Diễn đàn
Cần làm sáng tỏ sự nhầm lẫn ba nhân vật làm một: Hồ Hồng
Nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu
Khi nghiên cứu về cụ Hồ Hồng, ông tổ trực tiếp của họ Hồ Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An, chúng tôi thấy không những phức tạp về mặt thế thứ (mặt năm sinh, năm mất)[ii] giữa cụ Hồ Kha, Hồ Cao, Hồ Tông Thốc, Hồ Hồng mà gần đây chúng tôi còn phát hiện thấy sự phức tạp về sự lầm lẫn giữa ba nhân vật Hồ Cương (thời Trần, thế kỷ 14), Hồ Cưỡng (thời Lý đầu thế kỷ 11), Hồ Hồng (1354 -1388, hay 1358-1400?) về đặt tên gọi, sự nghiệp, thời gian và mộ chí. Lúc đầu chỉ thấy nhầm lẫn giữa Hồ Hồng và Hồ Cưỡng. Nhưng khi tìm hiểu thêm về di tích và nhân vật Hồ Hồng qua một số bài viết từ các tác giả ở tỉnh Quảng Bình thì thấy còn là nhầm lẫn giữa Hồ Hồng và Hồ Cương nữa. Lạ thật!
Sau đây là một vài ví dụ:
BA TRONG MỘT SỰ THẬT HAY NHẦM LẪN TAI HẠI?
Theo TS. Phan Viết Dũng,nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Quảng Bình,đời Trần Duệ Tông (1372-1377) có Hồ Cương (còn gọi là Hồ Hồng, Hồ Cưỡng) thành hoàng của vùng Lý - Nhân - Nam (Bố Chính) có công dẹp loạn Chiêm Thành. Đến đời Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly cử Hồ Cương coi quân Tả thánh dực[iii].
TS. Phan Viết Dũng và hầu hết các nhà nghiên cứu ở Quảng Bình đã nhầm lẫn ba ông khác nhau: Hồ Cương (thời Trần), Hồ Cưỡng (thời Lý), Hồ Hồng thời Trần) thành một nhân vật Hồ Hồng!
Và trong bảng Danh nhân, tướng lĩnh nhân vật lịch sử có công với lịch sử Quảng Bình không có ông Hồ Đức Cưỡng (hay Hồ Cưỡng) thời nhà Lý chồng của công chúa Lý Kiều Oanh!
Saitừ tên gọi, chức tước, thời gian:
Theo Cử nhân Tạ Trung Nghĩa, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Bình thì Hồ Cưỡng là vị tướng cuối đời Trần, tên chữ là Hồ Phúc Thiện, tên thường gọi là Hồ Hồng, tên húy là Hồ Cương, tên gọi trẻ là Hồ Cưỡng(không đúng - Người trích, HBT, bình luận).
Hồ Cưỡng (Hồ Cương chứ không phải Hồ Cưỡng - HBT) sinh vào khoảng niên hiệu Đại Trị (1358-1369), đời vua Trần Dụ Tông. Ông từng làm Giám quân tả thánh dực và làm Đại Tri châu lộ Diễn Châu (thuộc Hoan Châu - Nghệ Tĩnh), nơi từng là hậu cứ cực kỳ quan trọng của nước Đại Việt trong mọi cuộc chống xâm lăng.
Saicả xuất thân, sự nghiệp, gia cảnh:
Ông Hồ Cưỡng xuất thân trong một dòng họ có danh tiếng. Gia phả họ Hồ làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ghi: “Họ Hồ làng Quỳnh Đôi là di duệ của cụ Hồ Hưng Dật, một trại chủ ở Hương Bào Đột, huyện Quỳnh Lưu, xuất hiện từ thế kỉ thứ X…”. Hồ Cưỡng là con vị tướng Hồ Kha, cháu 13 đời của vị tướng Hồ Hương Dật. Hai cha con Hồ Kha, Hồ Cưỡng dời xuống Hoàn Hậu khai khẩn lập nên trang Thổ Đôi, sau này gọi là xã Quỳnh Đôi (không đúng - Người trích, HBT, bình luận).
Hồ Cưỡng, 3 cành, 14 nhánh, con cháu đông đúc. Dù ở mọi miền đất nước, qua các thế hệ đều góp phần xây dựng quê hương, đấu tranh dựng nước và giữ nước, võ công hiển hách, văn học thịnh đạt, sản xuất mở mang. (không đúng - Người trích, HBT, bình luận)
Trong những năm cuối đời Trần, mảnh đất biên dậu phía Nam của Đại Việt không yên ổn, chiến tranh giữa Đại Việt và Chiêm Thành thường xuyên xảy ra. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, bản kỷ, quyển 8, trang 194 chép: “Quý Dậu năm thứ 6 (1393) Minh Hồng Đức thứ 26 mùa Xuân tháng Giêng lấy Hồ Cưỡng (không đúng - Người trích, HBT, bình luận) làm Giám quân tả thánh dực (Cương người ở Diễn Châu, Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly) ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ định đổi theo họ cũ mới đem Cương làm người tâm phúc)”[iv].
