Những góc nhìn Văn hoá

30/4/1975, Trịnh Công Sơn và tôi

Tác giả bài viết là người cùng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (TCS) hát bài “Nối vòng tay lớn” tại đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày 30/4/1975. Anh nguyên là chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), từng là bạn học với TCS ở Huế và cũng là một nhân chứng trong ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.   

Tôi và TCS cùng học năm tú tài I niên khoá 1956-57 tại trường Thiên Hựu (Providence) ở Huế. Cuộc chiến đã đẩy chúng tôi mỗi người một ngã. Và thật kỳ lạ, chỉ sau 18 năm chúng tôi mới gặp lại nhau tại đài phát thanh Sài Gòn vào trưa ngày lịch sử 30/4/1975 và cùng nhau hát vang bài “Nối vòng tay lớn” nói lên khát vọng hòa bình và thống nhất đất nước. Sau ngày đó anh đã quyết tâm ở lại đất nước, từng kinh qua nhiều bước thăng trầm, nhưng vẫn tiếp tục sáng tác những ca khúc hóa giải hận thù, hòa giải dân tộc nhắm sớm làm lành vết thương chiến tranh…

 Vào cái ngày lịch sử trọng đại ấy Huỳnh Ngọc Chênh khi đó thuộc nhóm sinh viên tranh đấu Sài Gòn viết lại trên báo Thanh Niên:

“Sáng sớm 30-4, các sinh viên Hà Thúc Huy và Nguyễn Tân, Huỳnh Ngọc Chênh cùng một nhóm anh em tập trung ở đại học Vạn Hạnh. Họ đã gặp giáo sư Huỳnh Văn Tòng và Nguyễn Hữu Thái, một lãnh tụ sinh viên tranh đấu và được phân công xuống trường đại học Nông lâm súc đối diện đài truyền hình Sài Gòn để tiếp thu đài. Thấy nhiều người hôi của lục lọi phá phách, họ phân công một nửa số sinh viên ở lại canh giữ. Huy dẫn nhóm còn lại ra cổng Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai) để chuẩn bị sang tiếp thu đài phát thanh (ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm). Đang lúc đó thì xe tăng giải phóng ầm ầm kéo vào, theo đường Hồng Thập Tự tiến vào dinh Độc Lập. Họ mừng rỡ chạy theo xe tăng để hoan hô. Đến ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Hồng Thập Tự (Nguyễn Thị Minh Khai ngày nay) thì gặp một xe tải quân sự chở đầy bộ đội dừng lại hỏi đường đến đài phát thanh. Họ nhảy lên xe quân sự này để dẫn đường. Khi đến nơi, đài bỏ trống. Đơn vị bộ đội triển khai canh giữ chung quanh. Họ ùa vào đài để tìm cách mở máy nhưng thất bại vì không ai rành kỹ thuật. Và không ai biết mình sẽ phát đi lời gì…”

