Cách đây 25 năm, vào ngày 18-6-1985, đồng chí Xuân Thủy (tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm) nguyên Bí thư TW Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam đã từ trần để lại trong lòng đồng bào, đồng chí và những người yêu thơ, say mê với nền báo chí cách mạng bao nỗi niềm tiếc thương vô hạn.
Nỗi niềm đó đã được nhà thơ Nguyễn Tâm nói hộ trong bài thơ đầy xúc động “Kính viếng đồng chí Xuân Thủy”, với những câu thơ như gieo mãi với thời gian : “Ôi! Một trời Xuân dâng ngát hương/ Một trái tim hồng bao mến thương/ Như một vì sao còn sáng mãi/ Giữa lòng dân tộc, giữa quê hương”.
Ông cũng là nhà báo Việt Nam tham gia vào Ban Chấp hành của Tổ chức Nhà báo Quốc tế OIJ. Bản thân ông đã nhận được phần thưởng cao quý từ tổ chức này.
Sinh ra trong một gia đình nho học yêu nước, Xuân Thủy tham gia cách mạng từ rất sớm, bắt đầu từ những năm 1930 ông đã tham gia viết báo, dùng ngòi bút của mình làm vũ khí đấu tranh cách mạng. Ông đã từng bị địch bắt giam, tù đày ở nhà tù Hỏa Lò, Sơn La. Trong nhà tù đế quốc, bất chấp sự đàn áp dã man, Xuân Thủy vẫn dũng cảm đấu tranh với ý chí kiên cường của người cộng sản. Ông trở thành chủ bút tờ báo Suối reo – tờ báo của những người cộng sản ở nhà tù Sơn La (2 tháng/1 kỳ). Bắt đầu từ năm 1944 sau khi ra tù, ông được Đảng tin tưởng giao trọng trách phụ trách báo Cứu quốc là một trong những tờ báo cách mạng bí mật của cơ quan Tổng bộ Việt Minh. Lúc này ông phụ trách tờ báo trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Suốt thời kỳ kháng chiến, báo Cứu quốc do Xuân Thủy làm chủ bút trở thành diễn đàn của cách mạng, đăng tải hàng ngày các tin tức, sự kiện về cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân ta, phơi bày âm mưu thâm độc của thực dân Pháp cùng các thế lực phản động, cổ vũ quần chúng nhân dân đoàn kết, góp công góp của bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ, tham gia kháng chiến giữ vững nền độc lập. Trong hoàn cảnh kháng chiến khó khăn, theo đề nghị của Xuân Thủy, báo Cứu quốc mở rộng chi nhánh ở tất cả các khu. Đầu năm 1948, tờ báo này có thêm tạp chí Cứu quốc và Nhà xuất bản Cứu quốc với nhiều tác phẩm giá trị phục vụ kháng chiến. Trong điều kiện đấu tranh vô cùng gian khổ, khốc liệt, báo Cứu quốc vẫn xuất bản 3.000 bản/ngày. Đây là niềm tự hào lớn của báo chí cách mạng. Xuân Thủy không chỉ là người quản lý báo chí, mà ông còn là một cây viết sắc sảo. Các bài viết của ông không chỉ trở thành tư liệu quý báo về cách mạng, về cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của dân tộc mà còn trở thành thứ vũ khí sắc bén vạch trần âm mưu, thủ đoạn nham hiểm của kẻ thù, cổ vũ tinh thần lạc quan cách mạng cho các đồng chí cán bộ hoạt động bí mật lúc bấy giờ. Ông cũng là một trong những người có công đầu trong việc đặt nền móng xây dựng Hội nhà báo Việt Nam. Ông là người kêu gọi thành lập Đoàn báo chí Việt Nam – tổ chức tiền thân của Hội Nhà báo Việt Nam. Đoàn báo chí kháng chiến được thành lập vào năm 1947 do Xuân Thủy phụ trách. 3 năm sau, trên cơ sở của Đoàn báo chí kháng chiến, Hội những người viết báo Việt Nam ra đời, nhà báo Xuân Thủy được bầu làm Hội trưởng. Đây được xem là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đầu tiên của những người viết báo. Ông làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam suốt hai kỳ Đại hội (1950-1962).