Cuối thế kỉ XIV, Hồ Cương được Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly) lúc bấy giờ với tước Đại Vương của triều đình phong làm Chánh đội trưởng chỉ huy một đạo quân trên 2 ngàn vào đánh Chiêm Thành, trấn giữ ở miền Thuận Hóa[v] (không đúng - Người trích, HBT, bình luận).
Vào đây, gia phả họ Hồ còn ghi lại: Ông có lấy bà vợ lẽ trong này và sinh ra một dòng họ trong đó[vi]. Trong lược sử họ Hồ làng Quỳnh Đôi, do ông Hồ Mậu Đờn viết có đoạn:
“Cụ vốn người khẳng khái.
Chánh đội trưởng lập công[vii].
Buổi trú quân Thuận Hóa.
Có lấy thêm một bà.
Rồi kết quả khai hoa.
Thành họ Hồ trong đó”[viii].
Khi vào trấn giữ mảnh đất phía Nam của Đại Việt, ngoài việc đánh giặc giữ yên biên cõi, ông còn chiêu dân lập ấp, khẩn hoang, mở mang sản xuất, ông trở thành thần tổ của họ Hồ khai canh vùng đất Quảng Bình. Chính sách khẩn hoang, đặc biệt là vùng duyên hải được triều đình nhà Lý, qua triều đại nhà Trần hết sức quan tâm khuyến khích: “Cuối triều Lý, nhà Trần cho các công chúa, vương hầu, phò mã, vương phi, chiêu tập dân phiêu tán không có ruộng đất làm nô tỳ đi khai hoang miền biển”[ix].
Để ghi nhớ công lao của vị thần tổ họ Hồ đối với các thế hệ con cháu ở Quảng Bình, trong miếu thờ khuôn viên lăng mộ họ Hồ ở vùng Lý, Nhân, Nam có câu: “Thần hiền khai khẩn Lý, Nhân, Nam”. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc mà đặc biệt là vùng đất phên dậu Quảng Bình, biên giới của 2 quốc gia một thời đã chứng kiến sự đấu tranh sinh tồn của con cháu họ Hồ và các dòng họ khác tại vùng đất mới với giặc Chiêm Thành để phát triển, họ đã đóng góp công sức trong cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước thời bấy giờ. Hồ Cưỡng là vị tướng tài, chỉ huy đánh thắng nhiều trận. Các thế hệ con cháu họ Hồ vùng Lý, Nhân, Nam của huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn truyền tụng về những trận chiến thắng huyền thoại trên vùng cửa sông Nhật Lệ với các trận đánh như: Hồ Tró, Phú Hội…
Nhưng tiếc thay, vì sự bình yên của quốc gia Đại Việt, trong một trận tử chiến với quân Chiêm Thành, ông đã hy sinh. Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Đôi chép: “Ông tử trận trong khi đi bảo vệ Tổ quốc ở phía Nam”. Ở Quỳnh Đôi không có mộ ông mà chỉ thờ: “Cụ chiêu hồn”. Tại mộ tổ họ Hồ làng Quỳnh Đôi trong khuôn viên nhà thờ họ Hồ có ghi: “…Ông bà (Vọng táng). Thủy tổ khai canh thần Hồ Cưỡng…”. (không đúng - Người trích, HBT, bình luận)
Sách lịch sử làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An chép: “Hồ Cưỡng (Hồ Hồng) tử trận trong khi đi bảo vệ Tổ quốc ở phía Nam (thi hài ông không chôn cất ở quê nên gọi là ông chiêu hồn)”.
Vì có công lao to lớn đối với quê hương, đất nước nên nhân dân làng Quỳnh Đôi đã rước bài vị cụ Hồ Kha là cha và cụ Hồ Hồng là con về thờ ở đền thần hoàng của làng. Sau này, hai cha con đều được triều Nguyễn phong sắc là Dực bảo Trung hưng tôn thần (niên hiệu Khải Định năm thứ 9 ngày 25 tháng 7 tức năm 1924). Đạo sắc của vua Khải Định phong ông Hồ Hồng (Hồ Cương) là thần của làng Quỳnh Đôi. Nội dung như sau: Sắc phong Nghệ An tỉnh, Quỳnh Lưu huyện, phủ Hậu Tổng, Quỳnh Đôi thôn, phụng sự khai canh Hồ Hồng đại lang, năm trước linh ứng, tứ kím chính trực, trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kim bang bảo chiếu đàm ân, lệ long đăng trật tước phong vị Dực bảo Trung hưng linh phù chi thần, chuẩn kỳ phụng sự, kỳ tướng hữu bản ngã lê dân, khai tại Khải Định, cửu niên thất nguyệt, nhị thập, ngũ nhật.
Tạm dịch: Ban sắc làng Quỳnh Đôi, thuộc tổng Phủ Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thờ phụng ông khai canh Hồ Hồng, người đã rõ rệt linh ứng. Nay nhân dịp tiết mừng tứ tuần đại khánh của Trẫm, Trẫm đã ban chiếu gia ân thăng trật, nay phong ông làm thần Dực bảo Trung hưng linh phù, chuẩn y cho địa phương thờ phụng thần để thần bảo hộ lê dân của Trẫm, khai tại triều vua Khải Định năm thứ 9 ngày 25/7.