Chênh ghi tiếp: “Sinh viên và bộ đội đang loay hoay chưa biết làm gì thì bỗng dưng có hai chiếc xe jeep chở đầy người chạy vào khuôn viên đài phát thanh. Rất nhiều bộ đội cùng dân sự bước xuống và họ nhận ra ngay hai ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu, tổng thống và thủ tướng mới nhậm chức của chính quyền Sài Gòn. Một trong hai người chỉ huy yêu cầu sinh viên tìm cách cho tướng Minh đọc lời đầu hàng trên đài phát thanh. Ông nói xong, kéo cả đoàn người mới đến lên lầu một, vào phòng khách theo hướng dẫn của sinh viên. Trong lúc đó, một sinh viên chạy đi tìm nhân viên đài. Tại phòng khách, ngoài hai ông Minh-Mẫu, hai chỉ huy bộ đội (sau này họ mới biết là trung tá chính ủy lữ đoàn xe tăng 203 Bùi Văn Tùng và đại úy bộ binh Phạm Xuân Thệ) và vài anh bộ đội còn có hai người dân sự nữa là anh Nguyễn Hữu Thái và một nhà báo nước ngoài (nhà báo Tây Đức Borries Gallasch của đài truyền hình Đức)”.Tôi đích thân đứng ra điều hành buổi phát thanh ấy, giúp tổ chức ghi âm và giới thiệu lời đầu hàng của tổng thống cuối cùng Việt Nam Cộng hòa đại tướng Dương Văn Minh cùng lời chấp nhận đầu hàng của chính uỷ Bùi Văn Tùng.  Cùng hát vang “Nối vòng tay lớn”  Nhóm sinh viên chủ động tự biên tự diễn chương trình phát thanh, chủ yếu làm sao đưa ra được lời tuyên bố đầu hàng của tướng Minh, thông báo chính sách của chính quyền cách mạng đối với vùng mới giải phóng nhằm trấn an dư luận dân chúng Sài Gòn, vùng Đồng bằng sông Cữu Long, các hải đảo. Xen kẻ vào các lời ghi âm sẳn phát đi phát lại nêu trên, chúng tôi tranh thủ kêu gọi đại diện đồng bào các giới đến lên tiếng trên làn sóng phát thanh.  Về phía nghệ sĩ thì nhạc sĩ Nguyễn Đức là người lên tiếng đầu tiên chào mừng thắng lợi vĩ đại của dân tộc và kêu gọi anh chị em nghệ sĩ yên tâm hợp tác với chính quyền cách mạng. Có lẽ do nghe tiếng nói những người quen như tôi và Nguyễn Đức mà TCS mạnh dạn xuất hiện. Thấy trong đám đông ùa đến đài có nhạc sĩ TCS, anh em sinh viên đưa anh vào và tất cả cùng anh hát bài Nối vòng tay lớn. Không có đàn trống, chúng tôi vổ tay, khỏ nhịp lên bàn cùng nhau hát vang: Rừng núi dang tay nối lại biển xaTa đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hàMặt đất bao la anh em ta về Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồngTrời rộng bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam ……..Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tayTa đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồiVượt thác cheo leo tay ta vượt đèoTừ quê nghèo lên phố lớnNắm tay nối liền biển xanh sông gấm nối liền một vòng tử sinh.      Bài hát ra đời từ mấy năm trước, nói lên giấc mơ của dân tộc nay mới trở thành hiện thực. Đây là bài hát đầu tiên được phát lên sóng của đài phát thanh Sài Gòn ngày giải phóng. Phải gần 20 năm sau tôi mới gặp lại người bạn học cũ, gặp nhau trong ngày trọng đại này. Bài hát này xuất hiện cùng với Huế Sàigòn Hà Nội, Ta phải thấy mặt trời, Việt Nam ơi hãy vùng lên, Đồng dao hòa bình… vào các năm 1968-69 cổ vũ cho tinh thần hòa hợp, hòa giải dân tộc, nói lên khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước. Ngày 30-4-1975, chiến tranh chấm dứt tại Sài Gòn mà không đổ máu, ước mơ trong các bài hát của TCS đã trở thành hiện thực. Có hạnh phúc nào bằng? Vinh dự biết bao! Thế hệ chúng tôi tự hào có TCS phát lên tiếng gọi hòa hợp hòa giải dân tộc đầu tiên ngay sau khi chấm dứt chiến tranh. Làm một người nghệ sĩ, TCS chỉ cần sự kiện sáng tác Nối vòng tay lớn, hát Nối vòng tay lớn như thế là đã có tên trong bảng đồng bia đá rồi.  Sau này khi được nghe tiếng nói thật lòng thân thương của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ thì tôi càng thấy hết ý nghĩa cần thiết của tiếng hát TCS và bạn bè vào giờ phút lịch sử ấy:

 Bài hát đã có tác động làm chùng tay súng. Một ngày, một giờ mà sinh mệnh của hàng triệu con người nằm trên đường tơ kẽ tóc, một sự kiện như thế thật quá trọng đại !” Đó là cảm giác ghi lại của anh bộ đội Nguyễn Văn Thọ khi tiến vào Sài Gòn trên chiếc xe Jeep Mỹ từ phía Củ Chi. Anh viết tiếp :

 Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau trong bão lớn quay cuồng trời rộng…”

 Lời ca không phải là tiếng thách thức tử thủ. Lời ca không phải là tiếng bể máu như kết cục thường của chiến cuộc, lời ca khi ấy làm chùng xuống không khí thù hận và hằn học. Chúng tôi tiến vào Sài Gòn… Chiến tranh nào bao giờ chẳng có mặt trái, nhưng tiếng hát kia, bản nhạc ấy, mở ra cho cả hai bên nghe như một liều thuốc vô hình đã làm chùng xuống một thời khắc dễ nổi cáu và nổi dóa”. 

 Cảm nhận của những người trẻ ngày nay cũng không mấy khác. Nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng Sài Gòn, một em viết rằng:

 “Khi Trịnh Công Sơn viết bài hát Nối vòng tay lớn, ắt hẳn anh đã vô cùng thiết tha mong mỏi cái ngày mà Trời rộng, bàn tay ta nắm, nối trọn một vòng VN.

