Tin tức
Phát hiện mộ cổ ở Hà Tĩnh.


Ông Lê Điểng (64 tuổi) con cháu trong dòng tộc họ Lê - một trong những người trực tiếp tiến hành các thủ tục di dời ngôi mộ lên nghĩa trang khu tái định cư cho biết quá bất ngờ với sự việc phát hiện ngôi mộ tổ của dòng tộc có kỹ thuật ướp xác, bởi lúc đầu cứ nghĩa là một ngôi mộ bình thường.
Phần quách của ngôi mộ cổ xây bằng đá cuội tự nhiên được gắn kết với loại vữa vôi mật. chiều dài 2.20m, rộng 70cm, cao 70 cm; 4 phía mặt thành ngoài được xây và nén đất sét 3 cấp từ dưới lên theo hình tháp (mỗi cấp rộng 20 cm). Phần quan làm bằng gỗ (chưa xác định được nhóm gỗ), màu đen, dài 2m, cao 50cm, rộng 60cm, làm theo kiều ghép mộng. Phần ngoài của quan được quấn một lớp vải dày màu vàng và khoảng cách giữa quan và quách được nén chặt một lớp cát. Hình thức bảo lưu thi hài thứ tự từ trên xuống như sau: trên là 3 giải nhiễu màu vàng có 3 dòng chữ Hán, đến tiền giấy (vàng mã) xáo trộn với lá chuối, 1 lớp lụa nhiễu đủ màu, thi hài mặc 10 bộ quần áo bằng nhiễu, lụa đủ các màu theo kiểu triều phục, tiếp đến là một lớp bột màu vàng dày 10cm (thổ hoàng) và dưới cùng lót một tấm chiếu bằng sợi (không rõ chất liệu). Khi mở ván thiên ra thì có mùi hương thơm. Thi hài - chủ nhân của ngôi mộ còn nguyên vẹn. Sau khoảng 10 phút tiếp xúc với khí trời thì toàn bộ trong quan đều chuyển sang màu đen.
Qua tìm hiểu được biết, chủ nhân ngôi mộ cổ chính là vị thủy tổ của dòng họ Lê ở xã Kỳ Phương. Có tên là Lê Huy Tích, làm quan dưới hai triều đại (Lê và Nguyễn), từng làm trấn thủ biên giới xứ Lạng Sơn, vùng Tuyên Hóa. Do có nhiều công lớn, nên đã được triều Lê, Triều Nguyễn phong tặng “ Lê Triều lịch thụ trấn tiết tứ phẩm tướng quân Lê Huy Tích”. Ông mất tại kinh thành Huế vào năm Canh Tý (1840), linh cữu được lưu tại kinh thành Huế 3 tháng sau đó di chuyển theo đường biển về xã Hoằng Lễ, huyện Hà Hoa (nay là xã Kỳ Phương, huyện Kỳ Anh) quê hương của ông để mai táng.
Ngày 3-4, ngôi mộ cổ trên đã được con cháu trong dòng tộc họ Lê cùng chính quyền xã Kỳ Phương hoàn tất các thủ tục, nghi lễ di dời lên nghĩa trang khu tái định cư. Theo ông Lê Bá Hạnh – PGĐ Bảo tàng tỉnh Hà Tĩnh, ngôi mộ cổ có niên đại khoảng gần 200 năm cách ngày nay, là ngôi mộ cổ có kỹ thuật ướp xác được pháthiện lần đầu tiên ở Hà Tĩnh.(Bách Khoa)
tin tức liên quan
Videos
Nhật bản và cải cách Minh trị (1866) trong nhận thức của nguyễn Trường Tộ
“Tết trồng cây” nét đẹp văn hóa mới ở Thanh Chương
Hãy đọc lời ai điếu cho khoa học minh họa
Võ Văn Trực với những câu thơ cháy đến tận cùng buồn vui
Truyện thơ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - một nhịp cầu kết nối truyền thống và hiện đại
Thống kê truy cập
114569576

2360

2432

21959

228100

129483

114569576