Hồ Chí Minh sống và làm việc VÌ DÂN. Người tìm thấy sức mạnh của cách mạng ở LÒNG DÂN. Theo Người, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ mấy, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, dù nhỏ mấy, ta phải hết sức tránh. Phải yêu dân, tin dân, quý dân, đặt quyền lợi của dân lên trên hết theo tinh thần “chí công vô tư”, “dĩ công vi thượng”. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Với Hồ Chí Minh, nói và làm luôn luôn thống nhất, hòa quyện với nhau, đặc biệt nói ít làm nhiều, thậm chí không cần nói mà thể hiện bằng việc làm, hành động cụ thể vì dân. Cả cuộc đời Người minh chứng một cách hùng hồn lời Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.
Với 24 năm đứng ở đỉnh cao của quyền lực, nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ hành xử như một người có quyền. Người không tham quyền cố vị, chỉ duy nhất một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, đó là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đau nỗi đau của dân tộc, Hồ Chí Minh đã hiến cả cuộc đời cho dân tộc. Tâm sự với một phóng viên báo Granma (Cuba), Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nối đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Người bộc bạch cả tấm lòng với đồng bào: “Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”.
Người truyền cảm hứng đó cho Đảng, Chính phủ và mỗi cán bộ, đảng viên, rằng “chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”; rằng “hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ”. Với những cách diễn đạt khác nhau, nhiều lần Hồ Chí Minh nhắc lại lời nói của Lỗ Tấn “trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng”. Chuẩn bị tư tưởng cho Đảng ra hoạt động công khai, Hồ Chí Minh nói: “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra trò, nếu không quần chúng sẽ đá đít… Xa quần chúng là hỏng, cần phải nhớ nhiệm vụ của Đảng là làm đầy tớ cho quần chúng”[1].
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, cách mạng vì dân nhưng cũng DO DÂN. Sức mạnh của cách mạng xuất phát từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của tất cả con Lạc cháu Hồng, của những ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cái biệt tài của Hồ Chí Minh là vừa thấy Đảng vừa thấy nhân dân; khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời nhấn mạnh đường lối nhân dân.
Đường lối nhân dân trong di sản Hồ Chí Minh là “Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo”.
Quan điểm của Người là cán bộ, đảng viên vừa phải phụ trách trước Đảng vừa phải phụ trách trước quần chúng, thậm chí phụ trách trước quần chúng nhiều hơn trước Đảng, vì Đảng cũng phải phụ trách trước nhân dân. Hồ Chí Minh, cả cuộc đời đi tìm mẫu số chung của toàn dân tộc thay vì khoét sâu sự cách biệt, đặt tiến trình xoáy trôn ốc đi lên của lịch sử thay vì loại trừ. Triết lý của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc là triết lý về “năm ngón tay có ngón vắn, ngón dài, nhưng dài hay vắn đều trên bàn tay”. Đó là triết lý về một chữ “đồng”: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Người ta thường nói chính trị là giai cấp, là quyền lực, là thủ đoạn, mưu mẹo. Hồ Chí Minh nói “chính trị là đoàn kết, thanh khiết từ to đến nhỏ”. Người tin dân và truyền cảm hứng đến người dân tự tin vào khả năng của mình trong sự nghiệp giải phóng và phát triển. Chính trị Hồ Chí Minh là hợp chất lý và tình, tổng quát và đơn lẻ, thuyết phục bằng cảm hóa. Đó là biểu hiện chính trị dưới dạng văn hóa, là một sức mạnh văn hóa.
“Tiếng dân” ở Hồ Chí Minh là tiếng của lòng dân. Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến dân tình, dân tâm, dân nguyện; lại chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ và thực hành dân vận. Người tôn trọng quyền và giá trị của mỗi người, lắng nghe các ý kiến khác nhau, không coi ý kiến của mình là chân lý tuyệt đối, để áp đặt cho người khác. Hồ Chí Minh là con người có tư tưởng khai phóng, muốn tạo ra những con người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám quyết, dám chịu trách nhiệm. Người xây dựng được nhân cách dân chủ ở Việt Nam mà hạt nhân là tạo cái tốt, loại cái xấu, đắp bồi động lực, sinh khí cho công cuộc xây dựng, canh tân đất nước.
Những phân tích trên giúp ta hiểu được tại sao trong Di chúc, khi bàn về công việc chống lại những gì cũ kỹ, lạc hậu để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi và để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ đó thì phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.
