Những góc nhìn Văn hoá

Về hai câu Kiều: Sắm sanh nếp tử xe châu/Vùi nông một nắm mặc dầu cỏ hoa

1/ Đứng trước hai câu Kiều này hiện các nhà biên khảo thường đều chỉ chú ý đến việc bình luận về các dị bản :
-- NẾP TỬ hay NÍP GIẤY ?
-- XE CHÂU hay XE TRÂU ?
-- và VÙI NÔNG hay BỤI HỒNG ?
Còn về cái ý chung thì hầu như ai cũng cho rằng đó là 2 câu nói về việc người khách viễn phương mua sắm các thứ cần thiết để chôn cất Đạm Tiên.Điều đó cũng dễ hiểu vì trong tiểu thuyết Trung Quốc, TTTN cũng dựng lên một quang cảnh như vậy…

 
2/ Chỉ gần đây trong cuốn SO SÁNH DỊ BẢN TRUYỆN KIỀU do Hội Nhà văn xuất bản ,ở Hà Nội , năm 2006 , Lê Quế mới lật ngược vấn đề , nêu lên một cách hiểu mới.. Cách hiểu mới này được đặt trên nền tảng 2 điều :
-- trên nền tảng một nguyên tắc lý thuyết ;
-- và trên nền tảng một cách phân tích cụ thể đi sâu vào cứ liệu.
 
Về lý thuyết , Lê Quế chủ trương phải dựa vào cách hiểu của Nguyễn Du chứ không nên dựa vào cách hiểu của TTTN., khi giữa tác giả bản Hán văn và tác giả bản Nôm có sự khác nhau. Theo Lê Quế , trong Nguyễn Du –như sau này sẽ thấy – không có chuyện mua sắm để chôn cất Đạm Tiên như trong nguyên truyện của TTTN . Và Lê Quế theo Nguyễn Du , hiểu SẮM SANH NẾP TỬ,XE CHÂU chỉ là mua đồ hàng mã .để đốt bên / hay trên / ngôi mộ đã có sẵn. !
 
Chúng tôi hoàn toàn tán đồng quan điểm lý thuyết này.. Xin thử so sánh thêm 2 dị bản của câu số 1465 :
       Dị bản 1) : KÍP TRUYỀN sắm sửa LỄ CÔNG
       Dị bản 2) : KỊP THỜI sắm sửa LẠY CÔNG /hay VÁI CÔNG /:
Dị bản 1) theo sát TTTN và được đa số các bản Nôm cổ khắc in theo : ở LVĐ,QVĐ,TMĐ, cũng như ở KOM .
Dị bản 2) khác TTTN và nguyên văn Nguyễn Du chỉ thấy ở bản DMT
 
Nếu theo dị bản 1) thì ông quan phủ đường đã đứng ra bênh vực hẳn Thúc sinh và Kiều : ra lệnh tổ chức ngay ( KÍP TRUYỀN SẮM SỬA ) một lễ đám cưới cho 2 người , một đám cưới xuất phát từ phủ đường và do phủ đường đứng ra chủ trương ủng hộ , bản thân ông quan phủ đường đóng vai trò gần gần như là người làm chủ hôn lễ (LỄ CÔNG ).
   Rõ ràng ở dị bản 1) ta có hình tượng một ông quan phủ đường vừa thiên vị , vừa thô bạo :. thiên vị và thô bạo vì không những không chiếu cố gì đến Thúc ông là bên nguyên ; không những chỉ đứng về phía bên bị là Thúc sinh và Kiều mà còn lấy công đường của tòa án làm nơi tổ chức hôn lễ cho họ, theo lệnh truyền của chính quan tòa..
 
Nếu theo dị bản 2) , trái lại , ta có hình tượng một ông quan phủ đường
vừa công bằng vừa nhã nhặn . Ông chỉ cho những lời khuyên bảo chí tình :
                  Đã đưa đến trước cửa công
              Ngoài thì là nhẽ song trong là tình
                  Dâu con trong đạo gia đình
              Thôi thì dẹp nổi bất bình là xong
Và sau đó cả gia đình họ Thúc đã vâng theo, tự tổ chức việc lạy tạ quan và tổ chức đám cưới kéo nhau ra về..
 Dị bản 2 là của Nguyễn Du. Và rõ ràng chúng ta phải theo nguyên tắc của Lê Quế , ủng hộ dị bản này.
 
