc tạo nên ý nghĩa cho từ đó. Ví dụ, từ la có thể mang 6 ý nghĩa tùy thuộc vào âm sắc nào dược dùng:

 

La: kêu lên (âm bằng)

 

Là: cái gì là cái gì đó; ai là ai… (âm thấp)

 

Lả: mệt (âm lên-xuống)

 

Lã: nhạt nhẽo, không mùi vị (âm vỡ)

 

Lá: âm lên cao

 

Lạ: âm xuống rất thấp.

 

Trong lời nói, các âm sắc này có thể dùng ngẫu nhiên; nhưng trong thơ ca- bất kể là dân gian hay hàn lâm, chúng được điều chỉnh sao cho có thanh điệu bằng trắc. Với tính âm nhạc của các âm sắc trong mỗi bài thơ, sự năng động tổng thể của âm thanh (cái không vận hành trong Anh ngữ) trở nên có tác dụng. Và vì các từ nghe như nhạc có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, toàn bộ thế giới của ý nghĩa nước đôi là khả hiện trong bất kỳ bài thơ nào. Cái ý nghĩa thứ hai này, hay nói lái, thường là tục tĩu. Bài Sư Hoạnh Dâm và bài Vịnh Ni sư là ví dụ. Trong bài thứ nhất, từ đeo có nghĩa “mang vác”, nhưng cái vọng âm cao của nó là “đéo” lại có nghĩa là “giao cấu”. Cũng trong bài này, từ “lộn lèo” có nghĩa là “chuyển từ bên này sang bên kia, từ trên xuống dưới- từ dưới lên trên”, hoặc “trở nên rối rắm”, hoặc thậm chí là “ráp nối các vật với nhau một cách xoắn suýt”; nhưng từ “lẹo lồn” -với các âm sắc đặt khác chỗ- lại có nghĩa ám chỉ hành vi “giao cấu”(Thực ra, cách nói này biểu đạt rõ rệt và sinh động hơn). Tương tự, trong bài Vịnh Ni Sư, từ “xuất thế” có nghĩa “từ bỏ thế giới trần tục này”, nhưng từ “xuất thế” lại có nghĩa “từ bỏ vợ”. Trong một số bài như “Khóc chồng làm thuốc”, cách tung hứng âm sắc này chính là tâm điểm của bài thơ, làm cho việc chuyển dịch sang ngôn ngữ khác là không thể. Trong thực tế, một trong những nguy hiểm đối với người dịch thơ Hồ Xuân Hương là: một mặt, đẩy bài thơ đi quá xa về một thái cực của ý nghĩa- khiến bức tranh mà nó mô tả hiếm khi là trong sáng; mặt khác, đẩy bài thơ đến chỗ mà ý nghĩa tục tĩu của nó lại không bao giờ xuất hiện rõ ràng.

 

Để thoát khỏi tình huống lưõng nan này, cách che đậy khéo léo của Hồ Xuân Hương phần nào dựa trên chuẩn mực đúng hàng thiên niên kỷ của bản thân truyền thống thơ Đường luật, nghĩa là dựa trên hàng trăm ngàn bài thơ được viết bởi giới học giả được trọng vọng người Việt và người Trung quốc kể từ khi thể thơ này được truyền sang Việt Nam (việc vay mượn và uy tín gắn liền với thể thơ này cũng tương tự như trong ngôn ngữ Anh có sự vay mượn và s dụng thể thơ Sonnet của Ý). Trong thực tế, xét về mặt chức năng và thẩm quyền văn hóa, thể thơ Đường luật cũng tương tự như thể thơ Sonnet cua Anh. Nhưng thơ Đường luật chắt lọc cô đọng hơn10: mỗi bài thơ phải có tám câu; mỗi câu có 7 chữ. Vần điệu của bài thơ phải được gieo vào các chữ cuối của câu thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ tám.

 

Bốn câu ở giữa thường phải có cấu trúc song trùng về cú pháp. Những từ gieo vần phải là âm “bằng”. Vần trắc và bằng được điệu chỉnh tùy theo vị trí của chúng ở trong câu thơ. Một biến thể của thơ Đường thất ngôn bát cú là thể Thất ngôn tứ tuyệt (chueh-cbu) – tức là giảm đi một nửa về thực chất.Mặc dù nguyên tắc thơ Đường luật phức tạp đến nản lòng như vậy, Hồ Xuân Hương vẫn thường vượt qua, và thường đưa thêm vào nhiều vần điệu hơn so với yêu cầu, và đôi khi tạo ra những ẩn ý nhỏ bằng các cấu trúc kiểu như đảo chữ -như trong ví dụ về bài Đài Khán Xuân nói trên, theo đó, lối chơi chữ được đặt ở chữ “trần ai” đa âm đa nghĩa (“cát bụi” và “ái tình trần tục”; “trần gian” và “lòng ái từ bi”).

