Cuộc sống quanh ta

Nghĩ gì khi Tristan Do bị ‘gà nhà’ đánh nguội?

Với lớp U60 đến sân bóng còn để xem ai chơi đẹp. Bóng đá là nghệ thuật, là giải trí, là… trò chơi, không phải nơi tìm kiếm chiến thắng và tiền nong bằng mọi giá.

Trên TV tôi không theo dõi bóng đá quốc tế, nhưng trận nào tuyển Việt Nam thi đấu quốc tế, tôi đều xem. Tạm coi là một kiểu vì “màu cờ sắc áo”, yêu bóng đá trong tình yêu Việt Nam.

Nhưng kết trận U23 Việt Nam - Thái Lan làm tôi mất cảm giác thưởng thức bóng đá Việt. Vẻ ngạc nhiên (và giận dữ, chua xót)trên khuôn mặt như cậu bé của Tristan Do, khi bị đối thủ đánh nguội,ngã không dậy ngay được - cứ ám ảnh tôi khi cố ngủ lại.

Tôi hỏi những người khác về cảm tưởng khi Tristan Do bị đánh trộm. Nghe: không thấy Tây nó cũng chơi tiểu xảo tùm lum à?

Tây cũng tiểu xảo? Vậy sao Tristan có vẻ ngơ ngác, đau đớn (về tinh thần) như vậy. Phải chăng em thấy có cầu thủ U23 Việt cư xử không giống cha em, hay những người Việt em đã gặp ở Paris, ở Thái Lan? Đây mà là nước qua xưng hô, ai cũng là “con một cha, nhà một nóc ư”?

Tôi đọc, thấy “Tây” coi tiểu xảo trong thể thao là tìm cách thắng (hoặc trả thù vì thua), bằng cách thức ti tiện, bất nhân,trái phép.

Một trả lời nữa: cậu từng chơi cho tuyển trườngđại học mà không biết thế nào là tiểu xảo? Quả thực tôi không thể nhớ trong nhiều trận thi đấu hồi trẻtừng tham gia, có ai chơi tiểu xảo không.  

Trên sân Hàng Đẫy đông nghịt thời bao cấp, những biểu hiện phi thể thao lập tức bị phản đối. Khán giả Hà Nội sẵn sàng vỗ tay hành vi chơi đẹp của cả hai bên, dù chẳng biết khái niệm fair – play rất mốt bây giờ. Cầu thủ chơi xấu lập tức bị ồ lên. Đội bóng chủ sân nếu “cậy gần nhà” có thể bị người hâm mộ mình la ó, chuyển sang ủng hộ đối phương, nếu không biết thua cho đàng hoàng. Việt Nam có từ rất hay: “đội bạn”, “cầu thủ bạn” - liệu cóthất truyền, cùng với một sân Hàng Đẫy nay vắng tanh, một phong trào thể thao quần chúng từng vô cùng sôi động?

Những hành động tiểu xảo, thời “bao cấp” chắc cũng có, nhưng bịxem là chơi bẩn, chơi đểu.  Hồi đó người ta đến sân bóng để tìm cái đẹp, cái cao quý,túc cầulà văn hóa, nghệ thuật. Còn hôm nay, thấy bảo là show, người ta phải thắng (kể cả bằng tiểu xảo). Nhưng sách Việt nói dùng tiểu xảo là tự hạ mình xuống, là nếp nghĩ nhược tiểu, tâm lý cạnh tranh tiêu cực. 

Thiết nghĩ trong thể thao có tính đối kháng, càng thiên về tiểu xảo thì tính chuyên nghiệp càng thấp. Đây là lý do vì sao các đội dự giải chuyên nghiệp VFF hôm nay không nhà nghề được như Dệt Nam Định, Cảng Hải Phòng… ngày xưa – những đội bóng tuyển cầu thủ từ phong trào thể thao của dân cư. Tiểu xảo trong đội tuyển VN trên sân bóng quốc tế hôm nay chính là  cáibóng của giải VFF “chém đinh chặt sắt” - một kiểu thách thức nền văn minh.

Một số bảochẳng nhớ Tristan Do đã bị chơi xấu. Hẳn là quá “fan” tuyển nhà, dù trên màn ảnh hiển hiện hành động xấu chơi, vẫn nhắm mắt bỏ qua. Có người vặn: Ai bảo (Tristan) không đá cho tuyển Việt Nam?

Nhớ những cầu thủ trẻ Việt kiều khác muốn đầu quân cho đội nhà cũng chẳng mấy “gặp may”. Chắc cũng bị đánh nguội, bị “dìm hàng”, bị chấn thương thể xác và tinh thần. Chính ta từng lo các hảo thủ U19, hoàn toàn “gạo cội” (không phải Việt kiều), khi được tung vào sân cỏ bạo liệt ở Việt Nam, đâu được đối xử đáng mặt đàn anh.

Khi được phỏng vấn về thân phận một mình có dòng máu Việt trong U23 Thái, Tristan Do nhấn mạnh sự đoàn kết trong đội bóng Thái. Căn cứ vẻ ngỡ ngàng của Tristan khi bị đánh trộm, chắc em không có ý “móc” cái tính “gà nhà đá nhau” của người trẻ Việt hôm nay.

Có cách gì cắt đứt cái vòng luẩn quẩn ma cũ bắt nạt ma mới này, đang kéo lùi cả đạo đức lẫn thành tích thể thao? Dù ai nói ngả nói nghiêng, tôi vẫn khẳng định người Việt từng “thương người như thể thương thân”. Đầu chiến tranh phá hoại chống Miền Bắc, trẻ con thành phố sơ tán về nông thôn, ở nhà người ta hàng năm trời. Năm 72 Hà Nội bị đánh phá trở lại, chúng tôi lại“về làng” (nơi sơ tán cũ), đi học mang mo cơm có cua kho nồi đất của “u nhà quê”.Bóng đá Việt xưa, cả hai miền, cũng ngang ngửa với bạn bè quốc tế, nhà nghề vàkhông hề có tiếng chơi dữ. Nếu nói người Việt đá rừng, chắc bạn quốc tế từng chơi bóng cùng lứa tôi sẽ ngạc nhiên.

Cuối cùng,nghe lời đáp đáng suy ngẫm hơn: chơi xấu là một cách người Việt tự đốt lưới nhà về… văn hóa, trong mắt bạn bè. Chắc cả trongmắtngười Việt nữa. Có nên mong rằng sau Tristan Do, Natipong… còn những cầu thủ dòng máu Việt ghi bàn ngoạn mục vào lưới quê hương mình? Để làm thức dậy giấc mơ bóng đá đẹp, như của “ngày xưa”.

Mong Do Tristan (và những cầu thủ nước bạn khác từng bị cầu thủ Việt chơi xấu) tha thứ cho U60 như tôi, vì không truyền được văn hóa truyền thốngViệt cho con em. Chúc Tristan luôn khỏe. Quê cha đất tổ và đồng bào vẫn dõi theo bước tiến của em.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443286

Hôm nay

2177

Hôm qua

2305

Tuần này

21099

Tháng này

218460

Tháng qua

112676

Tất cả

114443286