Sai về lăng mộ:
Sau khi sắc phong, nhà vua cho truy tìm dấu tích mộ táng nơi ông hy sinh và cho xây cất lăng mộ hoành tráng, quy mô để tôn vinh tưởng nhớ ông, một vị tướng có công đối với đất nước. Tại Quang Phú (Phú Hội - Đồng Hới - Quảng Bình) có khuôn viên lăng mộ của ông gồm thành bao, cổng trong, cổng ngoài, bình phong và nấm mộ được xây đắp bằng vôi vữa mật ong với hình rùa, trên đỉnh các trụ cổng có hình búp sen. Trước bình phong có 4 câu thơ chữ Hán:
“Ngũ giới nam dương quý khí ngọc cửa thần.
Thiên văn ưu lệ quý hiền dâng chi mục
Huyết hoàng quy thủy quý thiết ví lâm vi
Nhật nguyệt như oai quý nhân trường thủy địa”.
Con cháu của cụ Hồ Hồng (Hồ Cưỡng) ngày nay ở làng Quỳnh Đôi chiếm hơn một nửa dân số của làng. Ở Quảng Bình, theo tư liệu của Ban liên lạc họ Hồ tại Quảng Bình, con cháu họ Hồ trải mấy trăm năm nay đã phát triển đông đúc, định cư ở vùng Lý, Nhân, Nam, vùng Thanh, Bắc, Hạ của huyện Bố Trạch và một số địa phương của huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa và nhiều nơi nữa, họ đã có mặt, tham gia vào cuộc đấu tranh bảo vệ, dựng xây mảnh đất Quảng Bình; chưa kể do sinh kế, do biến thiên của lịch sử mà tỏa đi khắp nước. Con cháu cụ ở Nghệ An, qua các triều đại, các thế hệ với chiều dài gần 600 năm đã góp nhiều vào sự nghiệp bảo vệ đất nước. Văn bia họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Nghệ An có đoạn: …Đông Các Hồ Sĩ Dương, Hoàng Giáp Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đống đã đem tài nội trị ngoại giao ra kinh bang tế thế. Thời Tây Sơn, Hồ Thơm (vua Quang Trung) cùng hai anh (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ) đã phất cờ khởi nghĩa tiêu diệt thù trong giặc ngoài, mở ra trang sử vẻ vang cho đất nước...
Vì có những đóng góp quan trọng của ông đối với lịch sử dân tộc nên nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi Nghệ An và lăng mộ của ông tại Nhân Trạch (nguyên mộ ở Quang Phú) bị kẻ gian đào trộm nên được cải táng đưa về khuôn viên họ Hồ ở Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình đều được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.
Ở Quỳnh Đôi, ông là ông tổ họ Hồ, vào trấn giữ mảnh đất phía nam Đại Việt, ông là ông tổ của con cháu họ Hồ ở Quảng Bình. Ông xứng đáng là danh nhân của dân tộc, là tấm gương sáng cho con cháu họ Hồ ở Nghệ An, Quảng Bình và cả nước noi theo. Đây không chỉ là niềm vinh dự tự hào của con cháu họ Hồ ở hai tỉnh mà còn là niềm tự hào của tất cả các chi phái con cháu dòng tộc họ Hồ khắp mọi miền đất nước. Đặc biệt, đối với Quảng Bình, ông là người có công trong việc mở mang khai khẩn dòng tộc, làng xã của một vùng đất cách đây trên dưới 600 năm.[x]
Thật là như “râu ông nọ cắm cằm bà kia”!
NHẦM LẪN VÀ TẠI SAO LẠI NHẦM LẪN TAI HẠI NHƯ VẬY?
1- Nhầm lẫn giữa ông Hồ Cương được cử làm Giám quân Tả thánh dực (năm 1393)và tháng 10 năm Bính Tý (1396) được cử làm Đại tri châu Diễn Châu với ông Hồ Hồng -Chánh đội trưởng, sinh năm 1358, mất năm 1388, hay mất năm 1392 hoặc1400[xi]?
Theo Hồ Bá Hiền cho biết,Hồ Cương: Người Châu Diễn. Đời Trần Thuận Tông được cử làm Giám quân Tả thánh dực (năm 1393). Tháng 10 năm Bính Tý (1396) được cử làm Đại tri châu Diễn Châu (ĐVSKTT - sdd - Tập II trang 213).
Theo Hồ Quốc Toản thì ông Hồ Cương[xii], tháng Giêng năm Quý Dậu 1393 thì triều đình lấy “Hồ Cương làm Giám quân Tả Thánh Dực; tháng 10 năm Bính Tý 1396, lấy Hồ Cương làm Đại tri châu lộ Diễn Châu”[xiii].
Hồ Long và Hồ Cương được trọng dụng nắm giữ hai vị trí quan trọng trong bộ máy chính quyền Nhà nước, vừa là nhà chính trị, vừa là nhà quân sự; trong đó quân Tả thánh Dực là lực lượng chủ lực của quân đội, lộ Diễn Châu là vùng đất “Tam phụ” cuối triều Trần. Có tài liệu viết: Hồ Cương, tức Hồ Hồng, nhưng không đủ cứ liệu để khẳng định điều đó, nên còn tồn nghi!(Họ Hồ VN cội nguồn và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, 2018)
Theo chúng tôi thì điều này không đúng chứ không phải tồn nghi.