 

VĂN BẢN

 

Hồ Xuân Hương viết thơ bằng chữ Nôm- một hệ chữ viết được sáng tạo bởi các học giả Việt Nam để biểu đạt hệ thống âm ngữ của người Việt bằng cách sử dụng các ký tự thư pháp bản địa. Kể từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XX, hệ ký tự này là kho dữ liệu cho các văn kiện quan trọng của nền văn minh Việt, bao gồm các lĩnh vực văn chưong, chính trị, triết học, tôn giáo và y học. Trong khoảng thời gian 24 năm cai trị của nhà Tây Sơn mà Hồ Xuân Hương đã sống[9], chữ Nôm- hơn là chữ Hán- trở thành ngôn ngữ chính thức của chính quyền. Nhưng chữ Nôm, tuy là ngôn ngữ của người dân, nhưng khó gấp đôi để nắm vững so với chữ Hán vì: một mặt, chữ Nôm vẫn lấy thêm các ký tự Hán để có âm đọc theo cách của người Việt, mặt khác, vẫn giữ các ký tự Hán khác để làm âm nghĩa, do đó, tạo nên số lượng từ gấp đôi cho mỗi biểu đạt.

 

Ngày nay, trong 76 triệu người Việt Nam, có lẽ chỉ có vài chục người có thể đọc di sản văn hóa hàng ngàn năm bằng chữ Nôm, mặc dầu chữ Nôm vẫn luôn xuất hiện ở xung quanh mọi người: khắc trên các cánh cửa cổ, in trên các tờ lịch treo trong các quán ăn, tạc trên bia mộ tổ tiên ngoài đồng ruộng. Tuy nhiên, chữ Nôm cũng mất đi cùng với triều đình và giới học giả cũ, mở đường cho chữ Quốc ngữ do Alexandre de Rhodes đưa vào từ thế kỷXVII, và việc sử sụng hệ ký tự Latin trở nên dễ tiếp cận hơn nhiều so với chữ Nôm, tạo điều kiện cho đại đa số người Việt có thể thoát mù chữ.

 

Hiện không có một văn bản gốc nào về thơ của Hồ Xuân Hương. Thật vậy, mãi nhiều thập kỷ sau khi bà mất, chúng ta mới biết đến các bài thơ của bà trong các bản khắcgỗ chữ Nôm năm 1909, và tiếp đó là trong bản khắc gỗ chữ Nôm của Quốc Âm Thi Tuyển năm 1914 với các phiên bản dịch sang chữ Quốc ngữ ngay bên dưới. Các học giả vẫn chưa thống nhất về số lưng các bài thơ đuc cho là của bà; một số người hạn định con số này chỉ là 25 bài, trong khi nhiều người khác cho rằng con số này là 148. Nhiều bài thơ nguyên bản được in ra trong cuốn sách này có nhiều phiên bản khác nhau, có lẽ vì chữ Nôm chưa bao giờ thực sự được chuẩn hóa. Hơn nữa, các bài thơ của Hồ Xuân Hương được tái tạo bằng tay nên điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến thể khác nhau sau này. Tính phức tạp của việc chuẩn hóa các bài thơ của Hồ Xuân Hương vẫn còn tiếp diễn, vì bà viết các bài thơ của mình theo phương ngữ miền Bắc, trong khi đó bản thân tiếng Việt đã trải qua những chuyển đổi về âm ngữ và ý nghĩa. Tôi đã gắng công tìm kiếm các phiên bản chân xác nhất của thơ Hồ Xuân Hương, thường là dựa vào tư liệu Euvre de la Poetesse Vietnamienne Ho Xuan Huong của Maurice Durand[10], một công trình lớn lao nhưng không may chưa hoàn tất sau khi Durand mất.

 

Tháng 2 năm 1999, tôi đến Hà Nội để tư vấn với các học giả nhằm tìm kiếm và xác định các nguyên bản Nôm của các bài thơ in dưới đây. Cảm ơn sự giúp đỡ của các GS. Đào Thái Tôn và Nguyễn Quang Hồng của Viện Hán-Nôm, và công trình có giá trị của Ngô Thanh Nhàn- một nhà ngôn ngữ máy tính tại Courant Institute of Math­ematical Sciences của New York University, nhờ đó, đây là lần dầu tiên chữ Nôm được in ấn với thiết kế phông chữ rõ ràng- bước đầu tiên then chốt hướng đến việc phục hồi di sản to lớn của văn chương Việt bằng chữ Nôm.

