Đất Nghệ

Nghệ An với công tác tuyển quân chi viện chiến trường (1973 -1975)

Cách nay 35 năm, dân tộc ta đã làm nên một mùa xuân lịch sử, chấm dứt hoàn toàn cuộc phưu lưu quân sự của đế quốc Mỹ trên đất Việt Nam. Hòa vào chiến công vĩ đại đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An đã có nhiều đóng góp quan trọng, đặc biệt là trong nhiệm vụ tuyển quân chi viện chiến trường.

Là vùng đất địa linh nhật kiệt, giàu truyền trống văn hóa và cách mạng, ngay sau khi đế quốc Mỹ kí Hiệp định Pari (27.1.1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh, quân dân Nghệ An đã khẩn trương bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ mới là dốc sức chi viện chiến trường miền Nam để đánh cho ngụy nhào, kết thúc cuộc kháng chiến. . Những biện pháp chỉ đạo của ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An thể hiện rõ quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An trong việc huy động nhân tài, vật lực cho tiền tuyến miền Nam đánh Mỹ, nhưng vượt lên trên hết là đã thể hiện một cách rõ nét truyền thống lịch sử hào hùng của nhân dân Nghệ An- quyết tâm vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. [1]

Trong số các đơn vị trong tỉnh, Đảng bộ và nhân dân huyện Diễn Châu đi đầu phong trào mở hội tòng quân, toàn dân ra tiền tuyến. Bằng những cách làm hiệu quả, huyện ủy Diễn Châu đã lôi cuốn được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Hưởng ứng phong trào này, có hơn 20% thanh niên Thiên Chúa giáo trong huyện đã ghi tên lên đường nhập ngũ. Mẹ Tiếp - một giáo dân ở xã Diễn Kỷ có hai con là liệt sĩ đã xúc động nói lên nỗi lòng của mình trong những ngày giao quân: “Các con hy sinh, quả có đau xót, nhưng Tổ quốc bị cướp mất thì vạn triệu lần đau xót hơn”. Anh Cao Xuân Phúc- một thanh niên công giáo xứ Đồng Tháp xã Diễn Hồng nói lên suy nghĩ của mình trong ngày hội tòng quân: “Tổ quốc còn thì chúa mới được tự do. Tổ quốc mất thì dân bị nô lệ và đạo chúa bị chà đạp. Bởi thế lương và giáo đều phải lên đường bảo vệ Tổ quốc”. Sự đồng lòng của nhân dân Diễn Châu đã khắc họa nên tinh thần quật cường của nhân dân Nghệ An trong nhiệm vụ tòng quân giết giặc. Và từ Diễn Châu, phong trào nhanh chóng lan ra toàn tỉnh. ở khắp bản, làng trong các huyện của tỉnh, các gia đình luôn hết lòng động viên con em của mình lên đường nhập ngũ. Cụ Tràng- một giáo dân ở xã Minh Thành, huyện Yên Thành có đứa con trai thứ sáu đi bộ đội. Đã nhiều người khuyên cụ cho cháu đi học đại học, Cụ nói: “Các con tôi đều phải học hết phổ thông và sau đó đều cho chúng vào quân đội. Bởi quân đội là trường học tốt nhất cho con em chúng ta”. Trên tinh thần nô nức tòng quân của nhân dân Nghệ An, tính đến ngày 20 tháng 9 năm 1973, toàn tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân 1973 với số lượng là 11.073 người, đạt 109%. Tính chung trong năm 1973, Nghệ An đã gửi ra chiến trường 4 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh và 6 tiểu đoàn bộ binh, trong đó có tiểu đoàn Nghệ An Đỏ bổ sung cho tỉnh Quảng Ngãi kết nghĩa. Con em Nghệ An vào chiến đấu và công tác trên các chiến trường luôn nêu cao truyền thống cách mạng của quê hương, anh dũng quật cường trên trận tuyến chống quân thù và đã lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần cùng quân dân cả nước lần lượt làm thất bại những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ- ngụy, đưa cách mạng miền Nam tiến lên vững chắc. Quán triệt Chỉ thị 126/CP ngày 1 tháng 8 năm 1973 của Thủ tướng Chính phủ về động viên tuyển quân đợt 2 trong tất cả các huyện, thị của tỉnh và Chỉ thị 461/QL ngày 4 tháng 8 năm 1973 của Quân khu 4 về việc giao cho Nghệ An tuyển quân với số lượng ấn định là 10.150 người, ngày 5 tháng 8 năm 1973, ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An đã triệu tập Hội nghị để bàn biện pháp thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị của trên. Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình thực tế chiến trường, khả năng đáp ứng của địa phương đối với nhiệm vụ trên giao. Hội nghị nhấn mạnh: “Trên cơ sở thực lực đã nắm mà rà xét, tiến hành đăng ký, thống kê quản lý tạo nguồn, tạo chất, chủ yếu là phát động nguồn, bồi dưỡng và nuôi quân, khám tuyển đi đôi với củng cố quân dự bị, hợp tác chặt chẽ với công an, lao động, ủy ban Kế hoạch để quản lý, nhất là trong tuyển công, tuyển sinh, tuyển dụng, tránh tình trạng để sót lọt, thiếu công bằng. Hết sức chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, coi trọng mặt tích cực, mặt giác ngộ của quần chúng mà phát động thành phong trào toàn dân làm việc nước, toàn dân nuôi quân và từ phong trào tuyển quân mà đẩy mạnh các phong trào sản xuất, chiến đấu, xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang và các đoàn thể quần chúng. Tập trung sức chỉ đạo các vùng yếu, xã yếu kém, diện chính sách, với tư tưởng chỉ đạo dứt điểm từng khâu, từng bộ phận, đạt được quân, đạt được cả phong trào...”

