Khách mời văn hóa

Tránh áp đặt từ trên xuống, mở rộng dân chủ, lấy con người làm trung tâm là điều cần thiết trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn tới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2010-2020 đang đi vào giai đoạn cuối. Trong khi các cơ quan phụ trách, các địa phương đang chuẩn bị để tổng kết giai đoạn vừa rồi thì nhiều người lại đang đặt mối quan tâm đến việc xây dựng NTM trong giai đoạn tiếp theo sẽ như thế nào. Để đóng góp thêm tiếng nói vào việc thảo luận vấn đề này, Tạp chí Văn hóa Nghệ An đã có buổi trao đổi với GS.TS Tô Duy Hợp, một chuyên gia hàng đầu về Xã hội học Nông thôn, nguyên Trưởng phòng Xã hội học nông thôn, Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Xin trân trọng chia sẻ với bạn đọc nội dung chính buổi trao đổi này.

GS-TS Tô Duy Hợp

Phóng viên (PV): Là một chuyên gia về xã hội học nông thôn, Giáo sư đánh giá thế nào về những thành tựu cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM (sau đây gọi là Chương trình NTM) được triển khai trong 10 năm qua?

GS.TS Tô Duy HợpThành tựu lớn nhất của Chương trình Quốc gia NTM là cho đến thời điềm hiện nay đã có 50% số xã cơ bản đạt 19 tiêu chí củaXã NTM; một số huyện cơ bản đạt tiêu chíHuyện NTM và một vài tỉnh cơ bản đạt tiêu chuẩn Tỉnh NTM.Chắc chắn là đến 2020,tỷ lệ số xã, huyện, tỉnhđạt tiêu chuẩn NTM sẽ cao hơn. Thành tựu quan trọng kèm theolà sau gần 10 năm triển khai Chương trình Quốc gia NTM, đang dần hình thành phong trào xây dựng NTMở khu vực tam nông, không chỉ ở các xã được Chính phủ và Chính quyền địa phương chọn điểm chỉ đạomà đang lan tỏa ra nhiều xã, nhất là ở vùng Đồng Bằng và ven Đô thị lớn.Ởđó Đảng bộ, Chính quyền cơ sở, Mặt trận Tổ quốc xã cùng nhauđoàn kết, tự lực xây dựng Xã NTMtheo Bộ Tiêu chí Quốc gia NTM.

Thành tựu trông thấy rất rõlà tại các Xã đạt chuẩn Quốc gia NTM, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (điện, đường, trường, trạm xá, bưu điện văn hóa xã, nhà văn hóa thôn, đình, chùa, ...) đều được nâng cấp hoặc xây dựng mới; mức sống (thu nhập, chi tiêu, nhà ở, tiện nghi sinh hoạt gia đình, ...) được nâng cao rõ rệt; chất lượng cuộc sống được cải thiện theo hướng hiện đại như đầu tư nâng cao trình độ học vấn, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nâng cao sức khỏe, tham gia hoạt động văn hóa -văn nghệ, lễ hội, du lịch, ...

PV: Bên cạnh những kết quả đạt được đó, thì đâu là những hạn chế của chương trình này?

GS.TS Tô Duy HợpHạn chế lớn nhất của Chương trình NTM giai đoạn 2010-2020 là một Chương trình phát triển tam nông áp đặt từ trên trung ương xuống các địa phương và cơ sở xã/thôn, muốn thống nhất hệ tiêu chí và chỉ tiêu cho tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) cả nướctrong khi tam nông Việt Nam rất đa dạng về trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đặc thù văn hóa vùng miền, tộc người. Thực ra, Bộ Tiêu chí Quốc gia chỉ phù hợp với các xã ở vùng Đồng Bằng, nhất là các xã có lợi thế cận giang (gần sông), cận thị (gần đô thị), cận lộ (gần đường cái, như huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ). Nếu không điều chỉnh phù hợp thì các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng Dân tộc thiểu số chắc chắn là không thể đạt được 19 Tiêu chí xây dựng xã NTM như hiện nay. Và như vậy thì không thể gọi là Bộ Tiêu chí Quốc gia NTM!

