Khách mời văn hóa

Trao đổi về "Chủ nghĩa duy vật nhân văn"

VHNA: Tiến sĩ Hồ Bá Thâm đang đề nghị Trung tâm sách Kỷ lục VN đề xuất Kỷ lục về “Người đầu tiên đưa ra vấn đề Chủ nghĩa duy vật nhân văn”. Để làm rõ thêm thông tin về vấn đề  này, phóng viên Tạp chí văn hóa Nghệ An  (VHNA) đã có cuộc trao đổi ý kiến với ông Hồ Bá Thâm.

Chủ nghĩa duy vật nhân văn là gì? Ai là người đầu tiên đề xướng vấn đề này? Lịch sử hình thành của nó ra sao? Tất cả những vấn đề đó, theo chúng tôi cần có sự trao đổi kĩ càng. Chúng tôi công bố nội dung cuộc trao đổi với Ts Hồ Bá Thâm để bạn đọc tham khảo và xét thấy cần thiết, có thể trao đổi và tranh luận. Chúng tôi sẵn sàng công bố các trao đổi trên tinh thần học thuật nghiêm túc.

VHNA: Có phải ông đã đề xuất “chủ nghĩa duy vật nhân văn”? Khi nào? Có ai cùng nêu vấn đề này chưa? Và có thể làm rõ thêm quá trình nghiên cứu và công bố tác phẩm?

Ts.HBT: Lần đầu tiên, tôi nêu vấn đề này trong một hội thảo “Triết học Mác- Lênin và thời đại” của Trường Đảng Cao cấp Nguyễn Ái Quốc. năm 1992, (nay là Học viện Chính trị- Hành chinh quốc gia Hồ Chí Minh), khi tôi còn công tác tại Trường Dảng tỉnh Kiên Giang. Thực ra từ năm 1981, khi tôi là giảng viên của Trường Tuyên huấn TW, Hà Nội (nay là Học viện BCTT), trong một chuyên đề giảng cho lớp cao học, tôi đã trình Những luận điểm triết học của chủ nghĩa Mác -Lênin về con người. Tôi cũng dề nghị thêm bài Con người trong chương trình triết học cao cấp, nhưng gần 20 sau mới bổ sung được. Ý tưởng về CNDVNV dần dần hình thành trong suy ngẫm và nghiên cứu của tôi. Và năm 1992 tôi có dịp thể hiện nó trong hội thảo nói trên.., nhân đi tập huấn và được mời dự.

Sau hội thảo nói trên, tôi hoàn chỉnh thêm gửi Tạp chí Sinh hoạt lý luận và họ đã đăng đầu năm 1993 (lúc này mới chỉ khoảng 3 trang in). Tại một hội nghị tập huấn khác của Học viện lúc ấy, bạn bè cũng có đánh giá khác nhau, người khuyến khích, người băn khoan, người khích bác. Từ đó nó tạo nên một động lực, tôi tiếp tục nghiên cứu và đã đăng tiếp nhiều bài làm rõ những băn khoăn, thắc mắc.

Trong thời gian này, cũng như trước đó từ khái niệm chủ nghĩa nhân văn, hay triết học về con người thì đã có người nêu lên, nhưng nhìn nhận là chủ nghĩa duy vật nhân văn (tổng hợp cả hai vấn đề đó theo một cách khác và đặt tên cho nó) thì chưa ai nêu ra.

Mấy năm gần đây, tôi mới thấy TS Cù Huy Chữ nêu lên triết học của Trần Đức Thảo là “chủ nghĩa duy vật biện chứng nhân bản”, hoặc cuối thế kỷ 20 có nhà triết học nươc ngoài nêu lên “chủ nghĩa duy vật văn hóa”, nhưng nội dung tiếp cận cũng rất khác (tôi sẽ nói sau).

Việc tôi nêu lên CNDV nhân văn đã gần 20 năm nay, chưa thấy ai tranh chấp bản quyền (khi tôi in sách và công bố rộng rãi trên  các mang Internet).