Công cuộc đổi mới tiến hành dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài học hàng đầu của đổi mới là bài học về dân, “dân là gốc”. Thành công và không thành công trong đổi mới đều liên quan đến nguyên lý “tiếng dân”. Qua 30 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.
Thực tế công cuộc đổi mới cho thấy ở đâu, lúc nào thực hiện nghiêm túc, sáng tạo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thật sự, không hình thức, không giả dối, không chạy theo thành tích, không máy móc thì ở đó thành công. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là phải vì dân, dựa vào dân. Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng. Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Vì dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”[2]. Ngược lại, ở đâu, lúc nào làm trái lời Bác dạy, làm qua loa, đại khái, hình thức, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, “làm theo cách quan liêu, cái gì cũng dùng mệnh lệnh, ép dân chúng làm, đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng làm, thì làm dân oán. “Dân oán, dù thạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị là thất bại”. Hồ Chí Minh nói: “cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”[3].
Trong 30 năm đổi mới, phần lớn các vụ việc tiêu cực về tham nhũng, lãng phí, công tác cán bộ được phanh phui là nhờ tiếng nói của lực lượng dân chúng, nhờ “tiếng dân”.
Vấn đề đặt ra hiện nay là Đảng, Nhà nước phải tạo được môi trường, cơ chế để trí dân, lòng dân, tiếng dân có một chỗ đứng thật sự trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Không những để dân dám mở mồm ra như cách nói của Bác, mà tạo điều kiện để dân bàn, dân kiểm tra và giám sát quyền lực. Dân ủy thác quyền lực thì dân phải được kiểm soát quyền lực. Tự phê và phê bình trong Đảng là cần, nhưng tự phê trước nhân dân và hoan nghênh dân chúng phê bình Đảng, Chính phủ và cán bộ, đảng viên càng cần hơn. Bởi vì cái gì cũng tự mình làm mà không có sự kiểm soát của dân chúng thì dễ dẫn đến “tự chuyển hóa”, “tự chuyển biến”. Chúng ta cần học tập kinh nghiệm của Thụy sĩ trong việc trưng cầu dân ý. Đó cũng là làm theo tư tưởng của Bác từ Hiến pháp 1946. Nhiều vụ việc vừa qua nếu được trưng cầu dân ý, có được tiếng dân, chắc không phải trả giá đắt, rơi vào thảm họa như đã thấy. Chính phủ và Đảng sai thì phải tạo điều kiện và hoan nghênh nhân dân phê bình, góp ý, phê bình.
Gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh trống chống tham nhũng liên hồi. Người đứng đầu Chính phủ đã tự thấy về nhiệm vụ chống tham nhũng xưa nay đều bắn chỉ thiên, nay phải bắn trúng đích. Ông nói rằng phải có trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng “lòng dân, đó là quốc bảo dựng nước và giữ nước”; ông đã thấy thấp thoáng bóng dáng của cán bộ quản lý cao cấp đằng sau các vụ tham nhũng lớn. Hiện nay đã có “địa chỉ” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, hư hỏng; nhóm lợi ích; bóng dáng của cán bộ quản lý cao cấp đứng sau các vụ việc tham nhũng…Vấn đề đặt ra là Đảng, Chính phủ phải quyết liệt hơn nữa, nói thật gắn với làm thật. Lòng dân chỉ có được khi Đảng nói đi đôi với làm. Không phải giải quyết vụ việc mà phải có cơ chế, bằng luật và một điều quan trọng là giải quyết tận gốc. Trịnh Xuân Thanh chỉ là cái ngọn, vì một mình cá nhân ông ta không thể làm thất thoát mấy chục ngàn tỷ đồng, không thể tự luân chuyển. Nếu không giải quyết được tận gốc thì lòng dân vẫn không yên và ngọn lại mọc ra. Những điều dân biết thì Đảng phải ủng hộ, tạo cơ chế để họ nói ra, họ bàn. Người lãnh đạo, người cán bộ phải xác định rõ trách nhiệm, bổn phận tận tụy phục vụ nhân dân suốt đời và phải biến nhận thức đó thành hành động thường trực hằng ngày, từ việc lớn đến việc nhỏ. Người cán bộ phải học mãi, học suốt đời mấy chữ phục vụ nhân dân, đày tớ của dân. Một số cán bộ không phải sa ngã từ đầu mà thường là khi có chút quyền chức, “cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ” như Bác Hồ đã cảnh báo, mới sa ngã. Họ không vượt qua được chính mình, không chiến thắng được kẻ thù trong lòng là chủ nghĩa cá nhân. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ đang mắc những căn bệnh trầm kha, miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái với lợi ích của quần chúng. Nêu khẩu hiệu “cải cách hành chính” nhưng hành dân là chính. Miệng thì nói đem lại lợi ích cho dân nhưng họ ăn của dân không từ một thứ gì và rồi bán cũng không trừ một thứ gì.
