Cuộc sống quanh ta

Từ một cái chết, nghĩ về vai trò của xã hội học trong quản lý

Mặc dù đó là một vấn đề đã được nghiên cứu ở các nước khác. Tại sao ta không dựa lên đó và kiểm chứng xem ở ta có trùng hợp như vậy không và nếu có thì thay đổi để cứu những sinh mạng sản phụ và trẻ sơ sinh ? Ngày xưa, mang thai và sinh con là một rủi ro, nhưng từ cả thế kỷ nay tình hình thay đổi rồi. Trong các nhà thương, phòng hộ sản không còn là một phòng bệnh mà là một phòng vui. Con người, trong thiên nhiên là động vật duy nhất cần phải có sự giúp đở để có thể sinh con nhưng mang thai và cho con chào đời là những việc nằm trong quá trình an bài bình thường của sinh lý. Con cái là sự chờ đợi của cha mẹ. Trẻ là tương lai. Đón con là một niềm vui bao la của tất cả các cặp vợ chồng và của cả đại gia đình, nhất là trong những hình thức gia đình truyền thống như gia đình bên ta. Thế mà ta vẫn để sản phụ tiếp tục chết vì những lý do không chính đáng, vì cái chủ quan hay vì cái tham lợi riêng tư của một số người. http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/137533/de-o-phong-kham-cua-truong-khoa--san-phu-tu-vong.html Yannick Jaffré đã nghiên cứu về đề tài này ở châu Phi và tôi đã trình bày ở đây, đoạn thứ 3 trong những chuyện ở bệnh viện, phần A http://dantri.com.vn/dien-dan/ngam-ve-nhung-bao-dong-do-trong-y-te-giao-duc-628942.htm Bao giờ ta sẽ bắt đầu nghiên cứu các hiện trạng xã hội ở Việt Nam? Chuyện bỏ xó hay xem rẻ khoa học xã hội không mới. Giới quản lý thường quản lý với cảm tính, thường lấy suy xét cá nhân mà hành động. Ngày xưa, không có xã hội học, vua quan đã làm như thế. Nhưng thời nay, chẳng lẻ ta cứ tiếp tục ? Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã nói về tầm quan trọng của khoa học xã hội nói chung và chính ông đã lập ra Viện Nghiên cứu về Tâm lý Nhi đồng. Nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của ông tạp chí Sông Hương có bài này : http://www.tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c18/n12315/Di-cao-Nguyen-Khac-Vien-vai-tro-cua-khoa-hoc-xa-hoi-dan-chu-xa-hoi.html Bác sĩ Viện, từ những năm 1980 của thế kỷ trước đã phân tích cái chuyên đoán hay vỏ đoán của giới quản lý nước ta trong các tiếp cận về thực trạng xã hội. Thật vậy, không những ở xứ ta, Liên xô ngày xưa cũng thế. Tôi biết chuyện ông Sorokin, gốc người Nga, chẳng hạn. Suốt đời ông đã khắc khoải mong muốn được mang vốn hiểu biết của mình về phục vụ cho xứ sở nhưng cho đến lúc ông lìa đời, trong những năm 1960, vẫn không được về Liên xô dạy – dù ông là một trong những nhà xã hội học lớn nhất trong lịch sử, giáo sư sáng lập ngành xã hội học ở Harvard. Nhiều tiếng nói đã dóng lên về nhu cầu phải áp dụng khoa học vào quản lý http://dantri.com.vn/c202/s202-493063/cong-tac-quan-ly-va-nghien-cuu-xa-hoi-hoc.htm Ai cũng biết là ở Mỹ, các nhà xã hội học được trọng dụng, CarrerCast từ mấy năm nay đều sắp nghề xã hội học trong top 20 trên 200 nghề http://dantri.com.vn/dien-dan/chon-nghe-chon-nganh-hoc-586904.htm Thế nhưng các xã hội học gia ở ta hầu như bị xem như nguy hiểm vì họ có thể chỉ đích danh sự thật. Ta bảo «sự thật mếch lòng». Có người quản lý thì gần như cố tình quản lý mà không cần sự thật. Để các sản phụ tiếp tục chết. Để hối lộ tham nhũng hoành hành. Để bạo lực từ từ ăn sâu bắt rể trong khắp các lĩnh vực. Ngay đến thống kê ta còn không hoàn chỉnh thì thực trạng xã hội, cần gì đến nghiên cứu cho mệt ! Thôi thì xin chào nhân loại, chúng tôi không đi cùng tàu với các bạn !

Comments

{{ dataForm.errors().get('userId') }}
{{ dataForm.errors().get('content') }}

{{i.userId}}

{{i.content}}

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

Hôm nay

38649

Hôm qua

114166

Tuần này

396422

Tháng này

1111159

Tháng qua

2268048

Tất cả

114307565