Sau bài đã đăng Tạp chí nói trên, năm 2003 tôi đã có tham luận về chủ đề này tại hội thảo quốc tế tổ chức tại Hà Nôi về chương trình đề tài cấp nhà nước “Văn hóa, con người, nguồn nhân lực trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa những thập niên dầu thế kỷ 21”. Khi trình bày tham luận rất được giới khoa học chú ý trao đổi, tranh luận, khích lệ. Và bất ngờ là sau đó nhiều tạp chí đã đăng lại bài tham luận này, kể cả tạp chí KHXH của Trung tâm KHXH-NVVN lúc đó (dù bài đã đăng Kỷ yếu hội thảo do NXB Chính trị Quốc gia cấp phép). Tôi nghiên cứu và viết tiếp nhiều bài nữa đăng trên các tạp chí và công bố ở hội thảo quốc tế tại VN như Hội thảo về Triết học phương Tây thế kỷ 20 (Đại học quốc gia Hà Nội và cơ quan nghiên cứu của Đức); hoặc hội thảo Nửa thế kỷ nghiên cứu giảng dạy triết học ở VN do Viện Triết học – Viện KHXHNV VN chủ trì…

Đến năm 2005, để tổng hợp lại kết quả nghiên cứu, tôi đã in ba cuốn sách chuyên luận về chủ đề CNDVNV (nội dung tập trung làm rõ năm cấp độ: 1- Bàn về sự hình thành CNDVNV, 2- Bàn về chủ nghĩa nhân văn; 3- Bàn về vấn đề con người; 4- Bàn về  phương pháp luận DVNV; 5- Vận dụng CNDVNV làm rõ việc phát triển con người- nhân lực- nhân tài và định hướng nhân văn của sự phát triển). Năm 2009 đã trích đăng nhiều bài trên mang http.chungta.com(http://chungto.projects.hanoisoftware.com.vn/signin.aspx). Nhiều trang mạng khác cũng đăng lại nhiều bài viết về CNDVNVcủa tôi. Ở đây đã có nhiều cuộc thảo luận thú vị.                       

VHNA: Ông đã công bố bao nhiêu tác phẩm liên quan tới CNDVNV của ông? Cụ thể như thế nào?          

Ts.HBT: Các kết quả nghiên cứu về CNDVNV sau 12 năm  đã công bố như sau: 1-Được trình bày trong 3 cuốn sách (kết quả nghiên cứu- tác giả gửi kèm bản gốc): Chủ nghĩa duy vật nhân văn…(Nxb Văn hóa thông tin, 2005); Phương pháp luận duy vật nhân văn, (Nxb Văn hóa thông tin, 2005;  Khoa học con người và nguồn nhân lực, (Nxb THTPHCM, 2003);

2- Trước đó, đã trình bày hầu hết các nội dung ở nhiều hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia và tạp chí chuyên ngành, tranh luận trên mạng xã hội…Xin nêu lên một số bài làm ví dụ:1.2. Chủ nghĩa DVNV- phương pháp luận chủ eứu nghiên cứu con người… (Hội thảo quốc tế về văn hóa, con người và nguồn nhân lực đầu thế kỷ 21…) 27-28 tháng 11/2003. Kỷ yếu do Nxb CCTQG, ấn hành, 2003;2.2.Từ vấn đề con người trong triết học phương Tây hiện đại,  tiếp tục suy nghĩ về CNDVNV (hội thảo khoa học quốc tế), do ĐH QG Hà Nội tổ chức,11/2006. Kỷ yếu hội thảo; 3.2. Chủ nghĩa DVNV- phương pháp luận chủ yếu eứu nghiên cứu con người (Tạp chí Khoa học xã hội VN, 6(7)2004); 4.2... Chủ nghĩa DVNV- phương pháp luận chủ eứu nghiên cứu con người (Viện VHTT, Thông báo khoa học số 9-6/2004);5.2. Vấn đề con người trong giáo trình triết học Mác -Lênin hiện nay… (Viện triết học, Nửa thế kỷ nghiên cứu và giảng dây triết học ở VN) Hà Nội 2001);

6.2. Con người  với tư cách là một thực thể nhu cầu…(Viết chung, Tạp chí triết học, 4(110)/ 1999); 7.2.. Chủ nghĩa DVNV - một vấn đề cần phát triển (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, thuộc Học viện chính trị QGHCM, 2/1993). Đây là bài đăng đầu tiên về CNDVNV; 8.2. Chủ nghĩa nhân văn Mác xít… (Tạp chí cộng sản, 4/1994); 9.2.CNDVNV- hình thái mới của CNDV mác xít (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, thuộc Học viện chính trị QGHCM, 1/1998);10.2. Bàn về phát triển triết học Mác ngày nay…(Tạp chí Sinh hoạt lý luận, thuộc Học viện chính trị QGHCM, 4/1998);11.2.Tư tưởng Tam giáo đồng nguyên trong triết lý VN với CNDVNV (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, 6(48)/ 2007)

