Nhìn ra thế giới

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 13)

CHƯƠNG 4
LẤY TÍNH CÁCH TRUNG QUỐC ĐỂ XÂY DỰNG “VƯƠNG ĐẠO TRUNG QUỐC”
Ngày 28/11/1924, trong “Diễn thuyết trước các tổ chức tại Hội nghị thương mại Kobe” phát biểu ở lễ chào mừng 5 tổ chức tham gia Hội nghị thương mại Kobe, Nhật Bản, TônTrung Sơn nói: “Văn hóa phương Đông là vương đạo, văn hóa phương Tây là bá đạo: vương đạo chủ trương đạo đức nhân nghĩa, bá đạo chủ trương cường quyền mưu lợi. Thực hiện đạo đức nhân nghĩa là cảm hóa người khác bằng công lý lẽ phải; thực hiện cường quyền mưu lợi là áp bức người khác bằng súng to pháo lớn của phương Tây”.


Bản chất của văn hóa “vương đạo” là đạo đức nhân nghĩa.Đó là theo nguyên tắc “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” (những gì mình không muốn thì chớ đẩy cho người khác), luôn giữ thái độ bình đẳng, công bằng, chân thật, độ lượng, lấy sức mạnh đạo đức nhân nghĩa để cảm hóa người khác chứ không phải áp bức người ta; phải để người ta hàm ơn chứ không bắt người ta sợ hãi, lấy đạo lý để thuyết phục chứ không lấy sức mạnh để thống trị. Vào thế kỷ XXI, “Trung Quốc vương đạo” mà chúng ta xây dựng là một Trung Quốc hùng mạnh không thực hiện bá quyền, không chèn ép kẻ khác, đạo đức cao thượng, đáng mến đáng kính.
1. Sức hấp dẫn của tính cách Trung Hoa
Quốc gia có tính cách. Tính cách của quốc gia thể hiện tính chất quốc gia. Trung Quốc có tính cách. Tính cách Trung Quốc thể hiện tính chất quốc gia Trung Quốc.
Sự ngạc nhiên của các học giả Anh và Mỹ: Yêu chuộng hòa bình chứ không hiếu chiến
Nhà triết học người Anh Russell nêu rõ: “Tham vọng thống trị người khác (của người Trung Quốc) rõ ràng kém hơn nhiều so với người da trắng, nếu trên thế giới có dân tộc “kiêu hãnh đến mức không thèm đánh nhau”, thì dân tộc đó là Trung Quốc. Thái độ vốn có của người Trung Quốc là khoan dung, hữu nghị, lịch sự và được mong báo đáp”. Russell cho rằng, tính cách người Trung Quốc là tính cách bất lợi vớichiến tranh, mong muốn hòa bình. Ông tỏ ra rất ngạc nhiên đối với tinh thần hết sức khoan dung và nhẫn nại của tính cách Trung Quốc.
Học giả Mỹ cận đại Brezinski nói: “Khi đế quốc Trung Hoa ở thời kỳ cực thịnh, nó có thể nhìn cả thế giới bằng nửa con mắt, không có cường quốc khác có khả năng thách thức địa vị của đế quốc Trung Hoa, nếu Trung Quốc có ý đồ tiếptục bành trướng, sẽ không có nước nào đủ sức chống cự. Đế quốc Trung Hoa thường không quá áp đặt quyền uy của trung ương với các dân tộc khác hoặc các nước chư hầu xung quanh nước mình.”
Có thể thấy, Trung Quốc vừa là một nước không xâm lược quốc gia nhỏ yếu, vừa là nước không đe dọa các nước xung quanh. Trung Quốc không những không coi các nước nhỏ yếu là thù địch, không gây chiến tranh với các nước này, mà thường khiêm nhường giải quyết mâu thuẫn, làm yên lòng bằng đạo lý và lợi ích, thậm chí nhiều lần kết thân với đối thủ, biến kẻ thù thành thân thích. Chẳng hạn như Hoàng đế KhangHy triều Thanh đã gả con gái của mình cho Cát Nhĩ Đan thủlĩnh Mông Cổ phản loạn. Đến khi Gordhun lật mặt, cuối cùng Khang Hy mới buộc phải tiêu diệt Gordhun.