Hạn chế thứ hai là Bộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng NTMtuy có số tiêu chí khá nhiều, nhưng xét theo Quan điểm phát triển tam nông lành mạnh (tức là, phát triển tam nông toàn diện, hài hòa, bền vững) thì vẫn thiếu nhiều tiêu chí quan trọngnhư: 1. Thiếu Tiêu chí về phát triển các tổ chức xã hội dân sự ở các Xã NTM, vì trong Tiêu chí số 18: “Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh” chỉ có nội dung chi tiết 18.4: “Các tổ chức đoàn thế chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên”. Chứng tỏ, Bộ Tiêu chí quốc gia xây dựng Xã NTM không quan tâm hoặc bỏ quavị trí, vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tại Xã xây dựng NTM, trong khi các tổ chức xã hội dân sự là một thực tế và có nhiều đóng góp cho phát triển tam nông lành mạnh. 2.Thiếu tiêu chí về công bằng và bình đẳng giới trong phát triển tam nông lành mạnh.Chứng tỏ Bộ Tiêu chí xây dựng Xã NTM không lồng ghép được với Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua, cũng không đáp ứng mục tiêu công bằng giới trong phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh.

PV: Theo ông, nguyên nhân của những hạn chế này là gì?

GS.TS Tô Duy HợpNguyên nhân thứ nhất là ở ý thức hệ tập trung ý chí lãnh đạo của Trung ương Đảng cầm quyền và tập trung quyền lực quản lý của Nhà nước trung ương do Đảng lãnh đạo trực tiếp. Do đó, Khung chương trình quốc gia  xây dựng NTM đã quá chú trọng nguyên tắc tập trung, thống nhất, đồng thời coi nhẹ, xem thường thực tế đa dạng, thậm chí có tính đa nguyên văn hóa của Việt Nam. Kết quả có nguy cơ sẽ “được cái này mất cái kia”! Đương nhiên nếu đa dạng hóa thái quá thì có thể dẫn tới đại loạn, nhưng tập trung hóa quá mức thì sẽ trả giá mất dân chủ cơ sở, tức là mất động lực cơ bản của phát triển tam nông bền vững!

Nguyên nhân thứ hai là thiếu tư duy phát triển hiện đại, hoặc có thể có tư duy phát triển hiện đại, nhưng không biết vận dụng phù hợp vào Chương trình Quốc gia NTM. Tư duy phát triển hiện đại trước hết là tư duy phát triển lành mạnh, tức là phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững. Theo đó thì Quan điểm và Mô hình phát triển tam nông lành mạnh phải dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa 3 hệ thống thể chế đại diện cho 3 lĩnh vực quan trọng chính trị -kinh tế -văn hóa: một là, Nhà nước, hai là, Thị trường, và Xã hội dân sự. Cũng theo đó thì công bằng & bình đẳng giới không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của phát triển lành mạnhnói chung, phát triển tam nông lành mạnh nói riêng.

PV: Nếu so sánh với các chương trình, chính sách phát triển nông thôn từ giữa thế kỷ XX đến nay, thì chương trình NTM có gì giống và khác? Điều gì tạo nên sự khác biệt đó?

GS.TS Tô Duy Hợp GS.TS Tô Duy HợpTheo tôi, nó giống nhau ở chỗ đều xem phát triển nông thôn là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước, đều là các chương trình áp đặt từ trên xuống và mang nặng tính phong trào xã hội. Khác nhau Chương trình NTM hiện nay là Chương trình đổi mới sáng tạo xã tam nôngnhằm các mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh hiện đại hóa; kỳ vọng khắc phục hậu quả của những sai lầm to lớn của các phong trào cải tạo tam nông như Cải cách ruộng đất trong thập kỷ 50 thế kỷ XX, phong trào tập thể hóa tam nông theo mô hình xôviết (cũ) trong những thập kỹ trước thời kỳ đổi mới hiện nay và đồng thời kiến tạo một Tam Nông mới phát triển lành mạnh (tức là phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững) cùng với Đô thị và Khu Công nghiệp mới đi vào tương lai tốt đẹp. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự khác biệt đó là dolà Chương trình quốc gia XDNTM đang được triển khai trong bối cảnh gia tăng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa toàn diện kinh tế - xã hội; đây là cơ hội để tam nông Việt Nam phát triển nhanh, mạnh nhưng đồng thời cũng là thách thức to lớn, khi bị tụt hậu lại phía sau các nước đang phát triển ngay ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương nói chung. Bởi vì, những gì đang được chứng kiến đều cho thấy Tam Nông Việt Nam tuy có tiến bộ so với chính mình, nhưng luôn có nguy cơ thua kém so với nhiều nước xung quanh như Tam Nông ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia!

PV: Phát triển nông thôn là một quá trình liên tục. Vậy nên sau Chương trình NTM sẽ còn có những chương trình phát triển nông thôn tiếp theo. Vậy theo ông, mục tiêu cơ bản của các chương trình đó sẽ là những gì? Dựa vào đâu để xây dựng các mục tiêu cơ bản đó?

