Cuộc sống quanh ta

Bàn về bằng cấp giỏi vẫn bị trượt trong tuyển dụng và người tài xứ Nghệ liệu đã trọn chữ tài?

Các diễn đàn báo mạngnóng bởi thông tin 30 người có bằng cao học bị trượt trong đợt tuyển công chức tại Hà Nội. Bài này thì lên án kiểu tuyển dụng đánh trượt “người tài?”; Bài kia thì nghi ngờ người tài chưa thực tài nên mới trượt; Cũng có cả tâm sự (dấu mặt) của người từng bị đánh trượt;  vv...

Tôi xin được chia sẻ góc nhìn sự việc của mình tới những ai quan tâm.

Có lẽ không nên viết lách theo kiểu rườm rà, tôi sẽ mào ngay ra mấy vấn đề đáng bàn như sau:

  1. Bạn quan niệm như thế nào là “người tài”?
  2. Bàn về phương pháp tuyển dụng đúng
  3. Một số nhìn thấy qua thực tiễn và lời bình của tôi cho thực trạng Việt Nam

Và tôi sẽ đi từ mục 2 trước là bàn về phương pháp tuyển dụng:

Chả là năm 2011, cơ quan tôi đã có mời Tập đoàn HayGroup mở một “Hội thảo về phân tích vị trí công việc”. Tại hội thảo này mở ra cho công ty một hướng tuyển dụng mới, mà tôi có thể tóm tắt cơ bản như sau:

Bước 1:Cần thiết phải có “bản mô tả công việc” (Job Description)cho vị trí công việc cần bố trí người làmtrước khi tuyển dụng. Bản mô tả công việc là một loại văn bản mà nội dung của nó phải thể hiện được thứ tự các bước tiến hành công việc của một chức danh, cùng với chức năng, trách nhiệm và quyền hạn của vị trí công việc đó.

Ví dụ: Một người thợ hàn do Loyd’s đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế thường có 3 bậc tay nghề (VN có 7 bậc). Bản mô tả công việc của HHIsẽ mô tảrất chi tiết và rõ ràng từng bậc thợ phải đạt được những gì. Sau khi đào tạo xong phần lý thuyết, học viên giỏi có thể thi đỗ ngay bậc 3/3 mà không cần phải bước trật tự từng nấc thang 1,2,3như ở VN.

Thực ra loại văn bản này ở VN, Bộ Lao động cũng đã có nhưng nội dung thể hiện chưa đầy đủ. Cụ thể là chưa có phần liệt kê chi tiết và sắp xếp thứ tự các đầu mục công việc mà người lao động phải làm nếu được tuyển dụng.

Bản mô tả công việcđưa đến giá trị thực dụng cao trong quản lý:

- Giúp cho trưởng chuyên môn định hình được các chức danh công việc thuộc quyền quản lý của mình.Đặt được nhu cầu chính xác về con số nhân công cần tuyển dụng. Đồng thời căn cứ vào đó để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cấp dưới. Xếp lương đúng với năng lực của người lao động.

Ví dụ:Tôi tiếp tục trường hợp thợ hàn. Khi HHI tuyển thợ hàn cho hợp đồng lắp đặt đường ống dẫn khí tại VN. Tất cả thợ hàn đăng ký dự tuyển đều đượctrải qua một lớp đào tạo ngắn hạn do HHI hợp đồng với Loyd’s. Dù ở VN các thợ hàn này đang ăn bậc lương 6,7 thì vẫn chẳng có ưu tiên nào đâu, cứ phải qua sát hạch. Sau khi đào tạo, Loyd’s sẽ tổ chức kiểm tra tay nghề thực hành. Người đạt mức tay nghề 3/3 sẽ được bố trí ở vị trí có yêu cầu kỹ thuật cao như hàn ống dẫn khí. Tất nhiên đạt trình độ tay nghề cao thì đồng nghĩa với lương cao. Người có tay nghề 2/3 sẽ được bố trí ở vị trí có yêu cầu kỹ thuật công nghệ thấp hơn. Người chỉ đạt tay nghề bậc 1/3 sẽ bị từ chối tuyển dụng. Và đã xảy ra nhiều trường hợp thợ hàn bậc 7/7 của Việt Nam không đạt bậc 3/3 của Loyd’s, ngược lại nhiều thợ hàn chỉ ăn lương 4/7 của VN lại trở thành thợ giỏi 3/3 trong lực lượng tuyển dụng của HHI. Một sự khác nữa so với VN là chứng chỉ tay nghề cho thợ hàn chỉ có giá trị trong 3 năm. Khi bước vào một hợp đồng mới, tất cả lại được đào tạo và cấp chứng chỉ lại.