Dân tộc Trung Hoa yêu người như yêu mình, tuân thủ nguyên tắc chiến lược “người không đụng đến ta, ta không đụng đến người”, là một dân tộc nhân từ, lương thiện yêuchuộng hòa bình, không thích sử dụng vũ lực. Đúng như Tôn Trung Sơn đã nói: “Dân tộc Trung Hoa chúng ta luôn giữ hòa bình, bắt nguồn từ thiên tính, không bao giờ dễ dàng phát động chiến tranh, trừ khi buộc phải tự vệ”
Quan sát của Matteo Ricci: Sức mạnh đất nước hùng mạnh mà không đi chinh phục
Người Trung Quốc đương nhiên khác với người châu Âu, bởi vì Trung Quốc là một quốc gia hùng mạnh mà không cótham vọng chinh phục. Đây là kết luận của nhà truyền giáo Ricci người Italia khi sinh sống và khảo sát 30 năm ở Trung Quốc vào 400 năm trước.
Trong lịch sử, có hai người nổi tiếng nhất trong số nhữngngười châu Âu đến Trung Quốc: Marco Polo thời nhà Nguyên và Ricci thời nhà Thanh. Tháng 8/1582, Ricci đến Ma Cao, sau đó qua Triệu Khánh, Thiều Châu, Nam Xương, Nam Kinh, Bắc Kinh, tháng 5/1610 mất và được chôn cất ở Bắc Kinh. Theo Ricci, Trung Quốc là một quốc gia kỳ lạ khác vớichâu Âu. Lãnh thổ Trung Quốc rộng lớn mênh mông, dân số Trung Quốc đông không đếm xuể, sản vật của Trung Quốc đa dạng, phong phú. Trong một vương quốc trung tâm như vậy, mặc dù có trang bị đầy đủ, có lục quân và hải quân dễ dàng chinh phục những nước xung quanh, nhưng từ nhà vua đến dân chúng đều chưa hề muốn tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược. Họ hoàn toàn thỏa mãn với những gì họ có, không khát khao chinh phục. Về mặt này, họ đương nhiên khác với ngườichâu Âu. Người châu Âu thường không hài lòng với chính phủ của mình, thèm muốn những thứ mà nước khác có. Nhiều quốc gia phương Tây đã bị mệt mỏi vì ý đồ xưng bá trên thế giới, họ thậm chí không thể làm những việc mà người Trung Quốc đã làm suốt hàng nghìn năm, giữ gìn di sản mà tổ tiên họ để lại. Là một người châu Âu, Ricci lại khám phá một cách chân thực “tính cách hòa bình” không ham muốn chinh phụccủa người Trung Quốc từ hoàng đế đến dân thường. Điều nàythể hiện phẩm cách của ông không thiên vị người châu Âu.
Ricci người Italia đến từ nơi chân trời xa xôi đã thể nghiệm được tính cách của người Trung Quốc, còn Mahathir Moahmát - Cựu thủ tướng Malaixia nói về nhận thức của mình dưới con mắt “người láng giềng”: “Việc giao lưu buôn bán giữa Malaixia và Trung Quốc đã hơn 1000 năm, có rất nhiều người Trung Quốc ở Malaixia, chúng tôi từ trước đến nay chưa bao giờ bị Trung Quốc chinh phục. Tuy nhiên, ngườichâu Âu ở cách 8000 dặm Anh lại xâm lược Malaixia. Cho nên, thái độ của Trung Quốc khác với châu Âu. Người TrungQuốc đến với chúng tôi để buôn bán, người châu Âu đến không phải để buôn bán mà để gây chiến tranh. Cuối cùng họ đã chinh phục bạn hàng của mình. Cho nên, chúng tôi khônglo ngại Trung Quốc mà lo ngại người châu Âu”.
Trung Quốc đã có hàng nghìn năm lớn mạnh, vậy mà các nước nhỏ yếu xung quanh như Việt Nam, Mianma, Triều Tiên, Thái Lan vẫn có thể giữ được độc lập. Sau đó, ngọn gióchâu Âu tràn đến phương Đông, Việt Nam mất vào tay Pháp, Mianma bị Anh chiếm, Triều Tiên bị Nhật Bản chiếm. Sự “cứu giúp kẻ yếu” của Trung Quốc trái ngược rõ ràng vớikiểu “cá lớn nuốt cá bé” của châu Âu.