3/ Về cứ liệu , Lê Quế đã lưu ý đến các câu :
-- Thuyền tình vừa ghế đến nơi
                    Thì ĐÀ trâm gãy bình rơi BAO GIỜ
                     -- Buồng không LẶNG NGẮT NHƯ TỜ
                    Dấu xe ngựa ĐÃ RÊU LỜ MỜ XANH
Căn cứ vào chữ nghỉa trong 4 câu đó , Lê Quế phân tích , cho rằng Đạm Tiên chết đã khá lâu , không lẽ xác cứ để thối rữa như vậy ? Nhất định chuyện chôn cất đã có ai đó thực hiện rồi.
 
   Hơn nữa Lê Quế còn lập luận : không ai mua xe tang bao giờ ! Mua xe tang là rước gở vào mình , một chuyện mà phong tục truyền thống xưa không cho phép làm.
Mua xe tang lại là một chuyện vô lý vì :không lẽ mua mới để rồi vứt bỏ, sau khi chôn cất xong ? Theo kinh nghiệm nhiều vùng ở nông thôn , xe tang thường chỉ là cỗ xe thuê tạm thời chứ không phải là một chiếc xe mà tang gia, tang chủ phải bỏ tiền ra dể mua ! (SẮM SANH ., theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT/Hoàng Phê chủ biên / có nghĩa là “mua sắm các thứ” !).
  
Vậy , theo Lê Quế , XE CHÂU chỉ là một thứ hàng mã mua để đốt cho người đã chết .Còn NẾP TỬ tuy Lê Quế tạm thời để nguyên, nhưng Lê Quế cũng đã cho biết T.V.Ký đã thay bằng NÍP GIẤY. Chúng tôi xin thêm : dị bản NÍP GIẤY đã có trong Duy Minh Thị /1872 !
 
4/ Với cách phân tích như trên thì VÙI NÔNG /hoặc BỤI HỒNG/ nên hiểu như thế nào ? Theo ý chúng tôi :
-- Nếu dị bản là VÙI NÔNG MỘT NẤM thì nên hiểu “VÙI là cho xuống đất một cái gì đó rồi phủ cho kín” (theo TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT/HP/ ) và “cái gì đó” ở đây chính là tro than của NÍP GIẤY và XE CHÂU hàng mã vừa đốt xong .Cách lí giải như vậy âu cũng hợp lẽ thường ,bởi vì khi đốt hay hóa vàng cho người đã khuất, người ta cũng thường bới một hố đất nhỏ và cạn bên mộ để làm chỗ đốt và sau khi hóa xong thì “phủ đất lên “cho tro than khỏi bị gió làm bay tung tóe khắp nơi . .
-- Còn nếu dị bản là BỤI HỒNG MỘT NẤM thì có thể có hai cách hiểu :
a)     Hoặc hiểu BỤI HỒNG MỘT NẤM thực chất là “tro than một nấm”, BỤI HỒNG là cách nói hình tượng chỉ tro than, dịch từ HỒNG TRẦN mà ra.
b)     Hoặc hiểu BỤI HỒNG MỘT NẤM là “một nấm mồ phụ nữ” , BỤI HỒNG là cách nói chỉ đàn bà con gái , dịch từ hai chữ HỒNG PHẤN . Có điều hiểu theo cách thứ hai này thì sau câu SẮM SANH NÍP GIẤY XE CHÂU
          có sự bỏ lửng , không đề cập gì đến khâu đốt hóa hai loại hàng mã ấy, mà
          chuyển ngay sang việc ngẫm nghĩ về cảnh tượng bi thảm của nấm mồ bỏ
          hoang :
                    Sắm sanh níp giấy xe châu
                       ………………………………….
                   Bụi hồng một nấm mặc dầu cỏ hoa
                   Trải bao thỏ lặn ác tà
                   Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm.
 
Vậy, ở đây có lẽ Nguyễn Du đã dùng VÙI NÔNG như trong bản Duy Minh Thị 1872./.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434906

Hôm nay

2177

Hôm qua

2349

Tuần này

21556

Tháng này

211954

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434906