- Giá trị của bản mô tả công việctrong tuyển dụng:Bạn nên hiểu một công ty mà có chủ trương tuyển nhân sự có trình độ ĐH 100% chưa chắc là một công ty có chiến lược dùng người tốt. Cái dở nhìn thấy trước mắt là sự phí phạm quỹ tiền lương. Căn cứ vào bản mô tả công việc, công ty có thể dễ dàng đặt ra nhu cầu về trình độ cần tuyển dụngsát với thực tế, liệu có cần tới cao học, hay chỉ cần mức tương đối là đại học, hay mức thấp là trung cấp, sơ cấp?

Việc xác định đúng trình độ cần tuyển dụng sẽ tiết kiệm được quỹ lương một cách khoa học; Đồng thời căn cứ vào bản mô tả công việc để ra đề thi sát với nhu cầu công việc.Đặc biệt, bản mô tả công việc gửi kèm theo thông báo tuyển dụng sẽ giúp người tham gia dự tuyển chuẩn bị tốt hơn cho phần phỏng vấn.

Bước 2:Thiết kế đề thi, đáp án và barem điểm

Bản mô tả công việc giúp cho người ra đề dễ dàng phân tích tính chất công việc, phân định bước khó và bước cần giải quyết linh hoạt trong công việc, để từ đó có thể đặt ra những câu hỏi tình huống ở dạng phát hiện người dự tuyển là người có kinh nghiệm.

Về barem điểm: Thường thì thang điểm 200. Trong đó 100 điểm dành cho chuyên môn chính, 40 điểm cho Anh văn, 30 điểm cho vi tính, 30 điểm cho phỏng vấn chung. Điều kiện tiên quyết là điểm ở phần thi chuyên môn chính phải đạt tối thiểu 65/100 điểm trở lên cho những chức danh bình thường; 75/100 điểm trở lên cho những chức danh kỹ thuật, mới có cơ hội xét tuyển vòng tiếp theo là phỏng vấn chung. Một số vị trí công việc đòi hỏi nhu cầu phải thông thạo tiếng Anh, thì barem cho môn thi này sẽ được thiết kế riêng. Có những chức danh như ở ban TMĐT, thang điểm ngoại ngữ có thể ngang bằng với điểm chuyên môn chính. Khi ấy thang điểm sẽ là 300.

Tôi xin nói với các bạn rằng,nhân sự dự tuyển chỉ cần bước qua cửa phòng của hội đồng phỏng vấn là đã bị chấm điểm về phong cách giao tiếp. Không đòi hỏi bạn phải là một hoa hậu, hay một người sành điệu về thời trang, nhưng ánh nhìn thông minh quyết đoán, nụ cười thân thiện, bước đi khoan thai, và biết giữ tông giọng vừa phải khi trả lời phỏng vấn là đã ghi được 10/200 điểm rồi.Nghĩalàtrongthangđiểm của phầnphỏngvấnchungcócảđiểmvềcửchỉ, ánhmắt, nụcười, điđứng, nóinăng, tư tưởng, tầm nhìn, ý thức công dân, năng khiếu về văn thể mĩ …

Bước 3:Tổ chức thi tuyển:

Gồm hai nội dung rõ rệt: Lý thuyết viết và phỏng vấn trực tiếp cho ba môn căn bản: nghiệp vụ chuyên môn, Anh văn và vi tính. Trong đó phần phỏng vấn thường được gộp chung cả ba phần lý thuyết với phỏng vấn chung thành một buổi.

Và sau đây tôi sẽ đưa ra 3 trường hợp thực tiễn để bàn vào mục “3” mà tôi đề ra ở trên:

Tuyển dụng với người có bằng cấp trong nước; tuyển dụng người có bằng cao học từ nước ngoài về; và tuyển dụng cho tổ chức liên doanh với nước ngoài.