Đó là một nhầm lẫn khủng khiếp, nhập nhằng giữa cụ Đại tri châu lộ Diễn Châu là Hồ Cương[xiv] và Hồ Hồng, Chánh đội trưởng gốc Quỳnh Đôi mà các nhà nghiên cứu ở Quảng Bình và cả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình (và có thể bắt nguồn từ phía chi họ Hồ nào đóở Quỳnh Đôi[xv]) để xảy ra nhầm lẫn như vậy.
Gia phả họ Hồ, họ Hoàng Quỳnh Đôi chưa bao giờ nói Hồ Hồng có tên là Hồ Cương hay Hồ Cưỡng[xvi]. Và khoảng năm 1386 thì Hồ Hồng vào quân đội sau lên chức Chánh đội trưởng, đã mất khoảng năm 1388 hay 1396 hay 1400 đi nữa (mất năm 34 tuổi). Hồ Hồng tham gia quân đội khoảng 10 năm.
Trong khi đó, năm 1396 Hồ Cương đã được phong Đại tri lộ Châu Diễn (trước đó được cử làm Giám quân Tả thánh dực (năm 1393) thì làm sao là Hồ Hồng được.
Lại nói cuối thế kỷ 13, Hồ Quý Ly cử Hồ Cương, tức Hồ Hồng đi đánh giặc Xiêm ở vùng Quảng Bình càng không đúng (hiểu không đúng Đại Việt sử ký Toàn thư). Hồ Quý Ly chỉ coi và tin Hồ Cương như chỗ thân tình tin cẩn chứ không có hay không rõchuyện cử Hồ Cương này ra trận.
Và trong phong tước của vua Khải Định cũng không nhắc gì đến chức vụ công lao liên quan tới Hồ Cương.
Từ đó nhầm lẫn cả việc mộ chí và vinh danh Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Và khi nhầm lên tới cấp quản lý của Sở Văn hóa, UBND tỉnh và cấp Bộ Văn hóa nữa thì nghe ra hiện nay sửa sai là rất khó?!
Ngay sau năm 2012, phát hiện mộ bia công chúa Lý Kiều Oanh vợ của Hồ Đức Cưỡng mà Viện khảo cổ đã 2 lần có công văn đề nghị mà phía lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Bình cũng tìm cách từ chối khéo...!!!
2- Lại nhầm lẫn giữa quận công Hồ Đức Cưỡng (sinh khoảng 980 - 1000, (chồng của công chúa Lý Kiều Oanh) con của cụ Hồ Khương đời Lý với ông Hồ Hồng sinh năm 1358 con hoặc cháu Hồ Kha đời 13, là Chánh đội trưởng Thế tổ họ Hồ Quỳnh Đôi.
Còn Theo Hồ Quốc Toản, sách Họ Hồ Việt Nam cội nguồn và phát triển cụ thể như sau:Chi họ Hồ Đức ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Thủy tổ là Hồ Khương, thân sinh Hồ Cưỡng[xvii] (Hồ Hồng), đến nay đã truyền 27 đời. Tại xã Nhân Trạch có lăng mộ cụ Hồ Cưỡng được Nhà nước xếp hạng “Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia”. Ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình có đường phố mang tên Hồ Cưỡng. (Hồ Quốc Toản, Họ Hồ Việt Nam cội nguồn và phát triển)
Theo truyền phả, Thủy tổ họ Hồ Quỳnh Đôi Hồ Hồng[xviii]sau khi cùng hai ông tổ họ Nguyễn và họ Hoàng triệu cơ ấp Thổ Đôi trang (khoảng năm 1385) được triều Trần điều động vào quân đội, giữ chức Chánh đội trưởng chỉ huy quan quân trấn giữ vùng đất phía Nam, bị hy sinh khi làm nhiệm vụ. Hơn 10 năm ở phía Nam, ông lấy bà vợ người An Cựu ở Thừa Thiên, sinh ra dòng dõi Hồ Đắc ở đó[xix]. Rất có thể cụ Hồ Hồng không chỉ có bà vợ ở An Cựu mà còn có các bà vợ ở nơi khác. Theo tư liệu của họ Hồ Quảng Nam - Đà Nẵng, thời kỳ chinh chiến ở phía Nam, cụ Hồ Hồng thành thất với bà họ Phạm ở Điện Nam, sinh ra con cháu ở Cẩm Sa, đến nay đã truyền 20 đời. Hiện nay ở ba nơi đều có tượng đài và lăng mộ cụ như: An Truyền ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế; Cẩm Sa xã Điện Nam, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam; xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Cụ Hồ Hồng là Thủy tổ họ Hồ Đắc ở An Cựu và nhiều địa phương vùng Trung Bộ. Hậu duệ của cụ ở phía Nam về sau lan tỏa ra nhiều địa phương. Gần đây, một số chi họ, chi nhánh họ Hồ phía Nam đã kết nối được gốc tổ là di duệ của cụ Hồ Hồng như: xã Nhân Trạch huyện Bố Trạch, Quảng Bình.
Ở nhà thờ làng An Bình, Quảng Trị có câu đối:
Cổ nguyệt lưu quang Quỳnh lạch bắc
Kim ba cạnh phát Bình Sơn nam
Nghĩa là: Ngày xưa tổ tiên ở bắc Quỳnh Lưu, ngày nay vào sinh cơ lập nghiệp ở phía trời Nam, tức An Bình.
