Cuộc sống quanh ta

Doanh nhân trẻ trong thời kỳ hiện đại hoá và hội nhập

Bàn về doanh nhân trẻ VN trong thời kỳ hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là hết sức cần thiết. Cần thiết ở chỗ để nhận dạng rõ hơn đội ngũ này để có chính sách, tạo môi trường động lực thúc đẩy phát triển đội ngũ này nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy năng lực, đóng góp nhiều hơn cho sự nghiệp của dân tộc ta/ đất nước ta ngày nay.

1-Sự hình thành lớp doanh nhân trẻ ở VN- như là “lực lượng sản xuất xã hội” hàng đầu?.
Với chủ trương đổi mới và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân tring nền kinh tế thị trường nhiều thành phần định hướng XHCN, từng bước hình thành lực lượng doanh nhân trẻ, tài năng (20 - 35 tuổi). Trong môi trường dân chủ mới, tự do kinh doanh được tôn trọng, với tinh thần lập thân - lập nghiệp, chủ động vượt khó làm giàu hợp pháp, chúng ta càng thấy sức trẻ VN, tài năng VN. Doanh nhân VN thấy có 3 nguồn gốc xuất thân: 1) từ từ buôn bán nhỏ, hay sản xuất qui mô nhỏ mà thành; 2) là từ các cựu chiến binh, cựu công chức; 3) từ học sinh sinh viên, từ những khó khăn trong đời sống vươn lên lập nghiệp, làm giàu (trong lĩnh vực nông, công nghiệp, thương mại- dịch vụ). Những doanh nhân trẻ chủ yếu từ nguồn gốc thư ba này.
Chúng ta chưa thống kê được số thanh niên ra lập doanh nghiệp thì bao nhiêu trụ lại được và bao nhiều thành công, thành tài, nhưng rõ ràng ngày càng nhiều doanh nhân trẻ thành đạt. Và cần nhấn mạnh đây như lực lượng sản xuất xã hội” quan trọng bậc nhất(theo nghĩa một lực lượng chất xám tác động vào quá trình sản xuất) trong sự nghiệp phát trển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay, nhất là trong giai đoạn mới, hội nhập và hiện đại hóa ngày càng sâu rộng theo hướng kinh tế tri thức.
Chúng ta đều biết Lênin và hầu như những ngừoi cộng sản trong thời gian lịch sử đã qua đều nhấn mạnh công nhân lao động là lực lượng sản xuất hàng đầu, quan trọng nhất. Và có thời đã nhìn doanh nhân bằng con mắt kỳ thị, hơn nữa nếu có thì cũng nhìn họ chỉ trong phạm trù quan hệ sản xuất và ngoài lực lượng sản xuất.
Thực ra từ thời kỳ đổi mới và sau một thời gian, chúng ta mới có quan niệm tôn trọng doanh nhân, nhất là doanh nhân làm doanh nghiệp tư nhân. Họ thực sự là một lực lượng sản xuất tiên tiến, hàng đầu, sáng tạo, quan trọng bậc nhất. Điều đó đúng khi họ là lực lượng lao động xét trên qui mô toàn bộ xã hội. Và điều đó ngày càng đúng khi khoa học (kể cả khoa học quản trị kinh doanh) trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nhất là trong nền kinh tế tri thức. Nghĩa là sức sáng tạo, năng lực quản lý đã trở thành một lực lượng chuyển hóa vào qui trình sản xuất trong quá trình làm ra sản phẩm ngày càng có năng suất, chất lượng, có sức canh tranh, thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng.
Họ là lực lượng xung kích trong mặt trận mới như họ đã từng đi đầu trong chiến tranh giữ nước, dù xèt ở góc độ lực lượng sản xuất hay lực lượng quản lý - quan hệ sản xuất.
Nhưng từ quan hệ nhân - quả hai chiều ấy, họ không chỉ là lực lượng sản xuất mà họ còn là lực lượng quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đất nước cần những doanh nhân lớn, những tỉ phú, những nhà quản trị tài ba. Và khi có môi trường mới, có thể họ/ hay một số trong họ, dù là ít, sẽ trở thành/ hay tham gia vào hàng ngũ nhũng nhà quản trị lớn của quốc gia: nhà quản lý/ quản trị nhà nước (điều ta vẫn thấy ở các nước phát triển). một số doanh nhân cũng đã, đang và sẽ là trí thức doanh nhân. Chúng ta hiện cũng thấy một số trí thức thành đạt, cuối đời trở thành những trí thức tầm cở, có đó góp kép đối với xã hội trên lĩnh vực văn hóa, khoa học, tư tưởng. Đó là chưa kể có những người trở thành hay đồng thời là nhà hoạt động xã hội, hoạt động từ thiện rất đáng khâm phục và nổi tiếng. Hơn nữa có thể doanh nhân trẻ, tài năng cũng có thể trở thành đảng viên cộng sản theo đúng nghĩa của nó.
Vấn đề này được đặt trong hệ thống lực lượng xương sống, rường cột của nền kinh tế - xã hội và dân tộc ta ngày nay, đó là: Công- Nông – Doanh – Trí, chứ không phải chỉ là công - nông - trí. Nhưng cần chú ý cơ cầu trên trong cái nọ đã có cái kia, liên thông với nhau, (công nhân trí thức, doanh nhân trí thức hay trí thức doanh nhân…chẳng hạn), hợp tác với nhau.
Như vậy, doanh nhân không chỉ là doanh nhân.
Do vậy, vai trò, vị thể, triển vọng của lớp doanh nhân trẻ ngày càng lớn trong quá trình phát triển đất nước. Có thể nói họ là một trong những lực lượng quyết định tương lai của dân tộc.
 