Tuyển dụng với người có bằng cấp trong nước:

Thi lý thuyết thường được tổ chức trước vào buổi sáng, chấm điểm ngay trong buổi, để đến chiều sẽ đem bài thi đã chấm đến phòng phỏng vấn. Đôi khi người phỏng vấn sẽ hỏi trực tiếp vào câu hỏi đã thi buổi sáng ở dạng triển khai từ lý thuyết sang thực hành.

Điều lạ là có những thí sinh khi viết thì đúng, nhưng khi trả lời trực tiếp lại sai trên cùng một câu hỏi, thậm chí không nhớ buổi sáng mình viết gì; Hoặc có người nghe nói tiếng Anh tương đối khá, nhưng khi yêu cầu chuyển đổi nội dung văn bản trước mặt sang tiếng Anh thì không làm được;

Một số chức danh ở bộ phận kỹ thuật khó tìm như chuyên gia về điện tự động hóa, cơ khí điện tử, đừng nói đến chuyện mua bằng tiền, mà ngược lại phải đi thuyết phục người ta đến cơ quan tham gia tuyển dụng. Trong cái sự thiếu ấy, cơ quan tôi từng kéo cả tổ phỏng vấn đến một ĐH hàng đầu của thủ đô HN để tổ chức phỏng vấn trực tiếp. Nên nhớ là trong tổ phỏng vấn lúc ấy có cả chuyên gia nước ngoài. Có một sinh viên thuộc hàng thủ khoa, nhìn học bạ cả tổ ai cũng mê, nhưng khi phỏng vấn trực tiếp thì cả tổ lắc đầu ngán ngẩm vì cậu ta thao thao bất tuyệt về tài năng của mìnhlên tận mây xanh, không cần biết cả ý tứ xem hàng người ngồi trước mặt là ai, trình độ cỡ nào mà dám phỏng vấn cả thủ khoa. Chính vị chuyên gia nọ đã đặt nghi vấn về trình độ thực chất của cậu này. Để chuyên gia thiếu tin tưởng, đó là lý do thủ khoa bị trượt tuyển dụng. Sự ba hoa của cậu ta không do bản chất, mà do hão huyền trong giáo dục, chính là cái kiểu tâng bốc “thủ khoa là người tài” như đề tài tôi đang thảo luận này.

Tuyển dụng người có bằng cao học từ nước ngoài về:Cậu ta học cao học từ Úc, chuyên ngành xây dựng, cho nên được bố trí vào nhóm giám sát thi công công trình. Sáng ra, nhóm này thường phải mang vác khá nhiều dụng cụ chuyên ngành lên site để làm việc. Khi một bác lớn tuổi bảo cậu ta vác dùm mấy cái thước ke gì đấy, thì cậu ta vặc lại luôn:”- Kỹ sư cao học mà phải làm bốc vác à?” Thế là bác ấy chẳng nói gì, lẳng lặng vác nốt mọi thứ lên xe. Sau một tuần thử việc cậu ta mới té ngửa, nhóm có 5 người thì cả 5 người từng tốt nghiệp đại học tại Liên Xô, 2 trong 5 người sau đó còn tu nghiệp thêm 2 năm ở Anh, vị chi cả 5 người đều là kỹ sư cao học từ nước ngoài về. Nhưng cái đáng nói là sau 3 tháng thử việc, cơ quan buộc phải từ chối ký hợp đồng, vì khi giám sát trên công trường, cậu ta chỉ đạo không đúng quy trình đang thực hiện. Mà sai lại không chịu nhận, cứ bảo thủ “ở Úc người ta làm thế, VN thì thế nọ, thế kia...”. Sự kiêu ngạo, coi thường VN, khiếncậu ta không chịu hiểu ra, môi trường cậu ta đang đứng tuy là đất VN, nhưng chỉ huy công trường là người của những tập đoàn hàng đầu thế giới cử đến. Kỹ thuật công nghệ trên công trường được áp theo tiêu chuẩn quốc tế, người lao động trên công trường tuy phần nhiều là người VN, nhưng kỷ luật lao động, giờ giấc làm việc cũngnghiêm minh như bất kỳ công trường nào ở nước ngoài. Cho đến cao điểm là công nhân bên B biểu tình không chịu làm việc trong ca của cậu ta giám sát, thế là trưởng nhóm không bảo ban nổi, đành trả về phòng tổ chức, cậu ta không được ký tiếp hợp đồng mới.Như vậy trường hợp này cũng là thủ khoa tự đánh trượt mình vì không biết người biết ta.