12.2. Con người, đời người- làm người…(Tạp chí TTLL);13.2. Con người tiểu vũ trụ, con người sinh thái, con người tâm linh (Tạp chí Nghiên cừu Tôn giáo, 2(56) 2008…;14.2. Đạo và đời CNNV VN, (Tạp chí Tôn Giáo 10(52) 2007; Tạp chí KHXHVN, 1(32)1009;15.2. Triết lý Phật giáo, khoa học hiện đại và chủ nghĩa Mác dưới góc nhìn triết học 5(59)2008;16.2. Engls và phát triển triết học  Marx, Tạp chÍ TTKHXH, 3/2006;17.2.Di chúc Hồ Chí Minh và cơ sở của chủ nghĩa nhân văn cách mạng, (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, thuộc Học viện chính trị QGHCM, 5(36)1999); 18.2. Khuynh hướng phát triển triết học VN thế kỷ 20 (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, thuộc Học viện chính trị QGHCM);19.2. Cơ sở hình thành của chủ nghĩa duy vật nhân văn (chungta.com);20-2. Di chúc Hồ Chí Minh dưới góc nhìn CNDVNV (tham luận khoa học);21.2. Nghiên cứu con người VN phương pháp luận tiếp cận (Tạp chí nghiên cứu con người);22.2. Chủ nghĩa duy vật thực tiễn hay chủ nghĩa duy vật nhân văn (Tạp chí Sinh hoạt lý luận, thuộc Học viện chính trị QGHCM)…23.2. Chủ nghĩa nhân văn Mác- Hồ Chí Minh- một tầm nhìn triết học…Tóm lại: công bố khoảng hơn 30 bài về nội dung CNDVNV trên các tạp chí khoa học, hội thảo khoa học, trên mang xã hội Chungta.com… (không kể những nghiên cứu về năng lực tư duy, về tâm lý)

VHNA:: Tại sao ông nêu lên vấn đề CNDVNV và khẳng định nó có tính học thuyết?    

Ts.HBT: Vấn đề con người, chủ nghĩa nhân bản, nhân đạo nhân văn từ lâu đã được nghiên cứu trong triết học và tôn giáo, nhưng nhìn chung còn phiến diện, tùy theo từng trường phái mà nhấn mạnh mặt này hay mặt kia, mặt tự nhiên sinh học hay mặt tinh thần, đạo đức hay lý trí, tư duy, nhu cầu hay lợi ích, thể xác hay tinh thần…, hoặc mang tính thần thánh hay tính trần tục. Triết học Mác - Lênìn nhìn nhận vấn đề toàn diện hơn, thực tiễn hơn nhưng lại chưa có điều kiện đi sâu như một hệ thống riêng.           

Chủ nghĩa duy vật lịch sử nghiên cứu góc độ hình thái kinh tế xã hội trong tiến hóa lịch sử của nó với các gia tầng cộng đồng xã hội tương ứng mà chưa làm rõ góc độ con người một cách sâu sắc và toàn diện.

Trong khi đó có khuynh hướng phê phán một cách cực đoan vô căn cứ là chủ nghĩa Mác - Lênin không có con người.

Mỗi thời đại lịch sử vấn đề con người, chủ nghĩa nhân bản, nhân đạo nhân văn đều có nội dung lịch sử dù có mặt hợp lý nhưng cũng có nhiều hạn chế về mặt lịch sử mang tính giai tầng, dân tộc.

Ngày nay cuộc khủng hoảng về con người, văn hóa, sinh thái là có tính toàn cầu cũng như ở các hình thái kinh tế xã hội, mô hình chế độ xã hội hiện hành đang cần có của nghĩa nhân văn mới như một giải pháp cả về mặt lý luận và cả thực tiễn xã hội.

Ngày nay khoa học, triết học cũng có nhiều nghiên cứu mới vê con người cần tổng hợp lại và cũng có những vấn đề chưa được  đi sâu, nhất là khi gắn với bí ẩn tâm linh, sinh thể ở con người, cần tiếp tục làm rõ.

Từ đó, ngày nay có nhiều đề xuất, nhiều cương lĩnh về chủ nghĩa nhân văn mới, nhân văn toàn cầu. Khá nhiêu chuyên gia nghiên cứu nhân văn, nhất là trong thập kỷ thứ nhất của thế kỷ 21, đã cảnh báo thực trạng ấy và cũng đưa ra các luận điểm có tính cương lĩnh, tuyên ngôn về chủ nghĩa nhân văn mới