2-Đặc trưng phẩm chất, lý tưởng, năng lực của tầng lớp doanh nhân trẻ. Những thách thức và cơ hội.
Doanh nhân trẻ có những phẩm chất và thế mạnh của họ là: sức trẻ, táo bạo, mạo hiểm; có kiến thức về công nghệ hiện đại và khả năng học, tự học, truy cập mạng, có tầm nhìn canh tân và toàn cầu; làm doanh nhân khó tránh khỏi thất bại nhưng doanh nhân trẻ vẫn còn thời gian làm lại và vươn lên… Nhưng doanh nhân trẻ cũng có thể có hạn chế như: vì chưa trải nghiệm nhiều nên họ có thể chưa thấy hết trách nhiệm xã hội của mình…
Nhưng chính cuộc sống, đường đời, nhũng thách thức sẽ mách bảo hị phải biết làm gì và làm như thế nào! Nghiên cúu nhiều gui7ng doanh nhân trẻ thành đạt hiện nay mà sách báo mô tả hay qua gặp, đối thoại trực tiếp, chúng ta sẽ thấy điều đó, tin vào điều đó. Thực sự họ có bản lĩnh vượt khó thật sự, học và tự học bằng mọi cách, “học là con đường ngắn nhất đẫn đến thành công”(Giám đốc công ty Ba Hạo- (Doanh nhân đất Việt, tập 5, NXB Thông Tin, 2009, tr. 66), họ có lòng cảm thông với mọi người, lòng yêu nước, tự trọng bản thân, tự tôn dòng tộc, quê hương, tự tôn dân tộc chứ không chỉ có khát vọng làm giàu, làm chủ. Nghĩa là lớp doanh nhân trẻ có cả tài năng và đạo đức. “Kinh doanh cần xuất phát từ chữ Đức”, như triết lý của Gíam đốc công ty tư vấn thiết kế xây dựng Đức An (Doanh nhân đất Việt, tập 5, NXB Thông Tin, 2009, tr. 139). Hơn nữa doanh nhân trẻ đang hướng mạnh tới làm chủ nền kinh tế tri thức, kinh doanh trong nền kinh tế ấy, Doanh nhân trí thức và nòng cốt của thế hệ doanh nhân trẻ. Doanh nhân trẻ tài năng thành đạt bền vững về bản chất ít nhiều là doanh nhân trí thức. 
Đó là mục tiêu, lý tưởng của doanh nhân trẻ. Cần nói thể điều này.
Đúng là khi nói doanh nhân thì trước hết phải là làm ra nhiều lợi nhuận. Đó cũng là yêu cầu của nền kinh tế thị trường như một ưu thế của nó. Và chỉ có như thế nó mới tồn tại và phát triển được. Nhưng vấn đề còn là đảm bảo mức hợp lý nào về công bằng xã hội trong phân phối, trách nhiệm của doanh nhân với người làm công của họ và xã hội - “nhận ít lợi nhuận hơn một chút nhưng có lợi cho cả hai”- chủ và khách hàng, doanh nghiệp và xã hội, (sđd, tr. 141 ). Như thế là không chỉ mục tiêu hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đảm bảo mục tiêu xã hội, hiệu quả xã hội nữa mà trước hết là do luật pháp quy định, sau nữa là lòng nhân phúc. Nếu nhận rõ đó vừa là trách nhiệm nghĩa vụ vừa là niềm vinh hạnh được phục vụ thì điều đó, thì chính là đạt tới nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (mô hình kinh tế thị trường xã hội), Nếu không, chỉ vì lợi nhuận, sống chết mặc bay, thì vẫn là trong phạm trù nền kinh tế TBCN. Đó cũng là cuộc đấu tranh ngay trong mỗi doanh nhân, nỗi doanh nghiệp và của tàon xã hội. Đó là một thách thức vượt lên chính mình nhưng cũng là một cơ hội công hiến của lớp doanh nhân trẻ VN ngày nay..
Chúng ta cũng cần thấy rằng, có nhiều thách thức và cơ hội của lớp doanh nhân trẻ ngày nay là rất lớn. Môi trường toàn cầu hóa và hội nhập, khi VN đã là thành viên WTO, đòi hỏi họ, nhất là: 1) năng lực giao tiếp đa văn hóa; 2) năng lực hợp tác, thương lượng, đàm phán; 3) năng lực quản trị doanh nghiệp ở tầm cao mới, tư duy mới; 4) trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; 5) năng lực xây dựng văn hóa doanh nghiệp; 6) năng lực cạnh tranh khu vực và toàn cầu… Không những thế. Doanh nhân phảỉ vượt lên chính mình không phải chỉ vì mặt nhân phẩm, tư cách mà cả mặt năng lực, trình độ, sự thấu hiểu.