Theo trải nghiệm của Tôn Trung Sơn, tính cách nước mạnh mà không đi chinh phục của Trung Quốc bắt đầu hình thành vào triều Hán. Thời nhà Hán, các học giả nói chung đều cực lực phản đối chủ nghĩa đế quốc, trong đó “Khí Châu Nhai nghị” (Bàn về bỏ quận Châu Nhai) là tác phẩm nổi tiếng nhất đã phản đối Trung Quốc mở rộng lãnh thổ, chủ trương không tranh giành đất đai với dân man di phía Nam. Do đó, vào thời nhà Hán, Trung Quốc chủ trương không gây chiến tranh với người nước ngoài, tư tưởng hòa bình của Trung Quốcđã được thể hiện khá đầy đủ vào thời nhà Hán. Đến đời Tống, Trung Quốc không những không xâm lược nước khác, mà còn bị nước ngoài đến xâm lược, cuối cùng nhà Tống bị mất vào tay Mông Cổ. Sau khi nhà Tống mất, đến triều Minh mới lấy lại được đất nước. Sau khi nhà Minh giành lại đất nước, Trung Quốc càng không đi xâm lược nước khác.
Một số người châu Âu cũng hiểu rằng, nếu Trung Quốc làmột nước thích đi chinh phục, thì lịch sử châu Âu sẽ phải viếtlại. Giáo sư Paolo Đại học Yale nêu rõ: Người ta đã quên rằng, 500 năm trước, Trung Quốc là siêu cường duy nhất trênthế giới. Khi mà nhiều người châu Âu còn ở trong nhà đất, Trung Quốc đã là quốc gia có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới. 100 năm trước khi châu Âu thống trị châuÁ và châu Mỹ, Trung Quốc có lực lượng hải quân hùng mạnh và nổi trội nhất trên thế giới. Nếu không có sự kiện ngẫunhiên trong lịch sử, ngôn ngữ mà người châu Âu sử dụng hiện nay có thể đã là tiếng Trung Quốc.
So sánh giữa Trung Quốc và Âu Mỹ: Tài nguyên thiếu thốn nhưng không bành trướng
Người ta luôn hình dung Trung Quốc là nơi “đất đai rộng, tài nguyên ít”, thực tế do dân số đông, tài nguyên của Trung Quốc rất thiếu thốn. Tài nguyên căng thẳng có thể dẫn đến cạnh tranh quyết liệt, mâu thuẫn gia tăng. Thói quen chiến lược của phương Tây là chuyển dịch mâu thuẫn ra bên ngoài, thông qua bành trướng xâm lược chuyển mâu thuẫn bên trong thành mâu thuẫn bên ngoài, để làm dịu khủng hoảng trong nước. Còn đặc điểm của Trung Quốc là, tài nguyên có căng thẳng đến đâu, thà nội chiến long trời lở đất, cũng không phát động cuộc chiến tranh ra bên ngoài, Trung Quốc không có thuộc địa.
Do nguyên nhân khí hậu và địa mạo (phần lớn là vùng núi và sa mạc), tỷ lệ đất đai có thể trồng trọt trên tổng diện tích đất đai Trung Quốc vô cùng nhỏ theo tiêu chuẩn quốc tế. Trung Quốc là một quốc gia lâu đời, nhưng đến cuối thế kỷ XX, diện tích trồng trọt chỉ chiếm 10%, trong khi diện tích đấttrồng trọt của châu Âu là 1/4. Bình quân mỗi lao động nông nghiệp Trung Quốc chỉ có 1/3 ha đất canh tác, trong khi Mỹ là 99 ha. 1000 năm qua, dân số Trung Quốc từ 55 triệu ngườităng lên 1,3 tỷ người, tăng gần 22 lần. So với châu Âu và Mỹ, áp lực của dân số Trung Quốc đối với đất đai luôn rất nghiêmtrọng. Trong vòng một nghìn năm, so với người châu Âu thời trung đại và hiện đại, khẩu phần thịt của người Trung Quốc ít hơn rất nhiều, người lớn không uống sữa, các sản phẩm từ sữa