Trên văn đàn Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến nay, Nhà thơ Phùng Quán được nhiều người biết đến như một tài năng độc đáo, một nhân cách ngay thẳng, một số phận bi tráng.
Trên văn đàn Việt Nam giai đoạn từ 1954 đến nay, Nhà thơ Phùng Quán được nhiều người biết đến như một tài năng độc đáo, một nhân cách ngay thẳng, một số phận bi tráng.
Chưa học xong tiểu học Ông đã bỏ nhà đi theo cách mạng, 13 tuổi đã trở thành chiến sỹ trinh sát của trung đoàn 101 lừng danh, 23 tuổi đã nổi tiếng trên văn đàn cách mạng với tiểu thuyết “Vượt Côn Đảo” và “Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo”. Tuy nhiên, số phận trớ trêu đã đặt ông lên bàn thử thách, nổi tiếng sớm và cũng gặp trắc trở sớm. Đúng như Ông tự bạch “ 22 tuổi tôi phải nhấn thân vào một cuộc chiến đấu còn nguy hiểm hơn, là là chống tệ quan liêu, ăn cắp, lãng phí của công và thói dối trá đạo đức giả, những hiểm họa đang rình phục tổ quốc và nhân dân tôi…”. Và chỉ hai bài thơ “ Chống tham ô lãng phí và Lời Mẹ dăn” viết năm 1956, Ông đã phải đánh đổi gần như cả cuộc đời mình với 15 năm lao động cải tạo và 32 năm treo bút.
Bây giờ thì chúng ta có thể tự hào mà khẳng định rằng đây là hai bài thơ đầu tiên trong văn học cách mạng chống tệ quan liêu lãng phí và ăn cắp của dân “…Những con sói quan liêu/ nhe răng rứt thịt da cách mạng/ăn cắp máu dân đổi chác đồng hồ/ kim phút, kim giờ lép gầy như bụng đói…”. Hơn 32 năm treo bút đối với một nhà thơ là một cực hình, Ông phải mượn tên người khác viết “văn chui” kiếm từng đồng nhuận bút nuôi vợ con. “Trong trăn nghìn nỗi đói/ tôi nếm trãi cả rồi…”. Theo nhà thơ Ngô Minh, người bạn vong niên của Phùng Quán và là người Quản lý quỹ Phùng Quán hiện nay, thì trong thời gian treo bút, Phùng Quán đã “viết chui” và in hơn 40 chục cuốn truyện tranh và khoảng 10 tác phẩm văn xuôi khác, trong đó có ba tập bộ tiểu thuyết nổi tiếng “Tuổi thơ Dữ Dội”.
Còn theo Nhà văn Xuân Đài, thì không có tiền nên nhà thơ Phùng Quán thường mua chịu rượu của quán bà Hai Hanh ở làng Nghi Tàm, sổ nợ là cái cột nhà, mua một lít gạch một nét, gạch ô vuông bốn bề, thêm gạch chéo nữa vị chi là 5 lít. Người khác thì mua hôm trước, hôm sau phải trả, riêng Phùng Quán được đặc cách có khi nợ bốn, năm ô gạch chéo…
Có thể nói, cuộc đời của Nhà thơ Phùng Quán là một “bài thơ” bi tráng của một người lính dấn thân vì nhân dân, đất nước. Dù trãi qua những năm tháng bi thương khốc liệt nhất của đời người “…Có những phút ngã lòng/Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy…” Nhưng Ông vẫn sắt son niềm tin vào Đảng vào sự đổi mới phát triển của đất nước: “…Tôi tin sẽ đến ngày tôi được Đảng hiểu, cơ chế quan liêu sẽ bị đánh bại và sẽ đổi mới “Tôi không nói lời vĩnh biệt/ Vì tôi tin tôi sẽ hồi sinh…”. Và niềm tin của Ông đã đúng, năm 1988 được khôi phục Hội tịch, Hội viên Hội nhà văn Việt Nam, Năm 2007, Chủ Tịch nước đã ký quyết định trao tặng Nhà thơ Phùng Quán, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.
Tuy nhiên, ít người biết, sau gần 35 năm xa quê hương(sau khi phục hồi Hội viên Hội nhà văn Việt Nam), Phùng Quán mới trở về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, Làng Thanh Thủy Thượng, Xã Thủy Dương, Huyện Hương Thủy. Ngày ra đi tóc còn để chỏm, ngày về tóc đã hoa râm, Ông đã quỳ xuống trước đông đảo bà con đọc to bài thơ “Tạ”, “...Con tạ/ đất làng quê/Thấm đẫm máu bao anh hùng đã khuất/Không ngọn cỏ nào không long lanh nước mắt/Không lá cây nào không mặn chát gian lao/Con tạ/ manh chiếu rách con nằm/ Con tạ/ Câu ca dao mẹ hát/Tất cả thành giọt sữa ngọt/ Nuôi con ngày trứng nước/Để hôm nay con được sống/ được chiến đấu hết mình/Vì tự do của Tổ Quốc/Được hát hết mình cho đất nước thành thơ…”.