Chúng ta không lý tưởng hóa doanh nhân trẻ VN ngày nay nhưng cũng không nên nhìn với con mắt bi quan về họ. Dù trong họ vẫn có thể có người thế này có người thế kia, có người chỉ tìm ácch lạch luật, trục lợi. Nhưng nếu làm ăn không đàng hoàng, phi pháp, hoặc quá vị lợi thì sẽ không bền, không thể trở thành doanh nhân lớn, kh6ng chỉ giàu có mà còn được nhiều người được tôn trọng, kính trọng.. Mà đây mới là nhu cầu cao nhất và giá trị cao nhất của nhân cách, của con người. Giàu có bằng chộp giật sẽ bị luật pháp trừng trị và sẽ bị người đời kinh rẻ. Doanh nhân không nên chỉ là con người kinh tế, con người vật chất mà thiếu con người xã hội, con người nhân văn. Nền kinh tế thị trường văn minh, có văn hóa, đã và đang vượt qua nền kinh tế thị trường dã man, sẽ khuyến khích và nuôi dưỡng các doanh nhân có văn hóa. Nếu một nền kinh tế thị trường như vậy, tức thị trường xã hội với nhiều doanh nhân như vậy thì trong xu hướng hiện đại của nó khi phát triển cao sẽ tự nó về khách quan là có và tự nó định huớng XHCN, ít mắt xét về mặt kinh tế xã hội, chứ không có là định hướng XHCN (tinh thần tự do, làm giàu, pháp quyền, minh bạch, công khai, năng động, gắn kết mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội,…) chỉ tác động từ bên ngoài, từ luật pháp dân chủ XHCN.
Trách nhiệm của doanh nhân trẻ ngày nay như vậy thật là nặng nề, nhưng vinh quang.
3- Nhà nước và cộng đồng xã hội tạo điều kiện gì cho doanh nhân trẻ công hiên, thi thố tài năng?
. Qua sự thành đạt của doanh nhân, cho ta thấy tài năng Việt có rất nhiều, có khi rõ hơn trong hệ thống chính trị hay lĩnh vực khác, nhưng vấn đề là thể chế, môi trường như thế nào? Hiện nay, trách nhiệm của nhà nước không chỉ là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường mà còn phải tập trung sức cải cách và hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội, tạo nên xã hội tự do, dân chủ thật sự với mội trường tâm lý cởi mở, môi trường luật pháp minh bạch, dân chủ, công khai, công bằng, bình đẳng để các doanh nghiệp tư và công với đội ngũ doanh nhân, nhất là doanh nhân trẻ thi thố tài năng, thể hiện minh, có đề kiện sáng tạo và cống hiến. Nhất định là phải tin ở lớp trẻ.
Con người là sản phẩm của môi trường, Muốn cho doanh nhân trẻ tài năng và có trách nhiệm xã hội thì môi trường thể chế kinh tế thị trường càng bới tự phát, bớt mông muội, và ngược lại càng phải tăng yếu tố văn minh, văn hóa, pháp quyền dân chủ, tự do, côn bằng… Như vậy trên nền tảng nền dần chủ của nhân dân, cần sự đồng bộ của thể chế kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền- xã hội dân sự. Ngày nay đây không phải chỉ ở cấp độ quốc gia mà còn tồn ạti ở cấp độ toàn cầu. Cho nên nó phải là tầm nhìn có tính cương lĩnh khi định hướng về một xã hội hiện đại, phát triển và XHCN ở VN ngày nay, trong thực chất của nó, dù có khi gọi bằng cái tên gì đi nữa. Tuy nhiên, thời hiện đại càng cần “chính danh”!