Tuyển dụng cho tổ chức liên doanh với nước ngoài:

Thường thì phía VN sơ tuyển vòng loại, tức kiểm tra và lựa chọn hồ sơ nhân sự có bằng cấp đạt yêu cầu. Nhưng nhiều sinh viên dự tuyển đã rất ngỡ ngàng khi phía đối tác nước ngoài chẳng quan tâm gì đến bằng cấp trong hồ sơ. Sẽ không có những câu hỏi ở dạng “làm thế nào mà em có thành tích học tập cao thế?”.

Những người đã qua sơ tuyển được đưa vào trong môi trường nhà máy từ 3 ngày đến một tuần. Hàng ngày quan sát công nhân làm việc, tự tìm đọc tài liệu chuyên ngành mình trong thư viện của nhà máy. Đến ngày cuối thì tổ chức phỏng vấn. Và câu thường hỏi của các chuyên gia nước ngoài thường ở dạng toán logic; hoặc là bạn thấy dây chuyền làm việc đó hoạt động thế nào? OK chứ? Bạn đã tìm thấy những gì trong thư viện? Cái nội dung bạn đọc ấy có vấn đề gì không? Vv...

Thực ra các chuyên gia nước ngoài tách bạch rõ ràng hai phần trong yêu cầu chất lượng tuyển dụng: Họ cho rằng bằng cấp là để chứng minh người dự tuyển đã qua phần học lý thuyết; Còn học rồi có hành được không là một nhẽ khác và họ đang tuyển người làm việc chứ không phải tuyển người học giỏi, có bằng cấp cao. Do đó khi đặt yêu cầu về bằng cấp, chỉ nói chung chung là “tốt nghiệp ĐH chuyên ngành A,B,C...” mà không hề đặt chỉ tiêu là loại khá, giỏi như phía VN.Không đặt yêu cầu cao trong hồ sơ tuyển dụng, không đem ra đàm luận trong phỏng vấn, nhưng thực chất các chuyên gia đã xem qua hết lượt chứng chỉ trong hồ sơ của người dự tuyển, nên họ gần như không bỏ qua những người có bằng Master của các trường ĐH có uy tín trên thế giới . Cho nên phải hiểu sự đặt yêu cầu không cao về bằng cấp là nhằm không bỏ sót người có kinh nghiệm trong quá trình tuyển dụng.

Không phải khi nào cũng cứ người đạt điểm cao nhất là trúng tuyển:Trên thực tế có những vị trí công việc khó, cơ quan tổ chức đến dăm bảy lượt phỏng vấn mới tuyển được người đạt yêu cầu; ngược lại có những vị trí có nhiều người tham gia tuyển dụng, nhiều ngườicùng đạt điểm cao trên cả yêu câu đưa ra ban đầu. Trong trường hợp cónhiều người cùng đạt. Lúc ấy không phải tổng giám đốc, hay trưởng ban nhân sự, mà trưởng đơn vị tiếp nhận và sử dụng lao động sẽ được trao quyền đưa ra quyết định cuối cùng. Bởi anh ta mới là người trực tiếp sử dụng và chịu trách nhiệm về chất lượng công việc của người trúng tuyển. Và khi được TGĐ trao quyền quyết định, anh ta có quyền nhìn người theo ý mình, có thể sẽ lựa chọn người có số điểm cao thứ hai, thứ ba, nhưng anh ta thấy phù hợp với mình, miễn là nằm trong danh sách mà tổ tuyển dụng đã đánh dấu kết quả đạt. Tôi nghĩ, người nộp hồ sơ xin việc nên hiểu điều này để tránh ấm ức cho mình, khi thấy mình điểm cao mà không được trúng tuyển.

Cuối cùng tôi xin quay về mục “1”: Bạn hiểu như thế nào là người tài?

