Tin tức

Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các dân tộc thiểu số

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3875/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”.

Đề án nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS trong việc bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm văn học dân gian trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào các sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa nhằm định hướng cho người dân ý thức giữ gìn, bảo tồn văn học dân gian của dân tộc mình. Thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian của các DTTS góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Đề án được triển khai thực hiện tại vùng đồng bào DTTS và miền núi và chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I, từ năm 2023 đến 2026; giai đoạn II, từ năm 2027 đến 2030 với các nhiệm vụ trọng tâm:

1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS, cũng như khuyến khích việc xã hội hóa trong hoạt động này. Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian hiện có như câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian. Có chính sách tôn vinh, đãi ngộ, động viên đối với các nghệ nhân dân gian, tác giả, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa…

2. Khảo sát, sưu tầm, kiểm kê và lập danh mục thể loại văn học dân gian truyền thống các DTTS. Tổ chức xây dựng chương trình truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn về văn học dân gian của các DTTS.

3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS trong các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng và các không gian diễn xướng, thực hành phù hợp. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa. Lựa chọn các tác phẩm văn học dân gian tiêu biểu của các DTTS đưa vào hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoại khóa tại trường học. Hỗ trợ các nghệ nhân người DTTS truyền dạy văn học dân gian cho thanh, thiếu niên vùng đồng bào các DTTS…

4. Ứng dụng khoa học, công nghệ, trọng tâm là công nghệ số trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của đồng bào DTTS. Phổ biến, lưu trữ các tác phẩm văn học dân gian thông qua công nghệ số; tăng cường công tác bảo tồn và phát huy giá trị của văn học dân gian thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch cộng đồng.

Đề án nêu rõ: Việc bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS phải gắn kết, kết nối chặt chẽ với việc bảo tồn, phát huy các thành tố văn hóa khác như phong tục tập quán, tiếng nói, chữ viết, trang phục, dân ca, dân vũ, dân nhạc…đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, lĩnh vực khác có liên quan như giáo dục, an ninh, thông tin và truyền thông.

Trong quá trình bảo tồn giá trị văn học dân gian cần có sự tiếp thu, phát triển, đồng thời phải bảo đảm gìn giữ được những nội dung cơ bản, cốt lõi mang bản sắc dân tộc trong kho tàng văn học dân gian của các DTTS. Phát huy hiệu quả vai trò của các nghệ nhân và những người trực tiế Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 3875/QĐ-BVHTTDL phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các dân tộc thiểu số đến năm 2030”.

Đề án nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của Nhân dân, nhất là đồng bào các DTTS trong việc bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá các tác phẩm văn học dân gian trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào các sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa nhằm định hướng cho người dân ý thức giữ gìn, bảo tồn văn học dân gian của dân tộc mình. Thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch bảo tồn, phát huy các tác phẩm văn học dân gian của các DTTS góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Đề án được triển khai thực hiện tại vùng đồng bào DTTS và miền núi và chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I, từ năm 2023 đến 2026; giai đoạn II, từ năm 2027 đến 2030 với các nhiệm vụ trọng tâm:

1. Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách cho các tác giả, nhà nghiên cứu, nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền để bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian của các DTTS. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các hội về văn học nghệ thuật, khoa học và công nghệ, thư viện, bảo tàng tham gia các hoạt động sưu tầm, thống kê, phân loại, dịch thuật, bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS, cũng như khuyến khích việc xã hội hóa trong hoạt động này. Hỗ trợ kinh phí cho hoạt động sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân gian hiện có như câu lạc bộ, đội văn nghệ dân gian. Có chính sách tôn vinh, đãi ngộ, động viên đối với các nghệ nhân dân gian, tác giả, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn di sản văn hóa…

2. Khảo sát, sưu tầm, kiểm kê và lập danh mục thể loại văn học dân gian truyền thống các DTTS. Tổ chức xây dựng chương trình truyền dạy, bồi dưỡng, tập huấn về văn học dân gian của các DTTS.

3. Bảo tồn và phát huy giá trị văn học dân gian các DTTS trong các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa, liên hoan văn nghệ quần chúng và các không gian diễn xướng, thực hành phù hợp. Đưa các tác phẩm văn học dân gian vào sinh hoạt thường xuyên tại các thiết chế văn hóa. Lựa chọn các tác phẩm văn học dân gian tiê p nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của các DTTS, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn học dân gian, đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng các DTTS.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao các địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch, lồng ghép với các chương trình, đề án, dự án khác của Trung ương, địa phương và phân bổ kinh phí, bố trí nguồn lực cần thiết để triển khai phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114570328

Hôm nay

277

Hôm qua

2287

Tuần này

277

Tháng này

228852

Tháng qua

129483

Tất cả

114570328