Dân làm chủ thì “phải phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tội tội tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”[4]. Như vậy, vấn đề duy nhất, có tính chất quyết định là phải động viên, tổ chức, giáo dục được toàn dân và dựa vào dân chúng để tuyên chiến với cái xấu, cái hư hỏng, cái thối nát, cái lỗi thời và xây dựng cái mới theo lời dạy của Bác: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”[5].
.
Hồ Chí Minh sống và làm việc VÌ DÂN. Người tìm thấy sức mạnh của cách mạng ở LÒNG DÂN. Theo Người, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ mấy, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân, dù nhỏ mấy, ta phải hết sức tránh. Phải yêu dân, tin dân, quý dân, đặt quyền lợi của dân lên trên hết theo tinh thần “chí công vô tư”, “dĩ công vi thượng”. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh là “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Với Hồ Chí Minh, nói và làm luôn luôn thống nhất, hòa quyện với nhau, đặc biệt nói ít làm nhiều, thậm chí không cần nói mà thể hiện bằng việc làm, hành động cụ thể vì dân. Cả cuộc đời Người minh chứng một cách hùng hồn lời Người nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi của Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục cố gắng - cũng vì mục đích đó… Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm cho ích quốc lợi dân”.
Với 24 năm đứng ở đỉnh cao của quyền lực, nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ hành xử như một người có quyền. Người không tham quyền cố vị, chỉ duy nhất một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, đó là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Đau nỗi đau của dân tộc, Hồ Chí Minh đã hiến cả cuộc đời cho dân tộc. Tâm sự với một phóng viên báo Granma (Cuba), Người nói: “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nối đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”. Người bộc bạch cả tấm lòng với đồng bào: “Tôi xin hứa với đồng bào rằng Hồ Chí Minh không phải là người bán nước”.
Người truyền cảm hứng đó cho Đảng, Chính phủ và mỗi cán bộ, đảng viên, rằng “chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”; rằng “hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ”. Với những cách diễn đạt khác nhau, nhiều lần Hồ Chí Minh nhắc lại lời nói của Lỗ Tấn “trợn mắt coi khinh nghìn lực sĩ. Cúi đầu làm ngựa các nhi đồng”. Chuẩn bị tư tưởng cho Đảng ra hoạt động công khai, Hồ Chí Minh nói: “Đảng không phải làm quan, sai khiến quần chúng mà phải làm đầy tớ cho quần chúng và phải làm cho ra trò, nếu không quần chúng sẽ đá đít… Xa quần chúng là hỏng, cần phải nhớ nhiệm vụ của Đảng là làm đầy tớ cho quần chúng”[6].
Theo quan điểm Hồ Chí Minh, cách mạng vì dân nhưng cũng DO DÂN. Sức mạnh của cách mạng xuất phát từ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của tất cả con Lạc cháu Hồng, của những ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Cái biệt tài của Hồ Chí Minh là vừa thấy Đảng vừa thấy nhân dân; khẳng định đường lối lãnh đạo của Đảng, đồng thời nhấn mạnh đường lối nhân dân.
Đường lối nhân dân trong di sản Hồ Chí Minh là “Đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết; liên hệ chặt chẽ với nhân dân; việc gì cũng bàn với nhân dân, giải thích cho nhân dân hiểu rõ; có khuyết điểm thì thật thà tự phê bình trước nhân dân, và hoan nghênh nhân dân phê bình mình; sẵn sàng học hỏi nhân dân; tự mình phải làm gương mẫu cần kiệm liêm chính để nhân dân noi theo”.
Quan điểm của Người là cán bộ, đảng viên vừa phải phụ trách trước Đảng vừa phải phụ trách trước quần chúng, thậm chí phụ trách trước quần chúng nhiều hơn trước Đảng, vì Đảng cũng phải phụ trách trước nhân dân. Hồ Chí Minh, cả cuộc đời đi tìm mẫu số chung của toàn dân tộc thay vì khoét sâu sự cách biệt, đặt tiến trình xoáy trôn ốc đi lên của lịch sử thay vì loại trừ. Triết lý của Người về đại đoàn kết toàn dân tộc là triết lý về “năm ngón tay có ngón vắn, ngón dài, nhưng dài hay vắn đều trên bàn tay”. Đó là triết lý về một chữ “đồng”: đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.