Tôi lại phải kể thêm câu chuyện thứbavềcáisựgọilàthủ khoa tự đánh trượt mình: Đây là một nhân tố trên cả tài so với thủ khoa. Là người trước đó từng đoạt giải trong một kỳ thi ô-lem-pic toán quốc tế, được nhà nước cử sang Liên Xô du học và trở về với tấm bằng tiến sĩ, cho nên được cơ quan tin tưởng giao chức vụ khá cao. Nhưng rốt cuộc ông tiến sĩ đã không làm tròn vai trò điều hành theo yêu cầu công việc, buộc HĐQT phải họp và chuyển sang chức danh chuyên gia tư vấn. Lời bình rằng, nếu cứ có bằng thạc sĩ trong và ngoài nước mà được gọi người tài thì ông tiến sĩ là người quá tài! Nhưng trong thực thi công việc ông ấy đạt chất lượng như một kỹ sư bình thường vậy thì có còn được gọi là người tài?

Ở đây có những giả thiết đặt ra về các nhóm năng lực lao động:

- Người học giỏi nhưng hành không giỏi: dạng này rất nhiều ở VN hiện nay;

- Người học giỏi nhưng lựa chọn công việc không phù hợp với khả năng: đây là dạng người không tự đánh giá đúng bản thân và thiếu tính năng động;

- Người học hành đều giỏi, nhưng luộm thuộm và rất thiếu đầu óc tổ chức, không có khả năng lãnh đạo: Có lẽ nhóm người này IQ cao, nhưng EQ không cao và thường là ngồi ghế chuyên viên chính cho tới lúc về hưu?

- Ngược lại với nhóm 3: Người học không giỏi nhưng lại rất nhạy cảm với các mối quan hệ. Rất tiếc phần lớn các quan chức VN đều thuộc nhóm này. Cho nên mâu thuẫn xã hội xảy ra khi trình độ chuyên môn của sếp không bằng lính thì tự ái. Thậm chí đọc báo cáo không hiểuthì nghĩ rằng lính chơi đểu sếp, thế là dìm nhau, môi trường làm việc nặng nề, hệ quả công việc ngày càng tụt hậu.

- Nhóm cuối cùng là nhóm ngoại lệ: thực hành tốt, có đầu óc tổ chức và kỷ luật nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tiễn cao nhưng bằng cấp không cao, nên bị thiệt thòi bởi cơ chế NN phụ thuộc vào bằng cấp. Những người này thường là những người vì hoàn cảnh nào đó không có cơ hội học hành tử tế, trình độ do thông minh và kinh nghiệm thực tế mà có.

Vậy nên đánh giá người tài ra sao đây?

Tôi thì tôi cho rằng, người hội tụ được cả 4 yếu tố: học, hành, khả năng sáng tạo và khả năng tổ chức công việc đều giỏi mới nên gọi là người tài. Còn sinh viên thủ khoa thì chỉ nên gọi là người học giỏi thôi.

Bàn về cái sự học giỏi mà hành không giỏi có 4 nguyên nhân:

- Đào tạo thiếu trầm trọng về thực hành ở nhiều trường ĐH của VN. Khá nhiều sinh viên có bằng khá giỏi khi được tuyển dụng vào cơ quan tôi, thường phải mất 2 – 3 năm mới có thể làm việc một cách chính thức được. Như vậy vô tình công ty tuyển dụng đã phải lãnh lấy nhiệm vụ đào tạo thực hành thay cho trường ĐH. Đây là một phí phạm về quỹ tiền lương mà nhiều trường ĐH ở VN vô tư gieo cho xã hội;

- Chọn vị trí công việc không phù hợp với khả năng đích thực của bản thân. Như vị tiến sĩ kể trên chẳng hạn;

- Việt Nam rất thiếu đào tạo về kỹ năng sống, khả năng tư duy, tầm nhìn chiến lược, nên người lao động VN thường thiếu góc nhìn toàn diện về một vị trí công việc, dẫn đến không lường được sự mất an toàn, tự gây rủi ro cho bản thân. Ví dụ như trong đợt thi của HN, người mang danh học giỏi lại để trượt phần lý thuyết, khiến cho nhiều người dị nghị có thực sự giỏi như bằng cấp đã có? Vậy là do ý thức chuẩn bị cuộc sát hạch không cẩn thận, tự mình làm cho cái chứng chỉ của mình trở nên không an toàn.