Mặt trận kinh tế đang là mặt trận trọng tâm và đang cần sự xung kích của lực lượng thanh niên, công nhân lao động và các doanh nhân trẻ lửa được cái nhục nghèo nàn của dân tộc, làm rạng rỡ non sông đất nước, sánh vai cùng các nước năm châu. Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp của họ là tương lai của dân tộc ta. Yêu nước, dân tộc bây giờ, cũng như định hướng XHCN hiện nay là làm giàu chính đáng. Và trách nhiệm quốc gia, trách nhiệm xã hội là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường kinh tế - xã hội - nhân văn tối đa cho họ vươn lên, vượt lên. Trên một ý nghĩa rộng lớn hơn thì vì họ cũng là vì xã hội, vì nhân dân ta, dân tộc ta.
Với nhà nước pháp quyền và rất cần sự đồng bộ của nó, với nó là xã hội dân sự văn minh thì không những tạo nên môi trường xã hội, pháp lý cho doanh nghiêp và doanh nhân trẻ phát huy thế mạnh, tiềm năng và mặt tốt của họ mà còn hạn chế những mặt tiêu cực có thể nảy sinh. Hiện nay rất cần cải cách thể chế của thể chế đảng cầm quyền, thế chế nhà nước, thể chế tổ chức chính trị và xã hội của nhân dân với các yếu kém, khuyết tật hiện hành còn khá nặng nề, dù đã sau 25 năm đổi mới, theo hướng thật sự vì dân, do dân, của dân, trọng dân, nghe dân, và tổ chức bộ máy gọn nhẹ, minh bạch, dân chủ, lành mạnh, có năng lực, cơ chế giám sát lẫn nhau, năng lực phòng chống tha hóa, suy thoái từ bên trong, năng lực tự đào thải, khắc phục bằng được các bệnh “đảng hóa” (đang bao biện, làm thay, mệnh lệnh), bệnh quan liêu, nhũng nhiễu, hành chính hóa (nhà nước hóa tổ chức quần chúng), bệnh hình thức, bệnh thành tích, phô trương, bệnh vô trách nhiệm, tham nhũng, lãng phí…
Khi nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng văn minh, nhân văn và tiến bộ đang phát triển ở VN như môt lẽ tự nhiên, hợp quy luật trong thế giới ngày nay thì không vì lẽ gì mà ngại ngùng, mặc cảm, hay “phân biệt” với kinh tế và doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề bây giờ là công hiến thực tế, làm ăn có lãi, có trách nhiệm với xã hội, tuân thủ pháp quyền. trên ý nghĩa này mà doanh nghiệo nhà nước tuy có ưu thế mà trong thực tế lại, kém về năng lực cạnh tranh, làm ăn thua lỗ hay lời giả lỗ thật thì không bằng, thua xa doanh nghiệp tư nhân làm ăn nghiêm túc, có hiệu quả kinh tế xã hội,
Hãy lấy thước đo cống hiến thực tế, làm lợi cho xã hội mà đánh giá tính ưu việt và tôn vinh chứ không phải theo chủ nghĩa hình thức. Hãy mạnh dạn và cương quyết loại trừ chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa  chạy đua danh hiệura khỏi cuộc chơi.
Cần có chính sách liên kết, phát huy các tài năng trẻ và sớm tôn vinh các tài năng trẻ trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực doanh nghiệp (xem thêm: Hồ Bá Thâm, chủ biên, Tài năng trẻ, phát triển và sử dụng, Nxb. Thanh Niên, 2006).
Theo tôi biết, “Hội trí thức doanh nhân” đang ra đời. Cùng với “Hội doanh nghiệp trẻ”, đó thực sự là ngôi nhà của nhũng doanh nhân tài năng. Từ niềm tự hào về lịch sử dân tộc anh hùng và nhân nghỉa, nhân văn, đoàn kết và bao dung, dưới ánh sáng nhân văn hiện thực Hồ Chí Minh, chúng ta có quyền hy vọng ở họ, ở thế hệ trẻ doanh nhân VN đầy tài năng và trách nhiệm, để “Chú bé thành người khổng lồ”! như có lần tôi đã trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ.
 
 
 
 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513535

Hôm nay

28

Hôm qua

2313

Tuần này

21472

Tháng này

220408

Tháng qua

121356

Tất cả

114513535