Tin tức
Phát hiện giếng cổ ở Kỳ Châu.


Thành giếng có kích thước 1.40m x1.40m, được ghép bằng đá cuội tự nhiên. Từ miệng thành giếng xuống đáy 3.50m. Phần đáy giếng thu nhỏ vào 20cm và được kè, lát bằng ván gỗ. Nước có ngọt mát và trong xanh 4 mùa. Điều kỳ lạ, trong một khoảng cách chưa đầy 7m, gia đình ông Hoàng Đình Tuyển đào một giếng để gia đình dùng nhưng nước màu vàng luôn có một lớp váng dù đã qua bể lọc nhưng vẫn không dùng được. Đặc biệt hơn, so với mặt ruộng thì nền giếng cao hơn khoảng 1m50 nhưng 4 mùa mực nước trong giếng luôn ổn định khoảng 2m50 và cao hơn mặt ruộng 80cm. Đây là điều là bí ẩn, kỳ lạ của các giếng vuông có yếu tố làm giếng của người Chăm xưa và cho đến nay các nhà nghiên cứu về giếng cổ chưa có lời giải.
Dân làng ở đây còn cho biết thêm: giếng vuông đã có từ bao giờ không rõ, được người dân trong làng coi trọng, trước đây gọi là giếng Cây Đa và có thời gian gọi là giếng Đồng Ốc (địa danh). Hàng năm, vào khoảng giữa tháng 4, các vị cao niên trong làng làm lễ tẩy giếng, sau đó thanh niên trai tráng trong làng cùng nhau làm vệ sinh giếng để chuẩn bị nước sinh hoạt trong mùa hè cho cả làng.(Bách Khoa)
tin tức liên quan
Videos
Nhật bản và cải cách Minh trị (1866) trong nhận thức của nguyễn Trường Tộ
“Tết trồng cây” nét đẹp văn hóa mới ở Thanh Chương
Hãy đọc lời ai điếu cho khoa học minh họa
Võ Văn Trực với những câu thơ cháy đến tận cùng buồn vui
Truyện thơ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - một nhịp cầu kết nối truyền thống và hiện đại
Thống kê truy cập
114569572

2356

2432

21955

228096

129483

114569572