Người ta thường nói chính trị là giai cấp, là quyền lực, là thủ đoạn, mưu mẹo. Hồ Chí Minh nói “chính trị là đoàn kết, thanh khiết từ to đến nhỏ”. Người tin dân và truyền cảm hứng đến người dân tự tin vào khả năng của mình trong sự nghiệp giải phóng và phát triển. Chính trị Hồ Chí Minh là hợp chất lý và tình, tổng quát và đơn lẻ, thuyết phục bằng cảm hóa. Đó là biểu hiện chính trị dưới dạng văn hóa, là một sức mạnh văn hóa.
“Tiếng dân” ở Hồ Chí Minh là tiếng của lòng dân. Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến dân tình, dân tâm, dân nguyện; lại chăm lo dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ và thực hành dân vận. Người tôn trọng quyền và giá trị của mỗi người, lắng nghe các ý kiến khác nhau, không coi ý kiến của mình là chân lý tuyệt đối, để áp đặt cho người khác. Hồ Chí Minh là con người có tư tưởng khai phóng, muốn tạo ra những con người dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám quyết, dám chịu trách nhiệm. Người xây dựng được nhân cách dân chủ ở Việt Nam mà hạt nhân là tạo cái tốt, loại cái xấu, đắp bồi động lực, sinh khí cho công cuộc xây dựng, canh tân đất nước.
Những phân tích trên giúp ta hiểu được tại sao trong Di chúc, khi bàn về công việc chống lại những gì cũ kỹ, lạc hậu để tạo ra những cái mới mẻ tốt tươi và để giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ đó thì phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục nhân dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân.
Công cuộc đổi mới tiến hành dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài học hàng đầu của đổi mới là bài học về dân, “dân là gốc”. Thành công và không thành công trong đổi mới đều liên quan đến nguyên lý “tiếng dân”. Qua 30 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân. Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng”.
Thực tế công cuộc đổi mới cho thấy ở đâu, lúc nào thực hiện nghiêm túc, sáng tạo theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh một cách thật sự, không hình thức, không giả dối, không chạy theo thành tích, không máy móc thì ở đó thành công. Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là phải vì dân, dựa vào dân. Giữ chặt mối liên hệ với dân chúng và luôn luôn lắng tai nghe ý kiến của dân chúng. Việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng, tin vào dân chúng. Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết. Có khuyết điểm thì thật thà thừa nhận trước dân chúng. Nghị quyết gì mà dân chúng cho là không hợp thì để họ đề nghị sửa chữa. Dựa vào ý kiến của dân chúng mà sửa chữa cán bộ và tổ chức của ta”. Vì dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. “Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ”[7]. Ngược lại, ở đâu, lúc nào làm trái lời Bác dạy, làm qua loa, đại khái, hình thức, nói nhiều làm ít, nói hay làm dở, “làm theo cách quan liêu, cái gì cũng dùng mệnh lệnh, ép dân chúng làm, đóng cửa lại mà đặt kế hoạch, viết chương trình rồi đưa ra cột vào cổ dân chúng, bắt dân chúng làm, thì làm dân oán. “Dân oán, dù thạm thời may có chút thành công, nhưng về mặt chính trị là thất bại”. Hồ Chí Minh nói: “cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”[8].
Trong 30 năm đổi mới, phần lớn các vụ việc tiêu cực về tham nhũng, lãng phí, công tác cán bộ được phanh phui là nhờ tiếng nói của lực lượng dân chúng, nhờ “tiếng dân”.