- Lý do cuối cùng là bằng cấp bị thiếu cập nhật. Ví dụ một kỹ sư cơ khí được đào tạo cách đây 30 năm. Khi ấy chưa có dạng cơ khí điện tử, vậy thử hỏi nếu không cập nhật phần kiến thức công nghệ điện tử và ngoại ngữ thì liệu có còn đủ trình độ để đọc hiểu và vận hành an toàn những thiết bị cơ khí hiện đại? Mà không vận hành được thì có còn đáng được ăn lương kỹ sư? Quay trở lại vụ tuyển thợ  hàn của HHI. Tại sao chứng chỉ Loyd’s cấp hạn ngạch chỉ có 3 năm? Có thể xảy ra những trường hợp người lao động gặp vấn đề về sức khỏe như mắt kém; hoặc công việc gián đoạn khiến cho người thợ không liên tục hành nghề, dẫn đến tay nghề không còn điêu luyện để đạt năng suất và chất lượng như cũ. VN khác với nước ngoài, bậc thợ, bậc lương khi đã được xếp hạng thì chỉ có lên chứ không lo tụt hạng. Còn với tổ chức nước ngoài, bậc thợ, bậc lương được xếp theo năng lực tại chỗ, nên có thể bị tụt hạng nếu như tay nghề không còn hiệu quả như cũ.

- Chương trình giáo dục xã hội ở VN tôi cho là sai ngay từ giáo dục căn bản.  “Tiên học lễ, hậu học văn”. Các cụ ta nói không sai! Xin đừng hiểu “lễ” theo nghĩa hẹp là bái lạy bề trên. Lễ ở đây bao gồm kỹ năng sống căn bản, từ cách cách đi, đứng, nói, cười, chào hỏi, bắt tay, phong tục tập quán ta thế nào, phân biệt xem khác người ở đâu, phép tắc xã giao quốc tế ra sao, tính cộng đồng thế nào, thậm chí cả cách ngồi WC cũng phải được giáo dục...; “Văn” cũng vậy, đâu chỉ mấy câu “ơn Đảng ơn Chính Phủ”, hay “đất nước ta rừng vàng biển bạc” là văn? “văn” là chữ, nhưng “văn” cũng là người. Vậy thì văn phải bao gồm cả linh khísông núi,hồn phách con người và triết học cộng lại mới đủ gọi là “nhân văn”. Ai bảo đại học ở các ngành kinh tế kỹ thuật không cần học văn? Tôi thì thấy một hợp đồng kinh tế, người soạn thảo phải hiểu cặn kẽ giá trị từng con chữ mới hòng giúp công ty không xảy ra thiệt hại nào. Có những con chữ thuộc chuyên ngành thì chỉ có người giỏi chuyên môn mới sử dụng đúng. Cho nên một công ty có tầm cỡ, người có chuyên môn giỏi luôn luôn được đề cử trong tổ soạn thảo và đàm phán hợp đồng.

Một đọi cơm giúp nuôi thể xác ta lớn lên; nhưng một đọi cơm chỉthêmvị cà chua mặn đầu môithôi,sẽ giúp nuôi được ta lớn lên cả thể xác lẫn tâm hồn; còn một tô phở thì tạo nên phong cách ẩm thực VN...

Một đứa con trước khi dấn thân đi tìm sự nghiệp, cần phải được giáo dục một cách đạt lý vềvai trò của người đạt đạo tiến sỹ; về ý nghĩa gốc gác cội nguồn xuất thân; Thấu tình xem quê hương thực sự cần gì ở mình, thì mới có thể tìm cái cần để đem về báo hiếu được.

Cứ như bây giờ, sinh viên khi học trong nước bị thiếu thực hành, đã không nắm bắt được thực trạng xã hội VN cần gì?  Khi du học lại rơi mình vào một môi trường lao động bậc cao. Nên đến khi tốt nghiệp, dẫu có tấm lòng yêu Tổ quốc,  muốn  quay về cống hiến, cũng loay hoay không tìm được môi trường phù hợp để làm việc. Cộng thêm cái “lễ” không được đào tạo cẩn thận. Khi có chút bằng cấp từ nước ngoài về, những được xã hội tung hô là “người tài”, nhiều em những sinh kiêu kỳ. Người ta bảo “cái khó bó cái khôn”, nhưng kiêu kỳ quá, hay tự ti, bảo thủ quá  cũng giống vậy, cũng bó cái sự khôn của đôi chân mình trên đường công danh.

