Đến thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh được chúa Trịnh củng cố lại. Hệ thống lũy cổ này hiện không còn được nguyên vẹn, một số đoạn đã bị phá vỡ, một số đoạn đã bị rừng xanh bao phủ.

Hệ thống lũy cổ trên được nhóm Khảo cổ học Hà Tĩnh phát hiện vào năm 1993 và đến tháng 6/2011 mới chính thức công bố. Sự phát hiện và công bố trên đã được các nhà nghiên cứu chuyên ngành quan tâm và cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá là một thành lũy cổ bằng đá với mục đích phòng thủ biên giới giữa quốc gia Đại Việt – Chăm Pa còn tồn tại đến nay.
Theo chương trình, đoàn khảo sát điểm đầu tiên của lũy đá cổ (vị trí Đèo Bụt, xã Kỳ Lạc, huyện Kỳ Anh) đã được các nhà khảo cổ học Hà Tĩnh phát hiện và công bố vào tháng 6/2011.Sau đó tiếp tục thăm dò, nghiên cứu thực trạng một số điểm trong toàn bộ tuyến lũy cổ từ xã Kỳ Lạc đến xã Kỳ Nam để có cơ sở khoa học xây dựng chương trình nghiên cứu cụ thể toàn bộ tuyến và hoàn thành các thủ tục xin giấy phép tổ chức khai quật khảo cổ để làm rõ về mặt kiến trúc, kết cấu, kỹ thuật, niên đại tuyệt đối, nguyên vật liệu xây dựng, vai trò, ý nghĩa trong các giai đoạn lịch sử…. và để ra phương án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, phục vụ tham quan du lịch cũng như các chương trình nghiên cứu chung về thành lũy cổ Việt Nam.
TS. Nguyễn Tiến Đông (Viện khảo cổ học Việt Nam) - Phó trưởng đoàn nghiên cứu cho biết thêm, thời gian khảo sát đợt 1 được tiến hành từ ngày 9/4 và kết thúc vào ngày 15/4. Dự kiến, chương trình nghiên cứu phối hợp sẽ được thực hiện trong thời gian 3 năm (2012-2014).