Sang năm 1974, chiến trường miền Nam chuyển biến hết sức mau lẹ có lợi cho cách mạng, nhưng lúc này lực lượng ngụy quyền vẫn còn rất mạnh, để đánh bại chúng thì việc thành lập các binh đoàn chủ lực chi viện cho các chiến trường là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Góp sức vào việc thành lập các đơn vị chủ lực đó, tỉnh Nghệ An được trên giao chỉ tiêu tuyển quân trong năm 1974 là 8.000 người, chiếm 19,6% số lao động hiện tại của tỉnhHội nghị Bộ Chính trị và Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng của Đảng cuối năm 1974 đầu năm 1975 có ý nghĩa lịch sử trọng đại. Hội nghị đã phân tích, đánh giá chính xác sự phát triển của tình hình, đề ra phương hướng hành động đúng đắn, thể hiện quyết tâm chiến lược cao giải phóng hoàn toàn miền Nam khi thời cơ lớn đến; đã cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hăng hái tiến lên, đạp bằng mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ vĩ đại của dân tộc là giải phóng miền Nam, thu non sông về một mối.

Thực hiện công việc mà Tỉnh ủy giao cho, các huyện nhanh chóng tiến hành điều tra, lập danh sách những thanh niên đủ tuổi lên đường nhập ngũ. Để hoàn thành chỉ tiêu một cách nhanh nhất, các huyện đã phát động phong trào thanh niên tự nguyện ghi tên lên đường nhập ngũ. Có nhiều gia đình đã có hai đến ba người con chiến đấu ngoài mặt trận nhưng với tinh thần tất cả vì miền Nam ruột thịt họ vẫn động viên con em mình tiếp bước cha anh ra chiến trường. Hình ảnh những người mẹ già tiễn những người con cuối cùng của mình lên đường nhập ngũ không khỏi gây xúc động trong tâm trí bao người. Tinh thần đó là nhân tố quyết định góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tuyển quân mà trên giao cho tỉnh nhà. Đến ngày 15 tháng 3 năm 1975, toàn tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ giao quân trong một đợt cho chỉ tiêu hai năm 1975- 1976 đạt 104% quân chiến đấu, 102% quân sản xuất. Ngoài số lượng quân giao trực tiếp cho các chiến trường, tỉnh Nghệ An còn giao cho Quân khu 4: 3 trung đoàn, 7 tiểu đoàn và 4.000 quân. Đây là kết quả cao nhất về công tác tuyển quân của tỉnh Nghệ An trong suốt 17 năm thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, đã được Chính phủ tặng cờ Xuất sắc nhất về công tác tuyển quân, chi viện tiền tuyến. [4] Triển khai Nghị quyết Bộ Chính trị đề ra, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương tiến hành những công việc cần thiết, mà trước tiên là nhiệm vụ tuyển quân chi viện cho chiến trường miền Nam để chuẩn bị lực lượng cho các chiến dịch lớn đánh vào sào huyệt của địch. Đối với Nghệ An, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã giao cho tỉnh nhiệm vụ tuyển quân trong hai năm 1975- 1976 là chỉ tập trung vào một đợt đầu năm 1975. Đây là một nhiệm vụ vô cùng nặng nề đối với Nghệ An. Giải quyết bài toàn hóc búa này, Tỉnh ủy Nghệ An trong phiên họp ngày 31 tháng 10 năm 1974 đã xác định: “Công tác tuyển quân trong năm 1975 có tầm quan trọng như một chiến dịch tổng động viên sức người cho tiền tuyến, cần chuẩn bị rất chu đáo, tổ chức thật chặt chẽ, huy động mọi khả năng, phương tiện để thực hiện cho bằng được, tung cán bộ về cơ sở, phát huy vai trò tiên phong của đảng viên, vai trò xung kích của đoàn viên, đi sâu vào quần chúng mà tuyên truyền, giáo dục, khơi dậy tinh thần vào truyền thống cách mạng để mọi người phát huy quyền làm chủ của mình trong công tác tuyển quân”