Tôi đang nghĩ, nếu mỗi khi Chính phủ Việt Nam chưa cải tạo được môi trường lao động trong nước cho phù hợp với mặt bằng chung của thế giới, thì cứ tạm thời để các em làm việc ở nước ngoài để không phí phạm kiến thức của các em đã học hành. Đồng thời người VN đang lao động ở nước ngoài, trong lúc chờ đợi sửa đổi cơ chế thông thoáng hơn, có chỗ cho mình quay về cống hiến xứng đáng, thì nên để ý tới cách thức tổ chức công việc của nước bạn, viết thành đề tài gửi về VN. Mỗi người góp một ý kiến sẽ rất hữu ích cho các nhà quản lý trong nước xây dựng được một chế độ phù hợp.

Còn tôi, nếu tôi được một nhà quản lý hỏi ý kiến, tôi sẽ khuyên họ bắt đầu bằng 4 bước:

B1 - Thiết lập các đầu mục quản lý

B2 - Thiết lập các đầu mục công việc

B3 - Thiết lập bản mô tả vị trí công việc

B4 - Thiết lập hệ thống quy trình quản lý công việc theo tiêu chuẩn ISO 9001

Thiết lập xong được 4 bước này, bạn là một nhà chiến lược về quản trị nhân sự.

Người tài của xứ Nghệ liệu đã thực tài?

Biển bạc và những bài cát vàng; rừng nguyên sinh điệp trùn gthăm thẳm in đậm dấu chân người tiền sử; những dòng suối xanh veo cổ tích, những dòng sông dải lụa ngời trong mà chất chồng lịch sử; những đệ nhất danh  lam”… Nghệ Tĩnh không chỉ có, mà còn có nhiều gấp bội lần các xứ khác  . Đặc biệt Nghệ - Tĩnh dễ có đến cả trung đoàn giáo sư tiến sỹchứ chẳng chơi. Làng làng tiến sỹ, nhà nhà tiến sỹ. Có xã nghe nói danh sách tiến sỹ dài hơn danh  sách học sinh tiểu học.

Nhưng đã 40 năm hòa bình độc lập trôi qua, dân Nghệ Tĩnh vẫn chìm trong đói nghèo, lạc hậu. Tệ hơn, “người tài” là con em Nghệ Tĩnh còn vô tư vỗ ngực tự đắc là dân “chém to kho mặn”?!

Sao lại thế? “Người tài” Nghệ Tĩnh dụng chữ “tài” của mình như thế nào và dụng vào chỗ nào thế? Tại sao Nghệ Tĩnh có rừng vàng, có biển bạc, có nền văn hiến 14.000 năm và dư dôi hànghàng đội ngũ giáo sư tiến sỹ mà lại chỉ được hạng “chém to kho mặn”?

Cho tôi xin gửi một câu hỏi cuối cùng: Liệu giáo sư tiến sỹ có nghĩa vụ làm giàu đẹp cho quê hương không? Và nếu sự nghiệp làm giàu đẹp quê hương không phải là nhiệm vụ của các giáo sư tiến sỹ, thì nhiệm vụ đó sẽ là của ai?

Tôi chợt nhớ đã đọc một bà iviết có tựa đề là “Thông minh và trí tuệ” của tác giả Quán Minh viếtrằng: Có rất nhiều người thông minh trên thế gian này, tuy nhiên thông minh không có nghĩa là trí tuệ…Có rất nhiều ví dụ về thông minh thái quá trở nên dại dột ... Những người khôn vặt tự đánh mất chính mình, trong khi những người đại trí thì cứu giúp thế gian. Người thực sự có trí tuệ lớn thì tính cách khoáng đạt và không chấp trước vào danh lợi. Họ tựa như một làn gió trong mát thổi giữa dòng thế tục. Đạt được đại trí tuệ mới là cảnh giới cao nhất trong cuộc sống…”.

VT.05.5.2015

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434918

Hôm nay

2189

Hôm qua

2349

Tuần này

21568

Tháng này

211966

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434918