Văn hoá học đường

Vấn đề coi thi và chấm thi THPT quốc gia

Kỳ thi Quốc gia được tổ chức lần đầu đã đi được một chặng đường khá dài, khi khâu tổ chức thi, chấm thi đã hoàn thành. Giờ chưa phải lúc làm một cuộc tổng kết để thấy hết thành công và hạn chế của kì thi. Tuy nhiên, có thể thấy vài điểm cần phải tiếp tục suy nghĩ trong trong khâu coi thi và chấm thi, nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan và công bằng trong đánh giá kết quả học tập của thí sinh/ học sinh.

Ở bất cứ kì thi nào, để đánh giá chính xác kết quả học tập của thí sinh, thể hiện trên bài thi, có thể là một tham vọng hơi quá, bởi những bài làm trên giấy trắng mực đen, muôn thuở đêu chỉ là những bài trắc nghiệm, kiểm tra có tính chất tương đối, rất khó để khẳng định rằng nó có thể phản ánh một cách chính xác kết quả của một quá trình học tập của một người. Điều đáng nói nhất là kết quả các kì thi của chúng ta, trong đó có cả kì thi quốc gia, tính trung thực cần phải được xem như là một điều kiện rất quan trọng chi phối nó, bởi sự thực dụng, vụ lợi (như một nét bản chất cố hữu của con người nói chung), và bởi căn bệnh thành tích và sự điêu chỉnh, tiết chế có tính chất phập phù. Con số 91,58% thí sinh đậu tốt nghiệp(*) là một tỉ lệ hoàn toàn có thể gây hoài nghi nếu căn cứ vào mặt bằng chung của giáo dục THPT hiện nay. Có hay không những thí sinh trượt tốt nghiệp oan thì chưa thể nói, nhưng đậu oan thì hẳn là không thể không có. Hiện tượng này nếu xảy ra, trước hết sẽ là do quan niệm của người làm nhiệm vụ coi thi. Ví dụ, những cán bộ coi thi ở khu vực thí sinh có đăng kí xét tuyển đại học, có thể sẽ nghiêm túc hơn vì quán tính nghiêm túc lâu nay, vì mong muốn chất lượng đầu vào, nơi chính những cán bộ coi thi, đơn vị tổ chức thi phải gánh vác trách nhiệm đào tạo về sau. Ngược lại, ở khu vực thí sinh chỉ đăng kí thi tốt nghiệp, với tâm lý "cho các cháu tốt nghiệp cho đỡ tội", cán bộ coi thi có thể sẽ "cởi mở hơn". Hiện tượng này cũng rất dễ xảy ra ở khâu chấm thi. Vẫn quán tính và tâm lý đó, cán bộ ở đại học có thể chấm chặt chẽ hơn cán bộ chấm thi đến từ các trường THPT. Việc chấm dù tiến hành trên ba vòng, nhưng ai dám nói không có hiện tượng thỏa hiệp giữa cán bộ chấm của các vòng chấm, ngay chỉ trong một khu vực chấm đối tượng đăng kí tuyển sinh đại học (vì các trường Đại học phải huy động cả giáo viên THPT để chấm một khối lượng bài thi khổng lồ trong một lượng thời gian rất hạn chế). Một điều rất đáng lưu ý là, chính sự câu thúc về thời gian cũng là một điểm quan trọng ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả bài thi. Và những điều đó cho thấy, không ai có thể chắc chắn được về độ chính xác trong đánh giá chất lượng kì thi. Ví dụ một cụm chấm gốm 200 cán bộ, chấm trong thời gian là 10 ngày, với số lượng khoảng 37.000 bài thi, trung bình mỗi ngày một cán bộ phải đọc 55.5 lượt bài (3 vòng chấm), với các môn khoa học xã hội, nhất là môn văn và lịch sử, có thể sẽ là quá tải, sự chính xác trong khâu chấm là khó có thể đảm bảo.

Vì thế, để đảm bảo tính trung thực, chân thực trong đánh giá kết quả làm bài của thí sinh, sau đó là chất lượng của kì thi quốc gia, khâu coi thi, chấm thi vẫn là một trong những điểm mấu chốt mà Bộ Giáo dục & Đào tạo phải quan tâm hơn nữa.

....................

(1) http://www.doisongphapluat.com/ (24/7/2015)

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434814

Hôm nay

285

Hôm qua

2349

Tuần này

21464

Tháng này

211862

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434814