Thuở ấy, từ những năm cuối thập niên 1960, phải chăng Nối vòng tay lớn đã trở thành một trong các bài hát phổ biến trong sinh hoạt tập thể SVHS ở miền Nam. Thuở ấy, Nối vòng tay lớn đã được tuổi trẻ hát lên với tất cả niềm hân hoan nhiệt thành. TCS đã viết Nối vòng tay lớn cho khắp cả miền Nam cùng hát, thế nhưng ít ai có dịp nghe anh hát. Vậy mà có một ngày, cái ngày trọng đại của thành phố Sài Gòn và cũng là của cả nước, 30-4-1975, người dân Sài Gòn bỗng được nghe TCS hát Nối vòng tay lớn.

Chiều 30-4-1975, phần lớn người dân Sài Gòn đều túa ra đường để được tận hưởng bầu không khí hân hoan, phấn khởi của ngày thành phố được giải phóng. Chính vào lúc ấy, những người dân ở nhà mở radio nghe tin tức qua Đài phát thanh Sài Gòn đột nhiên có cảm giác khác lạ khi chương trình chợt lặng đi một chút và tiếp ngay đó là tiếng của TCS: “Tôi là Trịnh Công Sơn...”, rồi anh cất tiếng hát bài Nối vòng tay lớn.

Mặc dù lúc đó TCS chỉ hát “chay” nhưng người nghe cảm thấy xúc động dâng trào khi nghe anh hát trong giờ phút lịch sử ấy của dân tộc. Bài hát thể hiện lòng mong ước của tuổi trẻ sinh viên học sinh, của toàn dân tộc Việt Nam nay đã trở thành hiện thực.

Giờ đây, đã 30 năm qua. Trong phút giây thiêng liêng kỷ niệm 30 năm lịch sử này, sao cứ tưởng như vẫn còn nghe đâu đây tiếng hát của anh: Trời rộng, bàn tay ta nắm, nối trọn một vòng Việt Nam...”

 Vậy mà sự kiện này cũng có không ít người xuyên tạc. TCS buồn và đắng cay cho cái bi kịch cuộc đời trước những ấu trĩ đó. Anh tâm sự với một người bạn từng hiểu và giúp đỡ tinh thần anh nhiều. Người này khuyên TCS: “Đừng buồn nữa vì dù sao tiếng hát Sơn cũng đã đi vào lịch sử, mà lịch sử thì đâu có chờ đợi ai!”   

 Không phải chỉ có TCS, mà chính bản thân tôi một thời gian dài sau 30/4/1975 cũng từng bị gán cho là “cướp công cách mạng”, dám có mặt tại Dinh Độc Lập giúp bộ đội kéo cờ lên nóc Dinh Độc Lập và giới thiệu lời đầu hàng của tướng Dương Văn Minh tại đài phát thanh Sài Gòn. 

 Tiếng hát hóa giải hận thù, hòa giải dân tộc

 Lần đầu tiên tôi nghe những bài hát phản chiến của TCS khi ở tù ra bị đưa thẳng vào quân trường Quang Trung đi lính vào cuối năm 1967. Người bạn học cũ bấy giờ đang sáng tác nhạc, xuất sắc nhất là loạt bài Ca khúc da vàng. “Tôi có người yêu chết trận Pleime. Tôi có người yêu ở chiến khu Đ chết trận Đồng Xoài...” Những lời ca bi thảm của ca sĩ Khánh Ly trong những đêm quân trường vang lên rờn rợn như từ nhà mồ làm tình cảnh những người như chúng tôi càng thê lương và rã rời hơn.

 Cùng học với nhau một năm thì Sơn thi rớt tú tài I và biến đâu mất. Tôi còn giữ tấm hình lưu niệm nhỏ trao đổi nhau khi rời ghế nhà trường năm ấy. Một thanh niên điển trai, khỏe mạnh lạc quan nhìn về tương lai. Khác với hình ảnh hiện nay của Sơn, gầy ốm, tiều tụy. Nghe nói bấy giờ anh cũng đang trốn lính, sống phiêu bạt và đói rách lắm! Tôi không ngờ người bạn học thời trung học nay lại sáng tác được những lời ca làm xúc động lòng người đến như vậy. Trước khi vào tù, tôi có thoáng nghe mấy bài tình ca của anh, nhưng lại không để ý lắm vì tôi đã từ bỏ những ca khúc yêu đương lãng mạn và tìm về những bài ca gây sự phấn khích đấu tranh. Trong những năm chiến tranh, các băng cát xét hàng loạt bài nói về tình yêu, chiến tranh và thân phận con người của TCS đã thực sự có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm miền Nam và có tác dụng gây ý thức chán ghét chiến tranh.