GS.TS Tô Duy HợpTôi nghĩ đó là Chương trình phát triển toàn diện nông thôn, phát triển lành mạnh và bền vững vùng nông thôn. Mục tiêu cơ bản là hiện đại hóa nông thôn, nâng cao đời sống con người, ổn định chính trị, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa nông thôn, bảo vệ môi trường… Đây cũng là xu hướng phát triển chung của nhân loại. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo Ban quản lý XDNTM xây dựngBộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng Xã NTMkiểu mẫu; một số địa phương cũng đã đề xuất bổ sung tiêu chí xây dựng Xã NTM nâng cao. Có thể là sang năm (2020) khi tổng kết giai đoạn 10 năm thực hiện Chương trình Quốc gia XDNT, Chính phủ sẽ đưa ra 2 Bộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng Xã NTM: một là, Bộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng Xã NTM hiện có, được chỉnh sửa, hoàn thiện, và hai là, Bộ Tiêu chí Quốc gia xây dựng Xã NTM kiểu mẫu, để nêu gương phấn đấu cho các xã còn lại.

PV: Từ tổng kết các kinh nghiệm thu được trong Chương trình NTM hiện nay, theo ông chúng ta cần phải tập trung vào những vấn đề gì trong các chương trình phát triển nông thôn mới tiếp theo?

GS.TS Tô Duy HợpCần phải mở rộng dân chủ thực sự, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tại các Xã xây dựng NTM, đồng thời kết hợp hài hòa giữa 3 lực lượng tham gia xây dựng Xã NTM, đó là Nhà nước (Đảng bộ, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc), Thị trường (các Doanh nghiệp tư doanh, quốc doanh, liên doanh) và Xã hội dân sự (các Đoàn thể xã hội, các Tổ chức xã hội nghề nghiệp, ...).

Cần phải hóa giải nan đề thực tiễn & lý luận giữa “Nhà nước quản lý hoặc/và Cộng đồng làng xã tự quản” theo hướng Tiếp cận lý thuyết khinh trọng, chủ yếu theo công thức: Trước hết là Giảm lựa chọn cực đoan, thái quá bằng cách chuyển từ đối cực sang đối trọng, nghĩa là chuyển từ nguyên tắc “được cái này mất cái kia” sang nguyên tắc “hơn cái này thiệt cái kia”; tiếp theo là giải cực đoan, thái quábằng cách lựa chọn cân bằng, hài hòa giữa Nhà nước quản lý tam nông và cộng đồng làng xã tự quản tam nông.Muốn thế thì không có con đường nào khác ngoài con đường Nhà nướcthừa nhận, chia sẻ, hợp tác có hiệu quả với Xã hội dân sự và với Thị trường trong và ngoài khu vực tam nông.

PV: Dù ở giai đoạn này, chương trình nào thì con người vẫn là yếu tố then chốt nhất, quan trọng nhất và mang tính quyết định. Theo ông, Chương trình NTM hiện nay đã giải quyết được vấn đề con người ở mức độ nào? Trong các chương trình phát triển nông thôn tiếp theo cần quan tâm đến vấn đề con người trên phương diện nào?

GS.TS Tô Duy HợpTrong Nghị quyết số 26-NQ/TW (05/08/2008), phần Quan điểm đã có đoạn ghi rõ: “... Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nông dân là chủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt”; phần Mục tiêu tổng quát cũng có đoạn thể hiện sự nhất quán với Quan điểm nêu trên: “... nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới... Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân -nông dân -trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa... phần Mục tiêu đến năm 2020, có đoạn ghi số liệu cụ thể hơn: “... Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%, ...”...phần Tổ chức thực hiện, có đoạn nhấn mạnh: “... xây dựng và triển khai các chương trình “xây dựng NTM”, “bảo tồn và phát triển làng nghề”, “đào tạo nguồn nhân lực”, “phát triển kinh tế hợp tác trong nông thôn”....”.