 

Cuốn sách này, một tuyển tập khá dày đầu tiên về thơ Hồ Xuân Hương được xuất bản bằng một ngôn ngữ phươngTây, chắc chắn không tránh khỏi nhũng sai sót về nguồn gốc, lai lịch về con người và thơ Hồ Xuân Hương, cũng như những sai sót hoàn toàn của chính tôi- một người ngoại quốc (cho dù cũng là một nhà thơ) bơi trong bể nước ngập đầu mặc dù được cổ vũ bởi người Việt đang đứng trên bờ xa. 49 bài thơ trong cuốn sách này đại diện cho hầu hết di sn thơ Nôm của bà còn lưu giữ được đến nay. Các bài thơ khác không đưa vào vì chúng có vẻ như là sự lặp lại, hoặc hẳn là của các nhà thơ khác (chẳng hạn như Bà Huyện Thanh Quan– người phụ nữ mà thơ của bà đôi khi lại được cho là của Hồ Xuân Hương), hoặc là vì các bài thơ đó khó có thể phục hồi và lưu trữ bằng tiếng Anh cho dù có sử dụng việc ghi chú để giải thích.

 

Trong vòng 10 năm, tôi đã mổ xẻ nghiên cứu các bn dịch, thườngbỏ dở công việc, nhưng luôn quay trở lại làm việc. Sự kiên trì của tôi được duy trì bởi chính sự ngưỡng mộ và cả nỗi lo sợ mà tôi hi vọng độc giả cũng sẽ trải qua: đó là sự ngưỡng mộ và nỗi thấp thỏm khi trực diện với cuộc đời trí tuệ và cô đơn của bà, với thơ ca đẹp tinh tế của bà, với sự cứng cỏi của bà, với sư chế nhạo chua chát của bà, với sự dũng cảm của bà, với khiếu hài hước khó cưỡng của bà, và vi nhiệt huyết Bồ đề tâm của bà. Bà là một nhà thơ đẳng cấp thế giới- người có thể làm lay động chúng ta ngày hôm nay cũng như đã làm lay động người Việt hơn hai trăm năm trước đây.

 

*John Balaban (Đại học North Carolina State).

( Bài đăng trên kỷ yếu Hội thảo quốc tế: " Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa, thi hào và giá trị di sản". 3/12/2022

 


 

[1]Du khách đến thăm Hà Nội vẫn có thể nhìn thấy, trong sân đình Văn Miếu, những con rùa đá lộng lẫy với tấm bia khổng lồ trên lưng khắc tên các vị đỗ đạt cao nhất từ năm 1442 đến năm 1779. Kỳ thi cuối cùng là vào năm 1919.

 

[2]Dẫn theo Hoa Bằng, Hồ Xuân Hương, Nhà Thơ Cách Mạng, Nxb Bốn Phương, Sài Gòn 1950, trang 100 và 103.

 

[3]Giới học giả gần đây cũng đã bật mí những bài thơ mà cô ấy đã viết bằng tiếng Trung Quốc. Xem Đào Thái Tôn, Thơ Hổ Xuân Hương, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1996.

 

[4]Hữu Ngọc và Franţoise Correze, Hồ Xuân Hương, ou le voile déchiré (Fleuve Rouge, Hà Nội, 1984), tr. 31.

 

[5]Chẳng hạn như Chiêu - Hổ thích chọc ghẹo nàng bằng thơ, mà một số học giả cho là quan đại thần Phạm Đình Hổ.

 

[6]Để có một cuộc thảo luận đầy đủ, hãy xem Hoàng Xuân Hãn, “Hồ Xuân Hương với Vịnh Hạ Long,” trong La Sơn Yên Hồ của ông, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998, trang 897 - 930.

 

[7]Năm 1842,vua Thiệu Trị ra Hà Nội, tiếp sứ nhà Thanh sang phong vương ở Bắc Thành. Nguyễn Phúc Miên Thẩm, tức Tùng Thiện Vương theo anh đi du lịch. Vương lên vãn cảnh Hồ Tây, soạn 14 bài thơ tứ tuyệt liên hoàn. Trong đó, có đoạn về Hồ Xuân Hương mà Hoàng Xuân Hãn đã dịch ra lục bát:

 

* Ghi chú 13 của người dịch giải thích thêm.

 

[8]“Bà đã cất bước ngao du như một người đàn ông trong một xã hội mà phụ nữ là người sống ẩn mình-khép kín” - Hữu Ngọc và Françoise Corrèze viết. Vào tháng hai năm 1999, trong khi lần theo một số địa điểm ngao du của bà, tôi đã ngạc nhiên về sự xa xôi và vùng đất trắc trở gồ ghề mà bà đã gặp phải khi đi bằng ngựa, thuyền và đi bộ.

 

[9]Thật vậy, có một số bằng chứng cho thấy bà là chị em họ với hoàng đế Nguyễn Huệ và cùng vai vế trong quan hệ gia đình; Hoàng Xuân Hãn, sđd., trang901.

 

[10]Paris: Adrien-Maisonneuve, 1968, từ Tuyển tập văn bản và tư liệu về Đông Dương, Quyển số IX, Văn bản Nôm số 2.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434946

Hôm nay

2217

Hôm qua

2349

Tuần này

21596

Tháng này

211994

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434946