 Tuy vậy, nội dung nhiều ca từ cũng gợi lên hình ảnh nội chiến không được phía Giải phóng tán đồng. “Một nghìn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, hai mươi năm nội chiến từng ngày”. Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ có lẽ chưa có ai ở miền Nam lại nói lên được thân phận của lớp thanh niên chúng tôi bằng TCS qua những ca khúc ngày càng mang tính chống chiến tranh, chống ngoại xâm. Tôi chưa gặp lại TCS trong những năm này, nhưng vợ tôi Trần Tuyết Hoa khi còn sinh viên lại chơi thân với anh do hoạt động trong phong trào hòa bình và thúc đẩy anh sáng tác ca khúc phản chiến, tổ chức cho anh trình diễn trong tập thể sinh viên. Cuộc chiến đã đẩy chúng tôi mỗi người một ngã, không biết ngày mai sẽ ra sao đây? 

Giòng nhạc của TCS sau 30/4/1975 lại gây tranh luận, nhất l trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Anh phải chăng là “một kẻ phản bội chính nghĩa Quốc gia” (đối với người chống Cộng ở nước ngoài) hay “một kẻ lừng chừng không có lập trường rõ rệt” (đối với chính quyền cch mạng trong nước)?

Đối với TCS, văn hóa luôn đứng trên chính trị, cho nên anh chỉ đơn giản là hiện thân của tâm hồn Việt Nam sống sót sau chiến tranh, nhất định không rời bỏ quê hương và đồng bào mình, không muốn phân biệt đối xử với ai. Anh luơn sng tc với một tấm lòng mong muốn mọi người nhanh chóng vượt qua khó khăn và những chấn thương chiến tranh, tìm ra được tiếng nói hòa giải lẫn nhau giữa những con người Việt để cùng bảo vệ cái ‘Hồn dân tộc’ vẫn mãi tồn tại sau chiến tranh.

Những nhà nghiên cứu về TCS ở nước ngoài hoặc đã cố tình bỏ qua một mảng sáng tác rất quan trọng này của TCS hoặc có làm thì cũng chưa nhận thức rõ chúng một cách khách quan. Có lẽ do họ không sâu sát được tình hình trong nước sau chiến tranh. Riêng anh đã xác định thế đứng của mình là không ra đi khi nói với cc nh bo Php rằng: “Trong các bài hát tôi đều kêu gọi hòa bình, thống nhất. Làm sao tôi có thể nghĩ đến chuyện ra đi !” Và cũng xác định quan niệm đứng trên mãnh đất quê hương để sáng tác: “Nếu tôi ra nước ngoài, tôi không viết được. Không thể trồng một cây Việt Nam trên đất Mỹ hay Pháp được!

Thật vậy, những ca khc TCS sáng tác sau chiến tranh đã nói lên thân phận con người sống sót sau chấn thương chiến tranh, tình yêu quê hương và ý hướng hòa giải dân tộc: Em còn nhớ hay em đã quên, Huyền thoại mẹ, Đời gọi em biết bao lần, Chiều trên quê hương tôi, Em ở nông trường em ra biên giới, Chiếc lá thu phai, và cả Nhớ mùa thu Hà Nội, Thành phố mùa xuân, Tình khúc Ơ bai, Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui,…

Vào thời điểm khó khăn sau chiến tranh đó mà TCS vẫn rất nhân bản khi nói về con người Việt: “Văn hóa Việt Nam vẫn tồn tại. Chiến tranh cùng những hậu quả chỉ làm đổ vở vật chất. Nhưng linh hồn vẫn sống…” Và anh xác định tính cách nhân ái của người mình: “Người Việt Nam dễ tha thứ. Họ thừa khả năng quên đi những kỷ kiệm không hay…” Điều đó thực hiện ngay nơi chính bản thân anh, một người Việt: “Đã yêu cuộc đời này bằng trái tim của tôi”(Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui).