dường như không tồn tại. Sự phụ thuộc vào lương thực có liên quan tới thiếu đất sản xuất, bởi vì khai thác chất đạm và nhiệt lượng từ lương thực đòi hỏi ít đất đai hơn so với từ động vật. Tuy nhiên, trong tình hình ấy, người Trung Quốc vẫn không bành trướng ra bên ngoài. Tài nguyên dù có thiếu thốn hơn nữa, người Trung Quốc cũng không đi xâm lược và cướp đoạt ruộng đất và tài nguyên của nước khác. Trung Quốc từ trước tới nay chưa bao giờ xảy ra chiến tranh tài nguyên với nước ngoài. Trung Quốc là một trang nam nhi thà chết đói chứ không đi ăn cướp.
Đánh giá của người Nhật Bản: Phòng ngự tự vệ chứ không đánh đòn phủ đầu trước
Trung Quốc là một nước văn minh, bậc thầy về nhân nghĩa; người không đụng đến ta, ta không đụng đến người, không tấn công trước, chống trả tự vệ có lý, có lợi, có hạn, lấy đức báo oán, không báo thù. Trung Quốc xưa nay không tấn công trước, đây cũng là một đặc điểm của tính cách Trung Quốc.
Nhà văn hóa, nhà nghiên cứu tôn giáo, nhà hoạt động nổi tiếng của Nhật Bản Daisaku Ikeda nói: “Bản chất người Trung Quốc là người theo chủ nghĩa ổn định, mong muốn hòa bình và yên ổn nước họ. Trên thực tế, chỉ cần không xâm phạm Trung Quốc trước, Trung Quốc sẽ không bao giờ tấn công trước. Các cuộc chiến tranh như chiến tranh Nha Phiến, chiến tranh Trung - Nhật, chiến tranh Triều Tiên và các cuộc chiến tranh có liên quan đến Trung Quốc trong từ thời cận đại đến nay có thể coi là cuộc chiến tự vệ. Trung Quốc không có tiền lệ “đánh đòn phủ đầu trước” trong quan hệ quốc tế cận đại.
Khi trả lời phòng vấn Đài truyền hình trung ương, một nhà nghiên cứu lịch sử văn minh người Nhật Bản nói: “Tính chất tấn công của Nhật Bản ra nước ngoài khá mạnh, khi cảm thấy nguy hiểm là phải ra tay trước. Nhật Bản luôn dựa vào sức mạnh quân đội, có tính chất bột phát, cực đoan, bất ngờ sử dụng sức mạnh quân sự. Trung Quốc khá trầm tĩnh, khó tìm thấy nơi nào bị Trung Quốc tấn công trước”.
Văn minh quân sự Trung Quốc đã từng khiến thế giới phải xúc động. Sau khi kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Trung Quốc không đòi Nhật Bản bồi thường chiến tranh, thực hiện chính sách giáo dục, cải tạo và cuối cùng là phóng thích đối với những tội phạm chiến tranh Nhật Bản, nuôi dưỡng trẻ mồ côi của lính Nhật xâm lược bỏ lại, thể hiện tấm lòng lấy đức báo oán. Trong cuộc chiến tranh kháng Mỹ viện Triều, Trung Quốc thực hiện chính sách nhân đạo đối với tù binh. Một tù binh đã Mỹ nói: “Trung Quốc là quốc gia văn minh nhất thế giới”. Người thân của họ viết thư ca ngợi chính sách đối xử tốt với tù binh của quân đội Trung Quốc “giống như tấm lòng của người mẹ”. Trong chiến tranh phản kích tự vệ với quân độiẤn Độ, ở tình huống giành toàn thắng, quân đội Trung Quốc đã không thừa thắng truy kích, mà rút quân về đường kiểm soát thực tế trước đây để thể hiện thiện chí hòa bình, không những thả toàn bộ tù binh, mà còn chủ động giao lại rất nhiềuvũ khí trang bị thu được cho Ấn Độ. Đây là điều chưa có tiền lệ trong lịch sử chiến tranh thế giới.
Cảm nhận của người Do Thái: Văn minh bao dung chứ không xung đột
