Liên tục trong các ngày từ 29-31/3 (tức 1-3/3 âm lịch), thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương đã long trọng tổ chức lễ hội Đền Bà Chúa. Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND, các ban ngành cấp huyện và đông đảo nhân dân trên địa bàn đã tới dự.
Liên tục trong các ngày từ 29-31/3 (tức 1-3/3 âm lịch), thị trấn Dùng, huyện Thanh Chương đã long trọng tổ chức lễ hội Đền Bà Chúa. Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND, các ban ngành cấp huyện và đông đảo nhân dân trên địa bàn đã tới dự.
Toàn cảnh đền Bà chúa trong ngày lễ
Đền Bà Chúa là một công trình kiến trúc tôn giáo được khởi dựng dưới thời nhà Nguyễn để thờ Tam tòa Thánh Mẫu đó là Bà Chúa Liễu Hạnh, Bà Chúa Thượng Ngàn và Mẫu Thoải, về sau đền còn phối thờ thêm các nhân thần có công với đất nước gồm Cao Sơn - Cao Các, quan Lê Quý Công. Theo truyền thuyết và đền phả tại chốn linh thiêng này, các vị thần đã linh ứng phù hộ, độ trì cho nguời dân được an bình, hạnh phúc, tấn lộc tấn tài, học hành đỗ đạt.
Đền Bà Chúa được coi là một mẫu mực điển hình của phong cách kiến trúc truyền thống, đăng đối, có tiền, có hậu, có thượng, có hạ, có tả, có hữu được bố cục trải dài theo chiều sâu nên đã tạo cho di tích một không gian thoáng đãng, nhưng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, linh thiêng của chốn đền đài, miếu mạo. Đặc biệt, đền Bà Chúa còn lưu giữ được nhiều tài liệu, hiện vật có giá trị về lịch sử - văn hóa như sắc phong, câu đối, đại tự… giúp hậu thế có thêm nhiều tư liệu quý trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của các nhân vật được thờ tại đền.
Từ lâu, đền Bà Chúa đã được Nhân dân xã Thanh Đồng và các xã trong vùng chiêm bái, phụng thờ nghiêm cẩn, trang trọng. Lễ chính được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Không chỉ trong ngày lễ mà đền được hương khói quanh năm, trở thành một địa chỉ văn hóa tâm linh của Nhân dân và du khách. Ngoài ý nghĩa đó, đền Bà Chúa còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của xứ Nghệ nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng như: Đêm 15/8/1945, Ủy ban khởi nghĩa huyện Thanh Chương được thành lập và tổ chức hoạt động tại đền, thời kỳ 1953 - 1954, Trường Quân chính Trung ương về đóng quân và huấn luyện tại khu vực đền, thời kỳ 1965 - 1966, đền là nơi tập trung cất giấu của cải vật chất, vũ khí đạn dược quốc phòng để vận chuyển bằng đường thủy trên sông Lam vào các chiến trường.
Với những giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn đó, năm 2009, Đền đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Từ sau khi được công nhận di tích, UBND huyện Thanh Chương, xã Thanh Đồng (nay là Thị trấn Dùng) đã đầu tư ngân sách và kêu gọi xã hội hóa hàng tỷ đồng để trùng tu tôn tạo, cơi nới khuôn viên đảm bảo cho di tích được khang trang sạch đẹp hơn
Là năm đầu tiên được sáp nhập vào thị trấn, Lễ hội Đền Bà Chúa năm nay được Thị trấn Dùng tổ chức rất trang nghiêm và trọng thể với các phần lễ và hội. Phần lễ gồm lễ yết cáo được tổ chức vào tối ngày 2/3, phần chính lễ được tổ chức vào sáng ngày 3/3 âm lịch. Tại đây, các đại biểu được nghe ôn lại truyền thống lịch sử văn hóa của vùng đất xã Thanh Đồng, nghe truyền thuyết và công đức của các vị thần được thờ tự tại đền cũng như quá trình xây dựng, trùng tu tôn tạo đền và ý nghĩa của văn hóa tâm linh đối với đời sống. Sau đó là lễ tế thần trang nghiêm được tổ chức theo cổ lễ.
Đoàn đại biểu của Huyện ủy - HĐND - UBND, các ban ngành cấp huyện dâng lễ tại đền
Lễ Tế thần được tổ chức trang trọng theo cổ lễ
Phần hội được tổ chức liên tục trong 3 ngày với các trò chơi kéo co, đẩy gậy nam nữ thu hút hàng ngàn lượt VĐV của 18 khối tham gia. Ngoài ra còn có các chương trình văn nghệ chọn lọc do Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, CLB Ví, Giặm Sông Lam Thanh Chương và các hạt nhân trên địa bàn biểu diễn và các trò chơi dân gian hấp dẫn như nhảy bao bố, đập niêu, bịt mắt bắt vịt…cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều người dân và du khách.
Chương trình văn nghệ phong phú tại lễ hội
Các vận động viên thể hiện sức mạnh trong bộ môn kéo co.
Đây gậy ở nhiều hạng cân là bộ môn có nhiều VĐV tham gia
Hấp dẫn trò chơi bịt mắt bắt vịt tại lễ hội
Đập niêu một trò chơi dân gian thu hút nhiều người dân và du khách
Lễ hội Đền Bà Chúa là hoạt động truyền thống hàng năm nhằm thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, giữ gìn và phát huy giá trị của di tích cũng như đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh của Nhân dân trên địa bàn.
ĐH
22
2276
2838
220685
122920
114553142