Những quan điểm, chủ trương trên đâyvề vấn đề con người trong xây dựng NTM cần phải được chỉnh sửa, hoàn thiện, phát triển phù hợp với hệ quan điểm phát triển tam nông lành mạnh nói riêng, phát triển con người & xã hội lành mạnh nói chung. Chẳng hạn như: 1.Phải mở rộng quan điểm “Nông dân là Chủ thể trong phát triển tam nông” thành quan điểm “Công dân nông thôn là chủ thể trong phát triển tam nông”,bởi vì theo đà tăng trưởng nhanh, mạnh của khu xã tam nông theo hướng đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhân vật chủ chốt của khu xã tam nông sẽ không còn là “Giai cấp nông dân” như trong truyền thống mà thay thế vào đó sẽ là “Công dân nông thôn”, chủ yếu bao gồm các Chủ trang trại (Trang chủ), Chủ doanh nghiệp, Thương nhân (tức là Người buôn bán), Công nhân công nghiệp, Công nhân nông nghiệp, Thợ thủ công, Người lao động dịch vụ, Công chức xã,... 2.Do đó, khái niệm “Giai cấp nông dân” có lẽ sẽ không còn phù hợp với khu xã tam nông khi xây dựng thành công Xã NTM; thay vào đó, khái niệm “Giai tầng nông dân”,“Tầng lớp nông dân” sẽ thích hợp hơn, và khái niệm “Nhóm nông dân” sẽ thích hợp hơn cả! 3.Vai trò chủ thể, có tính quyết định động thái phát triển nông nghiệp -nông thôn sẽ không thuộc về Giai tầng nông dân thuần nông hoặc chủ yếu làm nghề nông nghiệp (theo mô hình hỗn hợp trọng nông) mà sẽ thuộc về Giai tầng nông dân chủ yếu làm ngành nghề phi nông nghiệp (theo mô hình hỗn hợp trọng phi nông) và Giai tầng công dân nông thôn phi nông nghiệp hoàn toàn chiểm tỷ lệ tuyệt đối trong các làng nghề và khu công nghiệp nông thôn. Do đó, phải có quan điểm chuyển đổi kép khi xây dựng Xã NTM,  tức là vừa chuyển đổi từ tam nông cũ sang tam nông mới, vừa chuyển đổi từ tam nông sang đô thị và công nghiệp (nghĩa là, chuyển đổi từ tam nông sang phi tam nông, bao gồm phi nông dân, phi nông nghiệp, phi nông thôn).

PV: Nông thôn chỉ mới khi tạo ra được những giá trị văn hóa mới. Văn hóa vừa là nguồn lực, vừa là đích đến. Nhưng không phải bao giờ người ta cũng nhận thức được điều đó để có hướng đi đúng đắn. Nên sau gần một thập kỷ xây dựng NTM, nhiều giá trị văn hóa mới đã hình thành nhưng cũng tạo nên tình trạng phức tạp, hỗn độn, khó phân biệt và nhiều khi chưa phù hợp với đời sống văn hóa ở các địa phương, các cộng đồng chủ thể. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

GS.TS Tô Duy HợpNếu nhìn chung,kết quả gần 10 năm thực hiện Chương trình NTM có tính 2 mặt: một mặt có nhiều thành tựu mới đáng kể, song mặt khác, đã có nhiều vấn đề nảy sinh nan giải như những bất cập, lệch lạc, suy thoái; thì về mặt văn hóa, cũng có tình trạng 2 mặt như vậy: phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Đơn vị văn hóa”ngày càng lan rộng và xuất hiện nhiều điển hình đáng nêu gương; tuy nhiên, các tệ nạn xã hội, thậm chí tội phạm xã hội, xung đột xã hộicũng có xu hướng gia tăng ở các Xã xây dựng NTM. Đáng lo ngại nhất là tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống có xu hướng gia tăng trong giới trẻ ở khu xã tam nông, và tình trạng ô nhiễm môi trường sống, suy thoái tài nguyên thiên nhiêndo xu thế tăng tốc các quá trình thị trường hóa, đô thị hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp -nông thôn gây ra, chưa có giải pháp khắc phụ hữu hiệu, kể cả Luật bảo vệ môi trường cũng hầu như bất lực! Tình trạng suy thoái văn hóa đạo đức, lối sống và suy thoái văn hóa môi trường là nan đề và là thách thức to lớn của công cuộc xây dựng xã hội mới nói chung và xây dựng tam nông mới nói riêng hiện nay.

PV: Theo ông, làm thế nào để có thể kiến tạo được những giá trị văn hóa mới phù hợp với sự phát triển của nông thôn trong giai đoạn mới?