Nét đáng yêu trong thơ ông đó chính là chất thép quyện với chất trữ tình đằm thắm. Năm 1968, dù cuộc chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn quyết liệt, nhưng ta cũng đã lôi cổ được tên đế quốc sen đầm này đến Pa-ri để hàng tuần vạch mặt, chỉ tên nó. Đó là những ngày tháng “Ta truy địch đến cùng đường bí lối/ Từ mỗi sớm ra đi lại chiều về chói lọi/ Lá cờ ta lồng lộng hiên ngang/ Cờ Bắc Nam rực rờ sao vàng” (Xuân muôn dặm). Ngọn cờ đó sau khi tung bay trên nóc dinh Độc Lập để rồi mở ra một trang mới cho lịch sử dân tộc ta : Chúng ta thẳng tiến vào trụ sở Liên hiệp quốc. Dù Mỹ với nhiều mưu lắm kế, dùng quyền “phủ quyết” để ngăn cản bước chân ta. Nhưng tháng 9-1977, Đoàn đại biểu Chính phủ ta với “Cờ ta đó/ Đang bay giữa lâu đài Liên hiệp quốc/ Đang bay giữa đô thành Nữu Ước/ Đại biểu một trăm mười ba nước chăm chú nhìn lên/ Đại biểu Hoa Kỳ, cũng đứng thẳng trang nghiêm/ Ôi đỏ rực, chói vàng, lá cờ ta bách thắng/ Ta đã hôn Người, từ buổi ra quân mấy lần mưa nắng !/ Hãy bay cao ! Bay cao !/ Một ngày nào bay tới các vì sao !” (Lá cờ ta). Dự cảm “một ngày nào bay tới vì sao” đã thành hiện thực vào giờ phút mà anh hùng phi công Phạm Tuân đã cùng với nhà du hành vũ trụ Liên Xô (cũ) Gorơbátcô bay vào vũ trụ vào lúc 21 giờ ngày 23-7-1980. Được tận mắt chứng kiến giờ phút huy hoàng đó, ông đã thốt lên rằng : “Nhớ đêm gió thổi ào ào/ Ầm ầm sấm nổ dội vào mênh mang/ Tàu anh như một thỏi vàng/ Vút từ mặt đất nhẹ nhàng bay lên/ Bay lên ! Bay lên ! Bay lên !” (Anh hùng vũ trụ). Có phải vậy chăng mà thơ ông luôn là tiếng nói tình cảm của một tâm hồn yêu tha thiết con người và say đắm cảnh vật. Không những từng đặt chân lên nhiều nước trên thế giới, mà ở trong nước ông cũng đi rất nhiều. Và ở đâu ông cũng có những câu thơ đi vào lòng người đọc : “Tôi gửi lời thơ đến Vĩnh Linh/ Hiên ngang Cồn Cỏ đẹp mông mênh/ Nghệ An, Hà Tĩnh hò Xô-viết/ Ngọt lịm yêu thương giọng Quảng Bình”. Rồi đến Huế, ông ngã lời cùng Huế : “Chào Huế anh hùng, Huế mến thương/ Bông sen trắng muốt nhẹ nhàng hương/ Thuyền ai “mái đẩy” câu hò mới/ Cất giọng nghe sao ngọt lịm đường”. Và Cà Mau đất Mũi với những kênh rạch xum xuê, rừng tràm rừng đước … tất cả vẻ trù phú đó đã đi vào thơ ông : “Tôi đã đến Cà Mau/ Nơi mũi nhọn của một đầu Tổ quốc/ Theo con sông ngược dòng xứ sở/ Xuồng tôi đi vào giữa làng quê/ Những cánh đồng lúa chín vàng hoe/ Những kênh rạch sum suê dừa biếc/ Trái trĩu nặng vườn cam vườn quít/ Hương ngọt ngào nương mía nương thơm”. …
25 năm, nhớ đến ông, một Nhà báo Cách mạng, một Nhà thơ với một trái tim hồng đầy cung bậc cảm xúc. Xin được coi bài viết như một nén hương lòng tưởng nhớ- tưởng nhớ một vì sao sáng mãi giữa lòng đất nước, giữa quê hương …
Đặc biệt, ông không chỉ là nhà quản lý báo chí, một cây bút xuất sắc trong làng báo cách mạng Việt Nam mà ông còn là một tài năng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thơ ca. Có thể nói, ở thế hệ của ông, Thơ ca và Cách mạng đã hòa quyện với nhau thành một chỉnh thể thống nhất. Vì thế, thông qua những vần thơ, ông muốn tam tình với chúng ta, giới thiệu với bạn bè thế giới một khí phách, một niềm tin, một phong cách sống và tâm hồn đẹp đẽ của con người Việt Nam, của cả dân tộc anh hùng. Hẳn ở một thời, bài thơ “Không giam được trí óc” của ông đã hằn trong trí nhớ của nhiều người, trong đó có cả bạn bè quốc tế. Bài thơ được ông viết trong lao tù những năm 1938 và sau đó được phổ biến tại Pháp và Nhật. Đây là bài thơ có tính thời sự xuyên thế kỷ : “Này này đế quốc biết hay chăng/ Ngươi đã già nua, ta trẻ măng/ Trái đất ngươi ôm, ôm chẳng nổi/ Trời kia, ta với cả cung trăng ! …”. Ngoài tính thời sự, bài thơ còn có cái nhìn biện chứng, phù hợp với những quy luật phát triển tất yếu của lịch sử trong tương lai : “Ta nghĩ ngày mai hết đối nghèo/ Hết tù hết tội hết gieo neo/ Trong ngoài bốn bể anh em cả/ Ôi, đẹp vườn xuân những nắng chiều !”. Đó là tiếng thơ của một tinh thần lạc quan- một nét quán xuyến suốt chặng đường dài trong thơ ông. Để rồi, với tinh thần lạc quan và sự tin tưởng tuyệt đối đối với thắng lợi cuối cùng của dân tộc ta, mùa xuân năm 1975, ông đã có những vần thơ mang cái khí thế hào hùng của ngày Đại thắng với niềm vui khôn tả : “Ta đã đi và ta đã tới/ …/ Ta đã tới thành phố Hồ Chí Minh chói lọi sao vàng/ Đây ngụy quân giơ tay lũ lượt ra hàng/ Đây anh giải phóng cưỡi xe tăng thẳng vào dinh Độc Lập/ Đây những mảnh vải ba que tả tơi rơi mặt đất/ Đây rừng cờ cách mạng phơi phới phất trời cao/ Rất rõ ràng mà ai đó ngỡ chiêm bao/ Vui sướng quá đến tuôn trào nước mắt !” (Việt Nam toàn thắng)…