Văn minh Trung Hoa có lòng rộng lượng, trong văn minh Trung Hoa, không có sự xung đột, đối đầu giữa các nền văn minh, mà bắt tay, tiếp nhận văn minh, hòa hợp văn minh, giúp đỡ văn minh.
Thủ tướng Ixraen Olmert đã từng nói: “Chúng tôi có tình yêu sâu sắc với người dân Trung Quốc, cảm ơn nhiều sự đối xử nồng ấm và hữu nghị dành cho người Do Thái ở Thượng Hải và Cáp Nhĩ Tân những năm đầu thế kỷ XX và trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ Hai”.
Trong lịch sử, đã có một số người Do Thái đến Trung Quốc, xây dựng những khu dân cư của họ ở những nơi như Khai Phong. Trên thế giới, những khu định cư Do Thái đều rất tập trung, điều này do sự kỳ thị nghiêm trọng và sức ép to lớn từ bên ngoài, buộc người Do Thái phải co cụm lại với nhau để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, ở Trung Quốc lại xuất hiện ngoại lệ, chỉ ở Trung Quốc, các nhóm người Do Thái mới không bị bất cứ một sức ép và kỳ thị nào từ bên ngoài, mà đã hòa hợp tự nhiên với văn hóa Trung Quốc. Vào thế kỷ XIX, khi người phương Tây đến Trung Quốc, nhìn bộ phận người Do Thái sớm hòa nhập với văn hóa Trung Quốc, hai nền văn hóa đã hòa nhập khó phân định, họ cảm thấy ngạc nhiên và khó tin. Tính cách văn minh phương Tây tạo ra xung đột với các nền văn minh khác, tính cách văn minh Trung Quốc lại hòa nhập với các nền văn minh.
Từ thời xa xưa đến triều nhà Thanh, người Trung Quốc luôn giữ quan hệ gắn bó với các nước láng giềng, không hề có sự kỳ thị với thương nhân và giáo sĩ nước ngoài. Bia Cảnh Giáo ở Tây An đã chứng tỏ, giáo sĩ nước ngoài đã tiến hànhcông việc truyền đạo Phúc âm tại nơi đây từ thế kỷ VII. Đạo Phật là do hoàng đế nhà Hán nhập vào Trung Quốc, nhân dân đã nhiệt tình chào đón tôn giáo mới, sau đó Phật giáo ngày càng phát triển, hiện nay đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn chủ yếu. Không chỉ giáo sĩ mà thương nhân nước ngoài cũng được phép tự do đi lại trong lãnh thổ đế chế Trung Hoa. Thậm chí mãi đến đời nhà Minh, Trung Quốc còn chưa hề có hiện tượng bài ngoại. Hơn 100 năm trước, Tôn Trung Sơn đã kêu gọi Mỹ: Người Trung Quốc bản tính không phải là dân tộc đóng cửa, bài ngoại. Sau này, vì sao xuất hiện hiện tượngbài ngoại? Đó là do phương Tây sử dụng tàu to pháo lớn để xâm lược và cướp bóc Trung Quốc, Trung Quốc chỉ có thể vùng lên chống lại. Nói một cách chính xác, đây không phải là “bài ngoại”, mà là “chống trả thế lực bên ngoài”.
Khái quát của Tôn Trung Sơn: Xây dựng đất nước bằng vương đạo chứ không phải bá đạo
Tính cách Trung Quốc là tính cách vương đạo chứ không phải tính cách bá đạo; Trung Quốc dựng nước dựa vào vương đạo chứ không phải nhờ vào bá đạo. Vương đạo là tôn chỉ quốc gia, cũng là đạo đức quốc gia của Trung Quốc.
