Tin tức
Hội thảo quốc gia về bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia
Hội thảo do UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại thành phố Hà Tĩnh vào sáng ngày 29/11.
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Festival “Về miền Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” chào mừng kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đoàn chủ trì Hội thảo
Hội thảo được tổ chức nhằm đánh giá kết quả 10 năm bảo tồn và phát huy Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; thực hiện cam kết với UNESCO trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di sản, đồng thời quảng bá, giới thiệu những giá trị đặc sắc, tinh hoa, độc đáo của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Ông Lê Ngọc Châu - PCT UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Nguồn Báo Hà Tĩnh
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh: Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian truyền thống được người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và sinh hoạt. Qua những làn điệu dân ca mộc mạc, trữ tình của người dân xứ Nghệ, chúng ta thấy được chặng đường lịch sử đã qua và dấu ấn văn hóa của quê hương, dân tộc từ ngàn xưa vọng lại.
Với giá trị văn hóa đặc sắc của di sản, năm 2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Sau khi được UNESCO ghi danh, hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách, đề án, kế hoạch để tăng cường công tác quản lý, định hướng phương án bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Nhiều hội thảo, tọa đàm về dân ca Ví, Giặm được tổ chức; hàng trăm cuốn sách, bài viết, nghiên cứu khoa học về Dân ca Ví Giặm được công bố trên các tạp chí chuyên ngành… với mục đích bảo tồn, phát huy có hiệu quả, bền vững Dân ca Ví, Giặm.
Những nỗ lực nêu trên của cả hệ thống chính trị và những nghệ nhân, nghệ sĩ các nhà nghiên cứu và cơ quan chuyên môn của hai tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An đã làm cho Dân ca Ví, Giặm luôn trường tồn trong đời sống văn hóa của Nhân dân, trở thành niềm tự hào của người dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Ban Tổ chức đã nhận được 40 tham luận của các tác giả. Tại Hội thảo, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý, nghệ nhân, nghệ sĩ đã trao đổi, thảo luận làm rõ thêm một số vấn đề: i. Những giá trị tiêu biểu, đặc trưng của Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh; ii. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong 10 năm qua; iii. Sức sống hiện nay của di sản so với thời gian trước khi được ghi danh; iv. Việc thực hành, truyền dạy và lực lượng kế cận và nguy cơ ảnh hưởng đến việc thực hành, truyền dạy di sản; v. Các chính sách hỗ trợ, việc đầu tư kinh phí bảo vệ và phát huy giá trị di sản từ các địa phương; iv. Các chương trình hành động, các giải pháp tiếp tục bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong thời gian tới; vii. Các giải pháp tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong nước và quốc tế.
Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Lê Ngọc Châu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: Mỗi tham luận mang đến một góc nhìn độc đáo, sáng tạo để hiến kế cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại hình di sản độc đáo này. Đây là nguồn tư liệu quý, cơ sở quan trọng để Nghệ An và Hà Tĩnh tiếp tục triển khai những chính sách, hành động cụ thể, đưa Dân ca Ví, Giặm vươn xa hơn nữa trong cuộc sống hiện đại, trường tồn trong đời sống của Nhân dân.
tin tức liên quan
Videos
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Xuân về Tết đến: Cảm nhận văn chương xứ Nghệ từ điểm nhìn văn hóa
Đề cương Văn hóa Việt Nam và hành trình nhận thức, lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chu Huy Mân - Vị Đại tướng trưởng thành từ Nghệ Tĩnh đỏ
Thống kê truy cập
114513997
2167
2303
21934
220870
121356
114513997