Tin tức

Một gia đình lưu giữ một chiếc la bàn phong thuỷ cổ

VHNA): Chiếc la bàn cổ được làm bằng thủ công được tìm thấy tại một gia đình ở xóm Vĩnh Ngọc, xã Hương Vĩnh, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh). La bàn có hình tròn, màu vàng, làm bằng ngà voi theo thiết diện ngang, đường kính 10cm, dày 1,5cm, thành ngoài được mài tạo dáng hình lòng máng. Mặt chính của la bàn có 8 vòng tròn tính từ tâm ra biên, trong các vòng tròn đó khắc các ký tự bằng chữ Hán và được chia theo 8 cung đều nhau. Vòng 1(vòng trong cùng) có 8 ký tự, được hiểu cho 8 cung của bát quái, tượng trưng cho 8 yếu tố trong thiên nhiên: Càn (trời), Cấn (núi), Khảm (nước), Chấn (sấm), Khôn (đất), Đoài (đầm nước), Ly (lửa), Tốn (gió); vòng 2 có 24 ký tự; vòng 3 có 60 ký tự; vòng 4 có 48 ký tự; vòng 5 có 48 ký tự; vòng 6 có 24 ký tự; vòng 7 có 48 ký tự; vòng 8 có 48 ký tự. Chính giữa tâm có một lỗ hình tròn đường kính 2,5cm. Đây chính là tâm của la bàn, nguyên gốc mặt trên vòng tâm la bàn gắn kính, trong có hạt thuỷ ngân, phương vị, trục và kim la bàn, nhưng  đã bị vỡ. Mặt sau của chiếc la bàn được mài nhẵn.

Các nhà nghiên cứu cho biết, chiếc la bàn cổ trên được gọi là la bàn phong thuỷ mà các thầy địa lý thời xưa gọi bằng thuật ngữ “ Địa bàn” (dùng để xem hướng đất, mạch đất...), niên đại của nó khoảng cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Đây là chiếc la bàn phong thuỷ cổ làm bằng ngà voi hiếm khi được tìm thấy.
Chủ nhân của chiếc la bàn cổ còn cho biết, chiếc la bàn phong thuỷ trên được các thế hệ trong dòng tộc trước đây sử dụng và sau đó truyền lại, giao cho gia đình lưu giữ. Do vậy, nó được xem như vật báu của gia tộc và gia đình luôn trân trọng bảo lưu.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570287

Hôm nay

236

Hôm qua

2287

Tuần này

236

Tháng này

228811

Tháng qua

129483

Tất cả

114570287