Có thông tin cho rằng: “Ở Thừa Thiên - Huế, những làng có cộng đồng họ Hồ Đắc lớn như An Truyền, Phú Môn, Nam Phổ Hạ... văn bản các họ đều ghi chép là con cháu của ngài Hồ Quản Lãnh(Lĩnh), tức Hồ Hồng, xuất xứ từ Quỳnh Lưu, Nghệ An dẫn con cháu vào châu Ô, Rí lập ấp khoảng cuối thế kỷ 14”[xx]
Thực hư thế nào?
Qua nghiên cứu, khảo sát tại các địa danh trên, thấy rằng: Thời Lý Chiêu Tông (1035-1042). Năm 1041, vua trực tiếp đi đánh Chiêm Thành, có tướng quân Hồ Đức Cưỡng tham chiến và đã hy sinh[xxi]. Nói Tướng quân Hồ Đức Cưỡng là cụ Hồ Hồng là không đúng.
Đó là chưa kể còn nhầm Hồ Quản Lĩnh với Hồ Hồng (nếu thế là bốn trong một chứ không chỉ ba trong một: Hồ Hồng).
Vì họ Hồ ở An Truyền, Huế, cụ Hồ Quản Lĩnh sang đất Huế vào thời gian 1520 -1570, thời Lê mạt. Như vậy cụ Hồ Hồngđến Huế trước 200 năm là không đúng. Ở Quảng Nam, nhóm nghiên cứu sử khảo sát Cẩm Xá thì cũng có một cụ Hồ Hồng khác nhưng ở thời Tây Sơn. Như vậy, cả ba nơi này đều không xác định được cụ Hồ Hồng (thời Trần) hoạt động ở địa phương nào? Những chi họ nào thờ cúng? Lăng mộ cụ ở đâu? Đây là tồn nghi cần được tiếp tục nghiên cứu khảo sát làm rõ.
Còn Gia phả Hán ngữ họ Hồ Quỳnh Đôi (1740-1763) mới cho biết thêm: Năm Tân Mùi 1391, cụ Hồ Hồng đi chinh phạt giặc Chiêm Thành. Cụ được thăng chức đội trưởng. Năm Canh Thìn 1400[xxii], cụ Hồ Hồng hi sinh tại sông Nhật Lệ tỉnh Quảng Bình (Theo sách HHVN cội nguồn và phát triển).Nhưng ông Hồ Duy Diệm (2019) Trưởng ban liên lạc họ HồĐà Nẵng qua khảo sát thực tế cũng nhận xét vấn đề này:Đó là cái nhầm lịch sử. Nhóm Nghiên cứu sử phả họ Hồ VN đã đọc gia phả họ Hồ An Truyền, Phú Vang - Huế. Gia phả đó do dòng dõi Hồ Đắc viết 200 năm trước. Không có dòng nào nói về Hồ Hồng. Mà nói một vị Hồ Quản Lĩnh có Sắc phong từ thời nhà Nguyễn phong tặng Hồ Quản Lĩnh có công khai cơ lập nghiệp vùng đất này. Chúng tôi thăm hỏi 5 nhà thờ trong vùng An Cựu - Hồ Đắc có nhà thờ lâu đời nhất, từ Quỳnh Đôi vào cũng chỉ mới 16 -17 đời. Như vậy, không thể có Hồ Hồng ở đây!
Rằng, Ngài Hồ Hồng đời Trần sinh năm 1354 ở Thọ Thành, 24 tuổi về Thổ Đôi trang, thỉ tổ họ Hồ Quỳnh Đôi đến nay không biết mộ ở đâu. Những nơi trước đây gọi là phần mộ cụ ở Cẩm Sa tỉnh Quảng Nam, An Cựu huyện Phú Vang - Huế hay Lý Nhân, Nhân Trạch Quảng Bình đều là nhầm lẫn.
Về việc nhầm mộ của Hồ Đức Cưỡng thời Lý với ngộ nhận là mộ Hồ Hồng thì ông Hồ Duy Diệm cũng cho rằng: Ngôi mộ bị khai quật và di dời năm 1988 là mộ ngài Phò mã quận công nhà Lý bị dời về nghĩa trang họ Hồ làng Lý Nhân Nam (là làng của người nhà Lý vào Nam) ở Nhân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Ngôi mộ này ở Nhân Trạch,Quảng Bình xây năm 1988 sau khi phát hiện mộ ngài Hồ Đức Cưỡng. Nhưng chihọHồ ở Nhân Trạch và Hồ Sỹ Nghiêm - Quỳnh Đôi nhận nhầm là Hồ Hồng. Sau khi khai quật mộ Công chúa Lý Kiều Oanh 2012 mới biết nhầm, đó là mộ Hồ Đức Cưỡng(quận công thời nhà Lý) chứ không phải là Hồ Hồng chánh đội trưởng thời Trần.