Về đạo đức quốc gia dựng nước bằng vương đạo, trong tác phẩm “Chủ nghĩa Tam dân”, Tôn Trung Sơn đã phân tích kỹ: “Nói đến vương đạo vốn có của Trung Quốc, thì điều đầu tiên mà người Trung Quốc cho đến nay không thể quên là trung hiếu, tiếp đến là nhân ái, rồi đến tín nghĩa, hoà bình. Những người nước ngoài làm ăn rất lâu trong nội địa Trung Quốc thường ca ngợi người Trung Quốc, rằng người Trung Quốc nói ra một câu còn giữ chữ tín hơn cả người nước ngoài lập hợp đồng. Còn nói về chữ “nghĩa” thì ngay cả thời rất cường thịnh, Trung Quốc cũng không đi thôn tính nước khác. Ví dụ nước Triều Tiên trước đây về danh nghĩa là phiên thuộc của Trung Quốc, trên thực tế lại là một nước độc lập, mấy nghìn năm Trung Quốc hùng mạnh mà Triều Tiên vẫn tồn tại, còn Nhật Bản mạnh lên trong 20 năm đã thôn tính Triều Tiên. Người Trung Quốc trong mấy nghìn năm yêu chuộng hoà bình cũng đều xuất phát từ thiên tính. Nói đến cá nhân thì nặng về khiêm nhường, bàn đến chính trị thì nói: “Ai không ham giết người sẽ thống nhất được thiên hạ” (Mạnh Tử), với người nước ngoài thì khác hẳn. Cho nên đạo đức truyền thống của người Trung Quốc trước đây như trung hiếu, nhân ái, tín nghĩa đương nhiên là hơn hẳn người nước ngoài, nói đến đạo đứchoà bình cũng vượt trên người nước ngoài. Đạo đức tốt đẹp đó là văn hoá tinh thần của dân tộc chúng ta. Sau này chúng ta không những phải giữ gìn mà còn phải phát huy hơn nữa tinh thần đó.
Tính cách Trung Hoa nhất định sẽ đi ra với thế giới: Đạo chính thống trên cõi nhân gian là vương đạo
Trong lịch sử thế giới cận đại, cuộc đọ sức và xung đột giữa văn hoá vương đạo và văn hoá bá đạo chính là sự đối lập của văn hoá chiến lược nước lớn, sự cạnh tranh giữa văn hoáphương Đông và văn hoá phương Tây.
Ngày 28/11/1924, tại Nhật Bản, trong bài “Diễn thuyết trước các tổ chức ở hội nghị thương mại Kobe”, Tôn Trung Sơn đã đưa ra một vấn đề như sau: “So sánh giữa văn hoá bá đạo với văn hoá vương đạo thì văn hoá nào có lợi cho chính nghĩa và nhân đạo? Văn hoá nào có lợi cho quốc gia và dân tộc?”. Trả lời của Tôn Trung Sơn trong buổi diễn thuyết đó là: Trào lưu văn hoá thế giới là thứ văn hoá cường quyền mưu lợi, cần phải phục tùng văn hoá đạo đức nhân nghĩa của phương Đông. Đó chính là bá đạo phục tùng vương đạo thì nền văn hoá thế giới mới ngày càng trong sáng. Trong lần diễn thuyết đó, Tôn Trung Sơn đã cảnh báo với Nhật Bản:“Gần đây quốc gia châu Á học thứ văn hoá vũ lực của phương Tây trọn vẹn nhất là Nhật Bản. Dân tộc Nhật Bản các ngàivừa có văn hoá bá đạo của Âu Mỹ, lại vừa mang bản chấtvương đạo của phương Đông. Đối với tiền đồ của văn hoá thế giới sau này, các ngài làm chim ưng, chó săn của bá đạophương Tây hay làm thành trì của vương đạo phương Đông sẽ do người dân Nhật Bản các ngài xem xét kỹ lưỡng, lựa chọn thận trọng”.
Nhà sử học người Anh Joseph Toynbee đã dự báo trong tác phẩm “Triển vọng thế kỷ XXI”: Thế giới thống nhất là con đường tránh cho nhân loại khỏi tự sát tập thể. Dự báo sự thống nhất của thế giới sẽ được thực hiện trong hoà bình. Về điểm này, trong các dân tộc hiện nay, có một dân tộc đã chuẩn bị đầy đủ nhất, đó là dân tộc Trung Hoa với phương pháp tư duy độc đáo được xây dựng hơn hai nghìn năm qua.
Kỳ sau: 2. Tính cách Trung Hoa tạo nên “hiện tượng Trung Hoa”

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114558415

Hôm nay

213

Hôm qua

2384

Tuần này

21974

Tháng này

225958

Tháng qua

122920

Tất cả

114558415