GS.TS Tô Duy HợpHệ giá trị văn hóa tam nông mới bao gồm: 1. Tinh hoa truyền thống văn hóa tam nông Việt được kế thừa, phát huy, phát triểnphù hợp yêu cầu đổi mới sáng tạo và hội nhập toàn cầu hóa toàn diện kinh tế - xã hội; 2.Tinh hoa văn hóa tam nông du nhập từ các nước phát triển trên thế giới được tiếp thu, cải biên, việt hóaphù hợp bản sắc văn hóa tam nông Việt nói chung, đặc điểm tam nông Việt theo vùng, miền, tộc người nói riêng; 3.Các mô hình “Gia đình văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Đơn vị văn hóa”cần phải được chỉnh sửa, hoàn thiện các tiêu chuẩn sao cho phù hợp các yêu cầu cơ bản nêu trên;…

PV: Phát triển nông thôn trong giai đoạn mới phải là quá trình phát triển bền vững, hài hòa và lành mạnh. Phát triển nông thôn cũng gắn với phát triển đô thị, với toàn cầu hóa, thị trường hóa, hiện đại hóa. Nhưng đó luôn là những bài toán khó, những thách thức lớn cho hầu hết các quốc gia đang phát triển. Theo Giáo sư, làm thế nào để có thể đảm bảo được những vấn đề đó ở mức tối ưu nhất có thể? Những mối quan hệ nào, yếu tố nào chi phối những vấn đề đó?

GS.TS Tô Duy Hợp:Phải quán triệt hệ quan điểm phát triển lành mạnh, tức là phát triển toàn diện, hài hòa, bền vững. Muốn thế thì phải thực hiệnChiến lược tam hóa, bao gồm Hiện đại hóa, Việt Nam hóa, và Lành mạnh hóađất nước nói chung, tam nông Việt nói riêng.

Chiến lược tam hóa nông thôn, bao gồm Hiện đại hóa nông thôn, Việt Nam hóa nông thôn, và đặc biệt là Lành mạnh hóa nông thôn: 1.Hiện đại hóa nông thôntheo nguyên tắc chủ đạo sau: Kế thừa, phát huy, phát triển tinh hoa truyền thống nông thôn Việt.2.Việt Nam hóa nông thôntheo nguyên tắc chủ đạo là: Tiếp thu, Cải biên, và Chuyển hóa tinh hoa nông thôn du nhập thành tinh hoa nông thôn Việt, đồng thời quảng bá tinh hoa nông thôn Việt ra khắp thế giới.3.Lành mạnh hóa nông thôn Việt Nam đương đại,sẽ phải phối hợp 3 giải pháp cơ bản, đồng bộ sau: a,Cải tiến nông thôn Việt Nam đương đại,nghĩa là vừa phát huy ưu điểm của công cuộc xây dựng NTM, vừa khắc phục khuyết điểm của Chương trình Quốc gia xây dựng NTM; chí ít là thực hiện 3 Giảm (tức là Giảm nghèo nàn, Giảm lạc hậu, Giảm phụ thuộc) và 3 Tăng (Tăng giàu sang, Tăng tiến bộ, Tặng tự chủ -tự lực -tự cường); b,Cải cách nông thôn Việt Nam đương đại, nghĩa là tiến hành công cuộc 3 chống (bao gồm chống lệch chuẩn văn hóa nông thôn, chống suy thoái đạo đức và môi trường nông thôn, chống tội phạm nông thôn) và 3xây(xây nông dân tiên tiến, xây nông nghiệp thông minh, xây nông thôn phát triển lành mạnh); c,Cách mạng nông thôn Việt Nam đương đại, nghĩa là tiến hành chuyển đổi khung mẫu nông thôn; sự chuyển đổi cách mạng này thực chất là sự chuyển đổi kép: từ khung mẫu nông thôn truyền thống đến khung mẫu nông thôn hiện đại và từ khung mẫu nông thôn hiện đại hóa kiểu cũ sang khung mẫu nông thôn hiện đại hóa kiểu mới. Đối với trường hợp nông thôn Việt Nam thì sự chuyển đổi cách mạng nông thôn có nét đặc thù riêng, đó chính là sự chuyển đổi từ khung mẫu nông thôn Việt truyền thống đến khung mẫu nông thôn Việt hiện đại và từ khung mẫu nông thôn Việt Nam theo cơ chế nhà nước bao cấp XHCNsang khung mẫu nông thôn Việt Nam theo cơ chế thị trường hiện đại hóa có sự quản lý của Nhà nước định hướng XHCN. Tuy nhiên, “định hướng XHCN” chỉ là chủ trương của Đảng cầm quyền Nhà nước CHXHCN Việt Nam đương đại. Nhà nước kiến tạo, định hướng phát triển lành mạnh (bao gồm phát triển toàn diện, phát triển hài hòa, phát triển bền vững) mới là nguyện vọng của toàn dân Việt nói chung, ở khu vực tam nông Việt nói riêng.

PV: Xin chân thành cảm ơn Giáo sư về cuộc trò chuyện này!

Bùi Hào thực hiện

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114446839

Hôm nay

2172

Hôm qua

2305

Tuần này

2477

Tháng này

213098

Tháng qua

120141

Tất cả

114446839