Về ông quận công Hồ Đức Cưỡng (Hồ Cưỡng). Ông Nguyễn Lân Cường tổ chức hội thảo về Lý Kiều Oanh tại Bắc Ninh vào năm 2013 và đã xác định rằng: Vào khoảng năm 1017-1042, 1043 và 1069 nhà Lý có 3 cuộc chiến đấu chống Chiêm Thành ở dòng sông Nhật Lệ, có câu chuyện về Lý Kiều Oanh và Hồ ĐứcCưỡng (còn gọi là Hồ Cưỡng).Thời nhà Lý có công chúa Tăng Bình, có tư chất thông minh võ nghệ cao cường. Nhà Lý kén người có tài có đức để gả cho công chúa và đã chọn được ông Hồ Đức Cưỡng[xxiii], là chàng trai họ Hồ, sinh ở Nam Đàn, là người học rộng tài cao, làm quan thời Lý Thánh Tông. Nhà Lý giao cho hai vợ chồng Hồ Đức Cưỡng và Tăng Bình vào trấn thủ tại khu vực sông Nhật Lệ và đặt tên vùng đất đó là Tăng Bình phủ và công chúa Tăng Bình đổi tên là công chúa Lý Kiều Oanh. Đất Tăng Bình phủ hiện nay là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình. Vào thời gian đó, nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý cử các đội quân mạnh để canh giữ biên cương phía Bắc, còn phía Nam thì chỉ để lại một lực lượng nhỏ để canh giữ. Đúng vào năm ấy giặc Chăm Pa vượt sông Nhật Lệ tiến vào. Hai vợ chồng Hồ Đức Cưỡng lãnh đạo quân sĩ chống cự và bị vây hãm tại Tăng Bình phủ. Nắm được tình hình cấp bách, vua nhà Lý cử đại binh vào ứng cứu, nhưng thế giặc quá mạnh hai vợ chồng ông đã hi sinh. Máu họ đã quyện vào đất và nước dòng sông Nhật Lệ thân thương và viết nên tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc như quan điểm của Đức Nguyên tổ Hồ Hưng Dật “Vạn đại vi dân”[xxiv].
Một thông tin khác cho biết là bà Nguyễn Thị Hồng, mẹ Hồ Đức Cưỡng, chiêu tập binh mã, tự phong là chủ tướng cầm đội quân tiến vào Nam cứu con trai, khi vào đến Cương Gián, Nghi Xuân thì bị phục kích và hi sinh ở đó. Hiện nay ở đó có đền thờ bà, gọi là đền thờ Nhị Nguyễn tướng quân và được công nhận Di tích Văn hóa tỉnh Hà Tĩnh. Buổi đón bằng công nhận di tích lịch sử có ông Hồ Sĩ Nghiêm (Quỳnh Đôi), ông Hồ Hữu Thới (Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Nghệ An), bà Trương Thị Phước (dâu họ Hồ), ông Hồ Dưỡng (Trưởng họ Hồ ở Cương Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) tham dự.
Thế mà có sự nhầm lẫn ông Hồ Đức Cưỡng quận công thời nhà Lý với ông Hồ Hồng - Chánh đội trưởng thời Trần mới lạ!
Theo ông Hồ Duy Diệm, do gọi mộ Hồ Cưỡng là mộ Hồ Hồng, nên đưa về chôn gần ngôi mộ cổ này và nâng cấp lên gọi là mộ Hồ Kha luôn/Hồ Sỹ Nghiêm và Hồ Đức Việt, Nguyên Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khóa XI vào dự lễ khánh thành dựng bia…
Cũng theo ông Hồ Duy Diệm, từ khi biết nhầm,họ Hồ Quỳnh Đôi lờ luôn. Khi sửa nhà thờ Quỳnh Đôi đưa mộ gió Hồ Hồng từ nhà thờ ra Nghĩa trang họ Hồ Quỳnh Đôi, nay hầu như không còn ai ở Quỳnh Đôi vào Nhân Trạch, Quảng Bình thắp hương cho mộ “Hồ Hồng” nữa!
CụHồ Hồng có thể chiến đấu hy sinh ở Nhật Lệ, Quảng Bình. Nhưng theo Hồ Duy Diệm hiện tại vẫn chưa biết mộ Hồ Hồng ở đâu!
Còn mộ và đường mang tên Hồ Cưỡng[xxv] ở Đồng Hới là quận công thời Lý, Hồ Đức Cưỡng hay Hồ Cưỡng, con cụ Hồ Khương chứ không phải Hồ Hồng. Mà Hồ Khương (có thể là đời 4) thời Lý thì còn sớm đời hơn cụ Hồ Liêm (12), Hồ Kha (13) thời Trần!
III. NGUYÊN NHÂN VÀ KIẾN NGHỊ (THAY KẾT LUẬN)
Sự nhầm lẫn giữa các nhân vật lịch sử, thỉnh thoảng vẫn diễn ra, dần dần được làm sáng tỏ. Riêng trường hợp chúng ta đang bàn nói trên, tóm lại, có mấy nguyên nhân là: i) khi thấy tên, thấy họ giông giống, thời gian gần nhau, ii) rồi suy luận theo ý muốn chủ quan, không có so sánh, phản biện tư liệu hay quá tin vào sử liệu iii) và có khi cũng muốn vơ vào cho đầy chức tước, thành tích để làm di tích lịch sử cho ông tổ Hồ Hồng (từ ông Hồ Cương). Rồi còn có cả nguyên nhân: iv) không biết về ông Hồ (Đức) Cưỡng, con của ông Hồ Khương (và bà Nguyễn Thị Hồng)đời nhà Lý. Nhưng khi biết rồi cơ quan quản lý cũng không hay chưa dám sửa, nhưng chi nhánh nào đó ở họ Hồ Quỳnh Đôi hình như thấy nhầm rồi lờ đi hay lánh xa dần hay không!
