Những góc nhìn Văn hoá

Vài mẩu chuyện xung quanh câu NĂM NAY ,TÔI VỪA 79 TUỔI , ĐÃ LÀ HẠNG NGƯỜI “XƯA NAY HIẾM

Nhân chúng ta đang có chủ trương đẩy mạnh việc nghiên cứu LỜI DI CHÚC của CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH , chúng tôi xin kể vài mẩu chuyện liên quan đến câu này.

1/ Hiện nay thì nhiều điểm đã khá rõ :
    ---Năm 1965 , trong bản sơ thảo Di chũc Bác đánh máy :
               Năm nay tôi đã 75 tuổi . Tuy vậy tôi cũng đã là LỚP người xưa nay hiếm .
        Bản sơ thảo này có chữ kí chứng kiến của đồng chí Lê Duẫn , kí ngày 
              15.5.1965
     ---Năm 1968 Bác không đánh máy mà viết tay chữa lại :
              Năm nay tôi vừa 78 tuổi vào LỚP những người “ trung thọ “
    ---Nhưng năm sau ,đến bản thảo viết tay ngày 10. 5. 1969 thì Bác nảy sinh cân
         nhắc : lúc đầu Bác vẫn dùng chữ LỚP như trước , rồi sau Bác nghĩ lại , viết
         chữ   HẠNG đè lên trên chữ LỚP .
    ---Do lẽ đó , gần đây nhiều bản Di chúc đã phải cho công bố :
            Năm nay , tôi vừa 79 tuổi , đã là HẠNG người “ xưa nay hiếm “
        (xin xem chẳng hạn , cuốn DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH do ban Chấp hành T.Ư Đảng Cọng sản V.N xuất bản năm 1989 ; hay xin xem , qua Google , các Website của Diễn đàn Lịch sử Việt Nam , của   trường Đ.H.S.P Vinh , trường Đ.H.S.P thành phố H.C.Minh v.v. )
 2/ Đó là tình hình hiện nay. Còn trước đây 4 thập kỉ , năm 1969 , thì Văn phòng Thủ
tướng phủ đã không đọc HẠNG mà in   HẠNG   thành LỚP . Bản in đó còn lưu lại vết tích đến mãi tận bây giờ . Và ngay một số bạn đồng nghiêp ngành ngôn ngữ học của chúng tôi cũng đã bị ảnh hưởng .
           May rằng cũng năm 1969 đó , một trang bút tích của Bác ( lại đúng là trang
cần thiết nhất ) đã được công bố , tạo điều kiện cho giới văn bản học có đủ cứ liệu
 để cân nhắc .
     Chúng tôi là một người đã được sớm tham gia nghiên cứu văn bản,vì được phân
vào nhóm Nga ngữ ,một trong những nhóm thuộc tiểu ban tổ chức việc dịch văn
 bản Di chúc ra tiếng nước ngoài. Và do được nghiên cứu trước ,trong một buổi sinh
 họat chuyên môn hồi đó , chúng tôi đã có một bài phát biểu nêu lên rằng Văn phòng Thủ tướng phủ đã đọc nhầm , in nhầm : bởi vì đổi HẠNG thành LỚP là đi ngược lại sự chọn lựa từ ngữ của Bác .
 3/           Dựa vào trang bút tích đã công bố , chúng tôi đã chứng minh :
---Rõ ràng chữ LỚP được phác thảo trước : vì l, ơ , p đều viết với nét chữ thanh
 mảnh bình thường của Bác ;hơn nữa LỚP lại có quãng cách đều đặn , rất hợp
 lí , với cả hai chữ LÀ và NGƯỜI đứng trước và sau nó ;
 ---Chữ HẠNG chắc chắn được chữa sau , vì h , n , g đều viết nhấn đậm cho rõ
 hơn , và có những nét bút không thật tự nhiên , khác hẳn với lối Bác viết thường
 ngày : h có chân thụt thẳng xuống , g có đầu nhô cao hẳn lên (xin so sánh với 
 các trường hợp có h , g quen thuộc ở đoạn trước đó ).
 ---Hơn nữa ,chữ LỚP ngắn , chữ HẠNG dài , có chữa LỚP thành HẠNG thì g mới
 làm mất hẳn khoảng trống cách li với chữ NGƯỜI ( viết tắt thành ng:` ) ở sau ;
 --Về mặt ngữ nghĩa HẠNG cũng ăn khớp với “ người xưa nay hiếm “ hơn là LỚP ;
 nhưng điểm  này khá phức tạp , muốn chứng minh phải rất dài dòng, cho nên
   trong trang hồi kí này chúng tôi xin rút gọn , tạm miễn bàn tiếp.
 4/ Được tin chúng tôi có báo cáo như vậy , đồng chí Vương đình Châu ( một người
bà con lúc bấy giờ đang làm việc ở Văn phòng Quốc hội ) đã nhắn chúng tôi đến
nhà ,và cho hai lời khuyên :
---Đối với văn kiện của Trung ương hễ có ý kiến gì thì nên viết báo cáo gửi lên ;
---Chứ không nên phê bình công khai như vậy nữa !
5/ Chúng tôi đã nghe theo lời khuyên chí tình ấy và đã viết một bản góp ý gửi lên đồng chí Trần Quang Huy lúc bấy giờ là ủy viên trung ương phụ trách Phó ban Khoa giáo trung ương .
     Đồng chí Vũ Kì , vốn là thư kí của Bác ,cũng đã mời chúng tôi đến nhà để tìm hiểu thêm.
     May mắn rằng qua một thời gian kiểm tra , cả hai đồng chí ấy đều đã mời chúng tôi đến để cảm ơn và để xác nhận rằng đúng là Bác đã chữa LỚP thành HẠNG như chúng tôi đã phân tích. Có điều , cả hai đồng chí đều dặn đi dặn lại :“văn bản vừa công bố , không nhất thiết phải đính chính ngay .Sau này , khi có hoàn cảnh thích hợp Trung ương sẽ cho chữa lại “.
 6/ Từ đó chúng tôi yên tâm lao vào các địa hạt nghiên cứu khác. Và vì không tiếp tục theo dõi vấn đề này nữa , nên hiện nay chúng tôi vẫn chưa thật rõ hai điều :
 --đến năm nào thì mới bắt đầu có văn bản chính thức đầu tiên chữa lại LỚP   thành HẠNG như hiện đã có thể thấy ?
 ---và các cơ quan in văn bản Di chúc đã tự chữa theo sáng kiến riêng hay chữa
 theo một chủ   trương chung ?
 Hai điểm này hiện chúng tôi không có điều kiện để tra cứu ,vậy rất chờ mong thông tin từ các chuyên gia và các cơ quan có thẩm quyền .
 
                                       

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443251

Hôm nay

2142

Hôm qua

2305

Tuần này

21064

Tháng này

218425

Tháng qua

112676

Tất cả

114443251