Cuộc sống quanh ta
Cụ Quỳnh khóc cụ Vĩnh

Khóc Nguyễn Văn Vĩnh
Vừa mới nghe tin vội giật mình
Thôi thôi thôi cũng kiếp phôi sinh
Trăm năm sự nghiệp bàn tay trắng
Bảy thước tang bồng nấm cỏ xanh
Sống lại như tôi là sống nhục
Chết đi như Bác chết làvinh
Suối vàng Bác có dư dòng lệ
Khóc hộ cho tôi nỗi bất bình.
Bài thơ đúng làcho thấy tấm lòng CụQuỳnh đối với CụVĩnh nhưng cũng đểlộnỗi lòng của CụQuỳnh giữa cuộc thếbấy giờ. Hậu thế hôm nay, đọc bài thơ, có ai cảm thông và cũng là cảm thương phần nào cho Cụ Quỳnh không nhỉ?
9-2009
[*] Nguyễn Văn Vĩnh sinh năm 1882, bút hiệu là Quan Thành, Tân Nam Tử, Tông Gia, Long Gia, Mũi Tẹt Tử, Đào ThịLoan, người làng Phượng Dực, phủThường Tín, HàĐông, nay là huyện Phú Xuyên,Hà Nội. Năm 1896, tốt nghiệp Trường Thông Ngôn ra làm thư ký tòa sứ các tỉnh, rồi về tòa Đốc lý Hà Nội, có được cử đi dự Đấu xảo Marseille ở Pháp (1906). Về thì xin thôi việc, mở nhà in và làm báo. Ông chủ trương nhiều tờ báo. Tờ Trung Bắc tân văn của ông là tờ báo hằng ngày đầu tiên ở nước ta. Còn Đông Dương tạp chí ra đời trước Nam Phong.
Ông còn dịch nhiều sách tiếng Pháp ra tiếng ta, cũng là đóng góp lớn nhất của ông cho văn học nước nhà, từ nhiều vở kịch của Molière đến tiểu thuyết của Victor Hugo (Những kẻkhốn nạn), A.Dumas (Ba người lính ngựlâm pháp thủ). Rồi Fénelon (Tê lê mặc phiêu liêu ký), Balzac (Miếng da lừa), Prévost (Mai nương lệcốt), Swift (Guylive du ký)…, dịch thơ ngụ ngôn La Fontaine, truyện trẻ em của Perrrault. Ông còn dịch tác phẩm của ta (Kim Vân Kiều) và Trung Quốc (Tiền Xích Bích) ra chữ Pháp…
Cuối đời, ông bỏ nghề văn để đi tìm mỏ vàng ở Lào và mất tại Sài Gòn ngày 2/5/1936.
(Theo Từ Điển Văn Hóa Việt Nam – VũTrọng Khánh chủ biên, NXB Văn hóa Thông tin, 2009 và Từ điển văn học bộ mới, NXB ThếGiới –2004)
tin tức liên quan
Videos
20 năm phát huy giá trị công trình Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ
Để văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển
Bế mạc giải vô địch môn Kéo co toàn quốc lần thứ 11 – năm 2023
Lan tỏa tinh thần Cách mạng Tháng Tám năm 1945 trong sự nghiệp đổi mới hôm nay
Bàn về “Học thật, thi thật, nhân tài thật” ( Kỳ 2)
Thống kê truy cập
114553382

2242

2276

21078

220925

122920

114553382