Tin tức
Hội thảo khoa học: “Dòng họ Nguyễn Trọng - Trung Cần với sự nghiệp bang giao, xây dựng và bảo vệ đất nước”
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hương
Sáng 6/11, tại thành phố Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Sử học, UBND huyện Nam Đàn tổ chức Hội thảo khoa học: “Dòng họ Nguyễn Trọng - Trung Cần với sự nghiệp bang giao, xây dựng và bảo vệ đất nước”.
Chủ trì Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hương
Tham dự Hội thảo có Tiến sĩ Lê Quang Chắn - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Sử học; PGS.TS Nguyễn Đức Nhuệ - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Viện Sử học; Đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; lãnh đạo huyện Nam Đàn cùng các nhà nghiên cứu và con cháu dòng họ Nguyễn Trọng.
Dòng họ Nguyễn Trọng ở làng Trung Cần, xã Nam Trung nay là xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, từ xưa đã nổi tiếng là một dòng họ khoa bảng “kế thế khoa đăng” có nhiều người đỗ đại khoa và đóng góp to lớn cho đất nước đặc biệt là lĩnh vực ngoại giao và được nhiều sử sách ghi chép. Tiêu biểu có ba thế hệ cha con, ông cháu đều đỗ Tiến sĩ là Nguyễn Trọng Thường, Nguyễn Trọng Đương, Nguyễn Trọng Đường, 4 đời 5 lần được triều đình cử đi sứ nhà Thanh (Trung Quốc).
TS. Đỗ Thị Bích Tuyển - Viện nghiên cứu Hán Nôm tham luận tại Hội thảo. Ảnh: Nguyễn Hương
Với 22 tham luận của các nhà khoa học đến từ Viện Sử học, Viện Nghiên cứu Hán Nôm; Đại học Đại Nam; Trung tâm hoạt động khoa học văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), Đại học Vinh; Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Nghệ An và các nhà nghiên cứu địa phương, con cháu dòng họ… đã đánh giá một cách toàn diện về công lao, hành trạng của các nhân vật và làm sáng tỏ hơn về sự đóng góp của các thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Trọng trong sự nghiệp ngoại giao, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ cương vực lãnh thổ của đất nước ta lúc bấy giờ, từ đó làm căn cứ khoa học tiến tới xây dựng hồ sơ UNESCO ghi nhận kỷ lục dòng họ 4 đời 5 lần đi sứ Trung Quốc./.
tin tức liên quan
Videos
Có quá nhiều "bia đá" ở Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Học để biết nghĩ
Luận bàn về văn hóa ứng xử
Roy Medvedev: “Stalin từng mơ ước trở thành nhà văn”
Từ “Vịnh” đến “Vinh”
Thống kê truy cập
114519717
2178
2311
2758
217656
121009
114519717