Cuộc sống quanh ta

Nhớ cụ Bút Tre

Người ta bảo: "Thơ hay là thơ dễ thuộc". Thơ Bút Tre có rất nhiều người thuộc, vậy có phải là thơ hay không? Anh có bình luận gì về ông Bút Tre và thơ Bút Tre.?

LÊ KỲ
(Hà Nội)
Thơ hay tất nhiên sẽ có nhiều người thuộc là lưu truyền. Nhưng thơ dễ thuộc và được nhiều người thuộc cũng chưa chắc đã là thơ hay. Tôi thuộc thơ, thường chỉ đọc một lần là thuộc ngay. Loại thơ ấy thường ở hai thái cực. Hoặc là cực hay và hoặc là cực dở. Thơ Bút Tre không nằm ở hai dạng này. Phải xếp Bút Tre vào một chiếu riêng. Đó là một dòng thơ dân gian. Đọc là cười. Nhưng Bút Tre lại là con người có thực. Tên thật của ông là Đặng Văn Đăng (1910-1987). Ông từng nhiều năm làm Trưởng ty Văn hoá tỉnh Phú Thọ. Đó là một cán bộ tận tuỵ, được nhân dân tin cậy yêu mến. Ông đã có công ghi lại câu nói bất hủ của Bác Hồ ở Đền Hùng: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".
Những lúc rỗi rãi, xuống cơ sở, ông hay làm thơ. Thơ ông thường nệ theo vần. Và muốn giữ vần, để thật có vần, nhiều khi ông phải bẻ câu, bóp chữ, thậm chí là cưỡng chữ, miễn là làm sao nhét cho vừa cái khuôn vần. Chính vì thế mà con chữ hoá dị dạng, nhiều khi biến cả nghĩa, tạo thành tiếng cười thật vui vẻ. Việc làm của Bút Tre vô tình đã khởi nguồn một dòng thơ ca dân gian hiện đại. Những bài hay nhất, buồn cười nhất lại thường của Bút Tre rởm. Đó là các thi sĩ thứ thiệt nhại theo giọng Bút Tre. Dòng thơ này càng ngày càng lớn và rất phong phú. Gần đây, đến Tam Đảo, tôi lại được nghe dân chúng truyền nhau bài thơ mới của Bút Tre viết về khu nghỉ mát này. Nhưng truy ra thì hoá thơ thi sĩ nổi tiếng Trần Lê Văn: Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo). Đi thì chẳng biết chỗ nào mà ngu (ngủ). Một giường nó nhét hai cu (hai cụ). Thôi thì cố chịu đến chu nhật về (chủ nhật)....
 
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn bảo: Ngay từ bây giờ, Sở Văn hoá Phú Thọ có thể đề nghị Nhà nước công nhận mấy gian nhà giản dị và ngôi mộ cụ Bút Tre là Di tích Văn hoá được rồi. Bút Tre là một tác giả văn học, một hiện tượng càng lùi xa càng lớn. Còn anh thì nghĩ sao?
HOÀNG VĂN HOÀ
(Thanh Hoá)
Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn nói điều đó khi bàn về truyện Trạng Quỳnh. Chúng ta đã từng công nhận khu nhà thờ cụ Cống Quỳnh là Di tích Văn hoá vì ông cụ có thể là khởi nguồn của truyện dân gian Trạng Quỳnh thì cũng có thể ghi nhận sự khởi nguồn dòng thơ ca dân gian của cụ Bút Tre. Vì chí ít, Bút Tre cũng đã tạo ra cả một trường phái thơ, thu hút được rất nhiều đồ đệ, trong đó có cả những nhà thơ rất lớn. Tôi xin đơn cử một loạt câu thơ sau đây. Xin lưu ý, đây toàn là thơ của các nhà thơ rất nổi tiếng in trên những tờ báo sang trọng: "Công nhân họ hát họ ca. Công trường đâu phải chỉ là ca xoang. Đấy là một việc khó hơn. Trái tim anh thợ là cơn vui vầy. Là hội mở thắm hây hây. Công trường đâu phải chỉ đầy hội vui. Công trường cũng chẳng bùi như hát. Anh thợ nề là bác kiên gan...". Và đây nữa: "Bây giờ mẹ hiểu Xô Liên. Cái liềm bên ấy giống liềm bên ta. (Khiếp! Liềm thì ở đâu mà chẳng giống nhau. Liềm nội, liềm ngoại thì cũng đều thế cả!) Bây giờ mẹ mới hiểu ra. Tây cai là giặc, tây Nga là mình...". Còn đây nữa, một nhà thơ lớn đã miêu tả một người lính chiến đấu dũng cảm: "Anh ngã xuống, lưng dựa vào vách đá. Phút hy sinh, tay vẫn nắm chặt cò...". Cò là cò súng đấy nhé. Xin bạn đọc chớ hiểu lầm kẻo rồi lại oan cho cụ Bút Tre....
 
                                           Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
                                          Giáp ta thắng trận Điện Biên rất cừ

                                        Anh đi công tác Pờ lây(Playcu)
                                        Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra

                                        Chia tay có một quả chuồi(chuối)
                                        Em về em nhớ cái buồi(buổi) hôm nay...
 
Nguồn: Blog laokhoa
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513756

Hôm nay

2229

Hôm qua

2313

Tuần này

21693

Tháng này

220629

Tháng qua

121356

Tất cả

114513756