Năm tháng đi qua, đất nước đã có nhiều đổi thay, nhưng những đóng góp của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đặc biệt là nhiệm vụ tuyển quân chi viện chiến trường trong những năm (1973- 1975) vẫn còn mãi với thời gian, được lưu dấu trong sử sách. Thành tích đó xứng đáng với lời khen ngợi của Bác Hồ: “Như thế là đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng và truyền thống quê hương Xô Viết, đóng góp nhiều công sức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc”. Ghi nhận những đóng góp to lớn của quân và dân Nghệ An trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và nghĩa vụ quốc tế, Đảng và Chính phủ đã trao tặng nhiều phần thưởng cao quý: 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 1 Huân chương Độc Lập hạng Nhì; danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho lực lượng vũ trang toàn tỉnh.... [5] Có được sự tiếp sức từ hậu phương miền Bắc, những tháng đầu năm 1975 chiến trường miền Nam tiếp tục giành được nhiều thắng lợi quan trọng. Để tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, ngày 31 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị chủ trương động viên cao nhất lực lượng của cả nước để giải phóng Sài Gòn trong thời gian sớm nhất. Lúc này, trên mọi miền đất nước, nhân dân ta đã sống trong những ngày hết sức sôi động và hào hùng. Cả dân tộc ra quân trong mùa xuân lịch sử với tinh thần đi đến nhanh, đánh thắng nhanh và với khí thế thần tốc, bất ngờ, táo bạo, chắc thắng. Bắt nhịp vào dòng chảy đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An cũng sôi nổi thi đua góp công sức vào những trận đánh lớn. Trong khắp các bản, làng, thôn, xóm, không kể thành phần, tôn giáo, tuổi tác... ai ai cũng muốn góp phần của mình cho tiền tuyến miền Nam. Những ai không trực tiếp vào chiến trường thì tất cả lên mặt đường, nhà nhà làm vận tải, mọi phương tiện đều được huy động vào nhiệm vụ bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, tranh thủ thời gian, phấn đấu tăng cân, tăng chuyến nhanh chóng chuyển vào chiến trường. Nhờ đó, chỉ tỉnh trong 6 tháng đầu năm 1975, khối lượng hàng giao cho Trị Thiên đạt 150% kế hoạch, cho Quân khu 5 đạt 145%, cho Nam Bộ đạt 169%... Bên cạnh đó, các hợp tác xã nông nghiệp cũng huy động đủ lương thực, thực phẩm quy định nghĩa vụ cho mỗi hộ xã viên. Đầu xuân 1975, đã có 6.000 tấn lương thực, 300 tấn thực phẩm của Nghệ An đưa vào miền Nam. Ngoài nghĩa vụ lương thực quy định, nông dân tập thể Nghệ An còn bán cho nhà nước vay tạm 18.000 tấn lương thực cho miền Nam. Sự chi viện kịp thời của Nghệ An nói riêng và đồng bào cả nước nói chung là động lực lớn để quân và dân ta tiến lên giành thắng lợi trọn vẹn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử ngày 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến công đó “mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”


[1] Nghệ An- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, BCHQS tỉnh Nghệ An xuất bản năm 1995, tr.313.

[2] Dân số tỉnh Nghệ An theo điều tra ngày 1 tháng 4 năm 1974 là 1.611.861 người.

[3] Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: 60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội. 2004, tr.350.

[4] Nghệ An- Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, BCHQS tỉnh Nghệ An xuất bản năm 1995, tr.324.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu lần thứ IV, Nxb Sự Thật, Hà Nội.1977, tr.5- 6.

 

 

 

 

 

  

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114434623

Hôm nay

2243

Hôm qua

2310

Tuần này

21273

Tháng này

211671

Tháng qua

1114316576

Tất cả

114434623