Có lẽ, đau đáu nỗi thương nhớ quê hương như thế, nên sinh thời nhà thơ Phùng Quán đã ước nguyện sau khi mất là được trở về với quê hương “…Tôi sẽ đào nấm huyệt/Cạnh mồ cha mẹ tôi”…”. Ông mất ngày 22/1/1995 tại Hà Nội, nhưng mãi đến đầu năm 2011 vừa qua, ước nguyện của ông mới trở thành hiện thực. Kinh phí thực hiện di nguyện của nhà thơ Phùng Quán, được nhà thơ Ngô Minh phát động quyên góp trên Blog cá nhân của mình. Và không ai ngờ được, sự mến mộ của mọi người đối với Phùng Quán lại lớn đến như vậy, Từ những văn nghệ sỹ, trí thức, học sinh, sinh viên, đến những người nông dân, anh xe ôm, xích lô, Việt kiều ở nước ngoài… đã góp cát, đá xây dựng mộ nhà thơ. Tấm lòng của bạn bè và độc giả góp vào không chỉ xây dựng hoàn chỉnh khang trang phần mộ vợ chồng Nhà thơ, mà còn dư một khoản lớn. Cộng thêm số tiền chị Vũ Bội Trâm (vợ nhà thơ) để lại, thể theo nguyện vọng của dòng họ Phùng, bạn độc yêu mến Phùng Quán và Chính quyền địa phương, số tiền này được lập “Quỹ khuyến học, khuyến tài” mang tên Phùng Quán, để phát thưởng cho học sinh giỏi hàng năm của xã Thủy Dương quê hương nhà thơ và khuyến khích các nhà văn, nhà thơ ở TT-Huế có những tác phẩm văn học đặc sắc. Đầu năm học vừa qua, Quỹ Phùng Quán đã tổ chức phát thưởng lần đầu tiên cho 41 em học sinh xuất sắc của các trường tiểu học, PTCS Thủy Dương năm học 2011 -2012 để động viên các em bước vào năm học mới. Tặng thưởng gồm một giấy chứng nhận Quỹ Phùng Quán được in rất đẹp, có ảnh nhà thơ Phùng Quán và tiền là 500.000 đồng. Ngoài các em học sinh xuất sắc nhất của các trường ở Thủy Dương, Quỹ Phùng Quán còn tặng thưởng cho 3 em học sinh họ Phùng xuất sắc nhất do Tộc Phùng Thủy Dương xét chọn. Và đầu năm 2012 , quỹ khuyến tài Phùng quán cũng đã được trao cho hai tác phẩm văn học đó là tiểu thuyết “Vùng Sâu” của nhà văn Tô Nhuận Vỹ, và tiểu thuyết “Xa Hà Nội” của Nhà Văn Nhất Lâm, giá trị mỗi giải thưởng là 2 triệu đồng. Điều thú vị đặc biệt là lễ trao giải khuyến tài văn học Phùng Quán được Hội Văn Học Nghệ thuật TT-Huế tổ chức ngay tại khu lăng mộ của nhà thơ Phùng Quán.
Như vậy, từ cuộc sống rượu chịu, văn chui “Đắng đến tận cùng nỗi đắng thế gian”, Phùng Quán đã trở về quê hương với một gia tài đồ sộ với hàng chục tác phẩm văn chương thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước và tấm lòng ngưỡng mộ của hàng triệu độc giả trong và ngoài nước. Quỹ khuyến học Phùng Quán tuy không lớn, nhưng là tấm lòng, là niềm tri ân của độc giả tôn vinh tài năng, nhân cách Nhà thơ “Đã đi với Nhân dân/ Thì thơ không thể khác”. Đây có lẽ là trường hợp hy hữu đặc biệt nhất trên văn đàn nước ta từ trước đến nay.
Điều trùng hợp thú vị, là sau khi trở về trong lòng đất quê hương, Quỹ khuyến học Phùng Quán ra đời, tên Ông cũng được UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, quyết định đặt tên cho con đường lớn ngay tại Thị xã Hương Thủy quê hương Ông. Con đường mang tên Phùng Quán dài 5,850 Km , từ Km 83, Quốc lộ 1A đối diện cổng làng Thanh Thủy Thượng, đi qua Lăng mộ Phùng Quán, lên đến đường tránh Huế ở phía Tây. Đi lên nữa là chiến khu Dương Hòa, nơi mà Phùng Quán đi theo bộ đội Việt Minh từ năm 1946. Con đường này hiện tại rộng 10 mét, thẩm nhựa 3,5 mét, tương lại sẽ mở rộng thành đường 12 mét. Không biết đó là định mệnh, hay sự là sự tiên tri của nhà thơ, bỡi 26 năm trước, trong “Trăng Hoàng Cung” Phùng Quán đã viết “…Nhưng cuối cùng/ Quê hương nhận ra / Trái – tim Thơ- trong-sạch / Và gương – mặt – Thơ- bi – thiết – của tôi…”. Vâng, Ông đã ra đi và trở về trên chính con đường mang tên Ông – Phùng Quán./.
2140
2303
21907
220843
121356
114513970