Kiến nghị: i) Phải làm rõ, phải tổ chức nghiên cứu, thẩm định lại, trả lại giá trị thực của di tích và cả làm rõ tên đường cho đúng nhân vật lịch sử, dù cả 2 ông Hồ (Đức) Cưỡng và Hồ Hồng đều xứng đáng vinh danh! Không nhập nhằng ghi trên bia di tích là Hồ Hồng - Hồ Cưỡng.
ii) Hội đồng Họ Hồ VN nên cùng làm việc với UBND tỉnh Quảng Bình để xử lý vấn đề. Trách nhiệm pháp lý thuộcvềSở Văn hóa Thể thao & Du lịchtỉnh Quảng Bình.
iii) Cần xóa các bài cũ liên quan đến sai sót nhầm lẫn nói trên và đính chính ngay trên các trang mạng xã hội sau khi thẩm định lại chính thức. Nhưng theo chúng tôi sự nhầm lẫn nói trên là phải sửa ngay.
Không sửa sai là có tội với tiền nhân và lịch sử cũng như với con cháu hiện nay và sau này khi kéo dài sự nhầm lẫn tai hại như vậy.
[ii]Điều mà chúng tôi đã bàn trong sách: Một hướng tiếp cận lịch sử họ Hồ VN, Nxb Đại hộc quốc gia TPHCM, 2019, tr 56-60
[iii]https://skhcn.quangbinh.gov.vn/3cms/danh-nhan-quang-binh---tuyen-tap-bao-cao-khoa-hoc-hoi-thao-quoc-gia.htm
[iv]Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Bản kỷ, Quyển 8, tr.194
[v]Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An do ông trưởng tộc Hồ Sĩ Nghiêm giữ
[vi]Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An do ông trưởng tộc Hồ Sĩ Nghiêm giữ
[vii]Chánh đội trưởng là võ quan cấp cao thời Trần chỉ huy 2.400 quân.
[viii]Gia phả họ Hồ, Sách đã dẫn.
[ix]Hồ Sĩ Giàng: Từ thổ Đôi Trang đến xã Quỳnh Đôi, Nxb Nghệ Tĩnh, 1988, tr.16
[x]HBT: Xem thêm, https://www.nhantrach.com/diendan/topic-ho-cuong-ong-to-vung-ly-nhan-nam.html#.XgRdY1UzZhs; https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93_C%C6%B0%E1%BB%A1ng; http://www.vista.net.vn/di-tich-lich-su-van-hoa/lang-mo-danh-tuong-ho-cuong.html;https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/ho-cuong-ong-to-vung-ly---nhan---nam-S075I61H.htm/
HBT: Xem kiểm tra lại với trường hợp Hồ Đức Cưởng, quận công chồng Lý Kiều Oanh thời Lỳ, Xem
Theo thông tin của TS Mai Hồng, công chúa Lý Kiều Oanh là con gái của vua Lý Thái Tông và Hoàng hậu Thiên Cảm. Khi Kiều Oanh trưởng thành, vua cha gả nàng cho Quận công Hồ Đức Cưởng. Công chúa Kiều Oanh được lập phủ đệ riêng ở trại Bố Chánh (sau là phủ Tân Bình) ở cùng với nơi chồng Hồ Đức Cưởng trấn thủ.
https://thethaovanhoa.vn/the-gioi/tranh-cai-ve-ngoi-mo-co-tai-quang-binh-mo-cong-chua-nha-ly-n20130612004955423.htm;
[xi][xi]Hồ Hân sinh năm 1383 con trai trưởng Hồ Hồng, còn Hồ Hữu Nhân, em trai Hồ Hân
[xii]Theo Hồ Quốc Toản có tài liệu viết: Hồ Cương, tức Hồ Hồng, nhưng không đủ cứ liệu để khẳng định điều đó. Tồn nghi!
[xiii]ĐVSKTT, Sđd, tr.422, 426.
[xiv]Ngài Hồ Cương là quan đời Trần không biết mất năm nào mộ phần ở đâu (Hồ Duy Diệm)
[xv]Nguồn tài liệu tham khảo của tác giả bài viết trên: Đại Việt sử ký toàn thư, Tập 2, Bản kỷ, Quyển 8, tr.194;Gia phả họ Hồ ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An do ông trưởng tộc Hồ Sĩ Nghiêm giữ;Chánh đội trưởng là võ quan cấp cao thời Trần chỉ huy 2.400 quân;Gia phả họ Hồ, Sách đã dẫn;Hồ Sĩ Giàng: Từ thổ Đôi Trang đến xã Quỳnh Đôi, Nxb Nghệ Tĩnh, 1988, tr.16.