Vấn đề đặt ra hiện nay là Đảng, Nhà nước phải tạo được môi trường, cơ chế để trí dân, lòng dân, tiếng dân có một chỗ đứng thật sự trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Không những để dân dám mở mồm ra như cách nói của Bác, mà tạo điều kiện để dân bàn, dân kiểm tra và giám sát quyền lực. Dân ủy thác quyền lực thì dân phải được kiểm soát quyền lực. Tự phê và phê bình trong Đảng là cần, nhưng tự phê trước nhân dân và hoan nghênh dân chúng phê bình Đảng, Chính phủ và cán bộ, đảng viên càng cần hơn. Bởi vì cái gì cũng tự mình làm mà không có sự kiểm soát của dân chúng thì dễ dẫn đến “tự chuyển hóa”, “tự chuyển biến”. Chúng ta cần học tập kinh nghiệm của Thụy sĩ trong việc trưng cầu dân ý. Đó cũng là làm theo tư tưởng của Bác từ Hiến pháp 1946. Nhiều vụ việc vừa qua nếu được trưng cầu dân ý, có được tiếng dân, chắc không phải trả giá đắt, rơi vào thảm họa như đã thấy. Chính phủ và Đảng sai thì phải tạo điều kiện và hoan nghênh nhân dân phê bình, góp ý, phê bình.
Gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh trống chống tham nhũng liên hồi. Người đứng đầu Chính phủ đã tự thấy về nhiệm vụ chống tham nhũng xưa nay đều bắn chỉ thiên, nay phải bắn trúng đích. Ông nói rằng phải có trách nhiệm với từng đồng tiền thuế của dân. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng “lòng dân, đó là quốc bảo dựng nước và giữ nước”; ông đã thấy thấp thoáng bóng dáng của cán bộ quản lý cao cấp đằng sau các vụ tham nhũng lớn. Hiện nay đã có “địa chỉ” của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, hư hỏng; nhóm lợi ích; bóng dáng của cán bộ quản lý cao cấp đứng sau các vụ việc tham nhũng…Vấn đề đặt ra là Đảng, Chính phủ phải quyết liệt hơn nữa, nói thật gắn với làm thật. Lòng dân chỉ có được khi Đảng nói đi đôi với làm. Không phải giải quyết vụ việc mà phải có cơ chế, bằng luật và một điều quan trọng là giải quyết tận gốc. Trịnh Xuân Thanh chỉ là cái ngọn, vì một mình cá nhân ông ta không thể làm thất thoát mấy chục ngàn tỷ đồng, không thể tự luân chuyển. Nếu không giải quyết được tận gốc thì lòng dân vẫn không yên và ngọn lại mọc ra. Những điều dân biết thì Đảng phải ủng hộ, tạo cơ chế để họ nói ra, họ bàn. Người lãnh đạo, người cán bộ phải xác định rõ trách nhiệm, bổn phận tận tụy phục vụ nhân dân suốt đời và phải biến nhận thức đó thành hành động thường trực hằng ngày, từ việc lớn đến việc nhỏ. Người cán bộ phải học mãi, học suốt đời mấy chữ phục vụ nhân dân, đày tớ của dân. Một số cán bộ không phải sa ngã từ đầu mà thường là khi có chút quyền chức, “cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ” như Bác Hồ đã cảnh báo, mới sa ngã. Họ không vượt qua được chính mình, không chiến thắng được kẻ thù trong lòng là chủ nghĩa cá nhân. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ đang mắc những căn bệnh trầm kha, miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc theo lối “quan” chủ. Miệng thì nói “phụng sự quần chúng”, nhưng họ làm trái với lợi ích của quần chúng. Nêu khẩu hiệu “cải cách hành chính” nhưng hành dân là chính. Miệng thì nói đem lại lợi ích cho dân nhưng họ ăn của dân không từ một thứ gì và rồi bán cũng không trừ một thứ gì.
Dân làm chủ thì “phải phát động tư tưởng của quần chúng, làm cho quần chúng khinh ghét tội tội tham ô, lãng phí, quan liêu; biến hàng ức, hàng triệu con mắt, lỗ tai cảnh giác của quần chúng thành những ngọn đèn pha soi sáng khắp mọi nơi, không để cho tệ tham ô, lãng phí, quan liêu còn chỗ ẩn nấp”[9]. Như vậy, vấn đề duy nhất, có tính chất quyết định là phải động viên, tổ chức, giáo dục được toàn dân và dựa vào dân chúng để tuyên chiến với cái xấu, cái hư hỏng, cái thối nát, cái lỗi thời và xây dựng cái mới theo lời dạy của Bác: “Có lực lượng dân chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Không có, thì việc gì làm cũng không xong. Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”[10].
.
[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2011, t.6, tr.367.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.74-75.
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.326.
[4] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.13, tr.419.
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.335.
[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2011, t.6, tr.367.
[7] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.74-75.
[8] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.326.
[9] Hồ Chí Minh:Toàn tập, Sđd, t.13, tr.419.
[10] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.5, tr.335.