Di hại của chấn thương chiến tranh thật ghê gớm, kéo dài hàng mấy thập kỷ sau ngày ngưng tiếng súng. Ngoài nước, người Mỹ vẫn thù hận, tiếp tục dựng lên cả một chiến dịch quân sự lẫn chính trị quốc tế bao vây và làm tổn hại Việt Nam suốt hai thập kỷ. Người Việt chống Cộng bên ngoài thì tiếp tay với các thế lực thù địch quốc tế điên cuồng chống phá quê hương… Ở trong nước, xuất hiện không ít ấu trĩ của giai đoạn đầu của chế độ cch mạng khiến hàng vạn người Việt Nam tiếp tục bỏ nước ra đi, tạo sự phân biệt đối xử với người còn ở lại. Nhưng nhân dân Việt Nam dù đứng trong phía nào của các phe đối nghịch nhau đây đó trong và ngoài nước đều cất tiếng hát TCS để được “ru dỗ” mình trong những cơn hoảng loạn tinh thần, bế tắc của giai đoạn khó khăn đó.

Đây là một sự kiện lạ lùng có một không hai trong lịch sử Việt Nam lẫn của cả thế giới. Dần dần tiếng hát đó đã có tác dụng tạo được một nhịp cầu nối liền những người Việt ở các phía đối nghịch xích lại gần nhau. Một quá trình hóa giải hận thù, hòa giải hòa hợp đang hình thành và vẫn còn tiếp diễn…

TCS đã là một phần trong cuộc sống của chúng tôi rồi…

 Sau ngày giải phóng, chúng tôi gặp gỡ nhau thường xuyên hơn do gắn bó với nhau qua phong trào “Ca khúc chính trị” của Hội trí thức yêu nước. Anh cùng Phạm Trọng Cầu, Trương Thìn, Trần Long Ẩn, Hoàng Hiệp, Thanh Hải, Miên Đức Thắng… là những cái đinh trong phong trào văn nghệ sôi nổi này.

 Vào đầu những năm ’90 của thế kỷ trước khi TCS sang Canada, cả nhà tôi đều gặp mặt anh, riêng tôi không gặp để đỡ gây phiền toái cho anh đối với những người chống Cộng còn quá hận thù Việt Nam. Nhưng từ khi về nước làm việc sau 1995, tôi thường gặp lại anh, cùng nhau ngồi ôn lại thời học cũ, nói với nhau về những người bạn chung, nay ở đâu, ai còn ai mất. Và nhất là nghe con trai tôi Thái Hoà cùng Jennifer Thomas hát những ca khúc mới của anh.

 TCS vẫn quyết tâm ở lại đất nước sau năm 1975, tuy bị đố kỵ không ít suốt từ Huế đến Sài Gòn. Nhưng rõ ràng là tài năng lẫn lòng yêu nước của anh đã được khẳng định. Tôi nhớ mãi sau ngày giải phóng, loạt ca khúc chính trị của anh dẫu tích cực cách mấy cũng bị xuyên tạc và phê phán nghiệt ngã, cuối cùng người ta mới hiểu ra. Con trai và con gái tôi là Thái Hoà và Thiên Nga về nước lại thân thiết với anh hơn tôi vì họ cùng chơi nhạc với nhau.

Lần cuối gặp gỡ TCS khi tôi cùng giáo sư Trần Văn Khê  đến thăm anh ở nhà đường Duy Tân cũ năm 1998. Họ đều nhiều bệnh và mãi tâm sự nói với nhau về căn bệnh chung là tiểu đường. Sơn đã gầy yếu quá và chỉ mấy năm sau là anh vĩnh viễn ra đi, để lại một gia tài âm nhạc thật to lớn. Không ai ngờ người bạn bình thường ngày nào đó là một tài năng văn nghệ mà có lẽ hàng trăm năm đất nước mới sản sinh được một người.Chúng tôi vẫn gọi TCS là Nguyễn Du của thế kỷ 20.

  Mối tâm giaogiữa TCS cùng tôi và gia đình chúng tôi khởi đầu từ tình bạn thời học sinh, sinh viên rồi kinh qua những năm thao thức và trăn trở thời tuổi trẻ đấu tranh Sài Gòn. Nhưng trên hết có lẽ là tác động của âm nhạc TCS, nó đã trở thành một phần trong cuộc sống và hoạt động của chúng tôirồi...

 Riêng đối với tôi, sự kiện cùng TCS hát bài Nối vòng tay lớn vào trưa ngày 30/4/1975 tại đài phát thanh Sài Gòn không những có một ý nghĩa đặc biệt đón chào ngày hòa bình thống nhất đất nước mà cũng đánh dấu bước khởi đầu cuộc hành trình mới sau chiến tranh của thế hệ chúng tôi trong công cuộc làm lành vết thương chiến tranh, hòa giải dân tộc./. Nguồn: viet-studies

 

 

  

   

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114435000

Hôm nay

2271

Hôm qua

2349

Tuần này

21650

Tháng này

212048

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114435000