[xvi]Theo Hồ Quốc Toản: Hồ Hồng còn có tên Hồ Toại, Hồ Phúc Thiện
[xvii]Quận công Hồ Cưỡng và công chúa Lý Kiều Oanh chỉ có một con gái. Lý Kiều Oanh sinh con gái sau khi chồng đã hy sinh. Không biết sau đó Lý Kiều Oanh ở lại Quảng Bình hay về kinh đô, nên khó biết hậu duệ ở đâu! Còn với Hồ Hồng có thể có hậu duệ ở Quảng Bình!
[xviii]Hồ Hồng còn có tên Hồ Toại, Hồ Phúc Thiện, chứ không có tên Hồ Cương, Hồ Cưỡng.
[xix].https://tuoitre.vn/tram-nam-tim-kiem-ho-hang-ky-4-hop-nhat-gia-pha-ho-ho-20190304113632752.htm
[xxi]Một số tài liệu lại nóiHồ Đức Cưỡng chiến đấu và hy sinh năm 1017, 1019
[xxii]Các năm ghi ở đây có sự chênh lệch ở các tài liệu khác nhau. Ông Hồ Hồng nếu sinh năm 1358 thì khi mất là 1400 cũng là 42 tuổi. Nhưng nếu sinh 1354 và mất 1388, hay 1358 mất 1394 thì khi mất 36 tuổi, 1392 thì năm 34 tuổi.
[xxiii]Chưa rõ tên (hay do phát âm) Cưỡng hay Cưởng (nhưng tài liệu hiện nay viết là Cưỡng)?
[xxiv]Năm 1017? (hay 1019) nhà Tống lăm le xâm lược nước ta. Lý Thái Tông (chữ Hán: 李太宗 sinh 29 tháng 7, 1000 - mất ngày 3/11/1054) là vị hoàng đế thứ hai của triều đại Nhà Lý trong lịch sử Việt Nam, cai trị trong 26 năm (1028 -1054), cử các đội quân mạnh để canh giữ biên cương, còn phía Nam thì Chăm Pa không mạnh nên để lực lượng canh giữ không nhiều. Đúng vào năm ấy giặc Chăm Pa vượt sông Nhật Lệ tiến vào. Hai vợ chồng Hồ Đức Cưỡng lãnh đạo quân sĩ chống cự và bị vây hãm tại Tăng Bình quận. Nắm được tình hình cấp bách, vua nhà Lý cử đại binh do Hoàng tử nhà Lý tiến quân vào ứng cứu, nhưng thế giặc quá mạnh hai vợ chồng ông đã hi sinh (Nhóm nghiên cứu sử phả họ Hồ Việt Nam, Báo cáo… , sđd, tr.15 (năm 1017 - 1042) và tr.26 (1041?). Sao tr.26 của Báo cáo… lại viết: Năm 1041 vua (Lý Chiêu Tông? 1035 - 1044) trực tiếp đi đánh Chiêm Thành, có tướng quân Hồ Đức Cưỡng tham chiến và đã hy sinh? Mà năm 1041 sao lại là cháu nội và đời thứ 3 từ nguyên Tổ? Xin nói rõ thêm: Thời bấy giờ, biên cương phía Nam nước ta luôn có giặc Chiêm Thành câu kết cùng quân Tống thường xuyên xâm lược bờ cõi. Trước thế giặc mạnh, sợ vợ chồng phò mã - công chúa không thể kháng cự, vua Lý Thái Tông đã phong cho thái tử Nhật Tôn làm Tổng nguyên soái, mang quân đi hỗ trợ vợ chồng công chúa Lý Kiều Oanh đánh tan quân giặc, bảo toàn lãnh thổ. Nhưng chẳng bao lâu sau đó, lũ giặc quay lại gây chiến. Thái tử cùng vợ chồng công chúa đã lập nên nhiều chiến công hiển hách trên dòng sông Giang (sau này đổi tên là Nhật Lệ). Do tương quan lực lượng chênh lệch, quân giặc quá mạnh, trong một trận chiến, phò mã Hồ Đức Cưỡng đã bị quân giặc sát hại. Khi đó công chúa Lý Kiều Oanh cũng mới sinh hạ được một người con gái, lại cộng thêm việc gánh vác quân cơ nên đã kiệt sức rồi qua đời (http://congannghean.vn/phong-su/201308/29924-bi-an-hanh-trinh-tim-mo-cong-chua-ly-kieu-oanh-403746/)... Trong thời gian làm Thái tử, ông Nhật Tôn (sau lên ngôi là Lý Thánh Tông lên ngôi năm 1054 - HBT) nhiều lần được cử làm tướng cầm quân đi dẹp loạn và đều lập được công. Năm 1019, ông Nhật Tôn được trao quyền Nguyên soái, cầm quân vào nam đánh Chiêm Thành (Không có lần nào năm 1041, mà có năm 1044. Nhìn chung tư liệu chưa thống nhất năm và vua nào chỉ huy? Nhưng chính xác nhất là năm 1019 Hồ Đức Cưỡng đã hy sinh.
[xxv]Theo Hồ Quốc Toản, sđd,
tin tức liên quan
Videos
Khu di tích Kim Liên hành trình đến với trẻ em miền núi
Người Amish ở Mỹ
Đền Hồng Sơn
Phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam hiện nay [kỳ 3]
Một nước Nhật quá xa xôi!
Thống kê truy cập
114511976
2302
2337
22350
218849
121356
114511976