Chương trình do Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ phát triển thanh niên (Tỉnh đoàn Nghệ An) tổ chức vào chiều ngày 20/02 tại Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh cho hơn 200 học sinh khối 9, Trường THCS Đặng Thai Mai, TP. Vinh.
Tin tức
Chương trình trải nghiệm: “Tìm về mạch nguồn Xô viết”

Các em học sinh tham quan bảo tàng. Ảnh: Ngọc Mai
Tham gia chương trình, sau khi vào dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các liệt sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh, tham quan Bảo tàng, các em được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn và rất ý nghĩa, đó là: Gián hình lên cờ và thuyết minh hình ảnh; ghép tranh Xô viết; đi tìm truyền đơn, tài liệu và cắm cờ Đảng. Các hoạt động trải nghiệm đều liên quan đến các sự kiện, diễn biến của phong trào cách mạng năm 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Các em được chia thành 9 đội thi nhau trải nghiệm các nội dung.
Thuyết minh về lá cờ. Ảnh: Ngọc Mai
Ghép tranh Xô viết Nghệ Tĩnh. Ảnh: Ngọc Mai
Ở nội dung ghép tranh Xô viết Nghệ Tĩnh, mỗi đội cử ra 10 thành viên tham gia nhảy bao bố để lấy mảnh ghép. Các thành viên còn lại có nhiệm vụ nhận các mảnh ghép từ các thành viên nhảy bao bố đem về để xếp thành bức tranh. Sau khi xếp xong, các em phải ghi đúng tên bức tranh (tên của bức tranh đã được giới thiệu trong quá trình tham quan bảo tàng). Đội nào ghép tranh đúng và nhanh nhất sẽ đạt điểm cao nhất.
Gánh truyền đơn vượt cầu khỉ. Ảnh: Ngọc Mai
Tài liệu đã tìm xong. Ảnh Ngọc Mai
Ở nội dung đi tìm truyền đơn tài liệu, mỗi đội cử ra 12 thành viên thay nhau gánh truyền đơn đi qua cầu khỉ, mỗi lượt gánh qua thành công sẽ được lấy 01 từ ngẫu nhiên ở trong thùng, sau đó dán lên bảng để có dòng chữ “Nghệ Tĩnh thật xứng đáng với danh hiệu đỏ”. Đội nào hoàn thành nhanh nhất sẽ được điểm cao nhất.
Cắm cờ Đảng. Ảnh: Ngọc Mai
Trải nghiệm cắm cờ Đảng, mỗi đội được phát 5 cán cờ có kích thước bằng nhau, 01 lá cờ Đảng, 08 đoạn dây và 5 mốc sự kiện. Nhiệm vụ của mỗi đội là sau 10 phút chuẩn bị phải đưa được lá cờ Đảng lên cao cùng với gắn mốc sự kiện đúng theo theo 5 cán cờ. Cờ của đội nào cao nhất thì đội đó đạt nhiều điểm nhất.
Trao phần thưởng cho đội đạt giải Nhất. Ảnh: Ngọc Mai
Buổi trải nghiệm diễn ra thật hào hứng, sôi nổi, giúp các em học sinh hiểu sâu sắc hơn về sự kiện Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, qua đó các em tự hào hơn về truyền thống cách mạng oai hùng của cha ông, về mảnh đất mà mình đang sinh sống, đồng thời, giúp các em rèn luyện thêm thể chất, các kỹ năng vận động và tư duy sáng tạo.
Trước đó, vào các ngày 17 & 19/02, Bảo tàng Xô viết đã tổ chức chương trình trải nghiệm “Tìm về mạch nguồn Xô viết”cho học sinh của các trường: THCS Nghĩa Đức, huyện Nghĩa Đàn và THCS Hùng Mỹ, huyện Diễn Châu và chương trình sẽ tiếp tục được Bảo tàng duy trì cho học sinh các trường học trên địa bàn tỉnh trong năm 2023 này.
tin tức liên quan
Videos
Câu đối Phan Bội Châu viết về xứ Nghệ và xứ Nghệ viết câu đối về Phan Bội Châu
Từ ngoại giao gấu trúc đến ngoại giao chiến binh sói
79 năm hành trình tư tưởng “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” trong Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam
Trí tuệ và văn hóa Hồ Chí Minh qua góc nhìn của học giả nước ngoài
Thống kê truy cập
114570321

270

2287

270

228845

129483

114570321