Hai bản tuyên ngôn (năm 2000, 2002) về chủ nghĩa nhân văn toàn cầu đã nhắm khắc phục các khuyết điểm của chủ nghĩa nhân văn trong lịch sử (chủ nghĩa nhân văn cổ đại, cận đại) và bổ sung phát triển những nhu cầu nhân văn của thời đại mới. Chủ nghĩa nhân văn trong lịch sử (nhân văn tôn giáo, nhân văn thế tục với nhiều trường phái khác nhau) là hết sức phong phú. Ngay như chủ nghĩa nhân văn thời Phục hưng cũng chỉ nhằm vào giài phóng cá nhân khỏi chế độ chuyên chế phóng kiến và khỏi chuyên chế thần quyền; nhưng họ hoặc chỉ nhấn mạnh cá quyền tự nhiên.mặt máy móc cơ học của con người. Nghĩa là chủ nghĩa nhân văn ấy tuy là một thành quả, một bước tiến vĩ đại, nhưng nó vẫn còn nhiều hạn chế và gắn với thời đại lịch sử ấy, nếu nhìn từ ngày nay. Chủ nghĩa nhân văn của chủ nghĩa Mác đã vượt lên các hạn chế ấy hướng tới chủ nghĩa nhân văn hiện đại vừa có tính duy vật, tính thực tiễn, tính biện chứng, tính khoa học, tính hiện thực và toàn diện, triệt để hơn cả.

Chủ nghĩa nhân văn hiện đại ngày nay, theo chúng tôi, nhìn chung các quan niệm mới, hiện đại, xét trên lý thuyết, đã từng bước cân đối - hài hòa giữa nhu cầu vật chất và nhu cầu nhân văn, giữa con người là chủ thể và sự giải phong con người bị tha hóa, giữa tự do và tất yếu, giữa khoa học và tâm linh, giữa cá nhân và  xã hội, cá thể và tộc loại, dân tộc và nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại, giữa tri thức và đạo đức… Đồng thời, đã tạo nên một số tiền đề hiện thực để hiện thực hóa chủ nghĩa nhân văn ấy, dẫu rằng những mục tiêu và nội dung nhân văn ấy là hướng tới một tương lai sẽ thay cho  thế giới hiện tại đang bắt đầu. Với cách tiếp cận triết học, chúng tôi đã đi đến hướng xây dựng một “chủ nghĩa duy vật nhân văn”(chứ không chỉ “chủ nghĩa duy vật văn hóa” như một nhà nghiên cứu triết học Nga đề xuất cuối thế kỷ trước).

Như vậy, thế giới ngày nay cần một chủ nghĩa nhân văn hiện đại,  rất khác với chủ nghĩa nhân văn nguyên thủy, chủ nghĩa nhân văn cổ điển. Nhân văn và chủ nghĩa nhân văn hiện đại ấy là không chỉ tôn trọng con người, tôn trọng cá nhân mà là cả với cộng đồng, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, không chỉ tôn trọng con người mà còn tôn trọng giới tự nhiên của nó, và phát triển sự hài hòa giữa chúng. Đó là giải phóng con người khỉ áp bức, bóc lột, bất công, bất bình đẳng xã hội, khỏi nghèo đói, bệnh tật, ảo tưởng, nhằm phát triển con người tự do và toàn diện đồng thời với quá trình giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại. Đó còn là phát triển vì hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho cá nhân và cả xã hội. Tính thần nhân văn ấy phải được đảm bảo bằng pháp luật, và  đạo lý, những những quy ước cộng đồng với những đều kiện vật chất và pháp lý cần thiết.

Thực hiện tinh thần nhân văn ấy phải từ gia đình đến nhà trường và xã hội. Mà những giá trị nhân văn, những con người và ý thức, hành động mang tính nhân văn, vì nhân văn cùng với những thiết chế, môi trường tương ứng nhằm tạo động cơ, đảm bảo, thể hiện, nâng cao tính nhân văn ấy chính là nền tảng nhân văn của đời sống xã hội.

Trong quá trình xây dựng xã hội mới theo định hướng XHCN, Đảng ta quan niệm văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, thì hệ thống giá trị nhân văn, hành động và thể chế cũng như môi tường ấy là nền tảng của nền tảng, hạt nhân của nền tảng ấy, dù nó là một chặng đường dài, với nhiều khó khăn phải vượt qua..

Điều ấy là rất đúng. Bởi vì, như nhiều nhà khoa học đã nhận thấy: nếu nhìn về mặt tiến hóa lịch sử thì chế độ TBCN trở về trước là chế độ với gen trội chính trị, CNTB gen trội là kinh tế, thì CNXH hiện đại (khác CNXH cổ điển) gen trội là văn hóa, nhân văn. 

VHNA:: Nội dung chính của CNDVNV là gì?

TS.HBT: Chủ nghĩa DVNV là học thuyết triết học về con người và sự tha hóa và nghiệp giải phóng, phát triển con người theo tinh thần nhân văn của thời đại ngày nay trong sự tổng - tích hợp với các giá trị nhân văn của loài người xưa nay (như 5 cấp độ đã nghiên cứu nói ở trên).

Xin tóm tắt một số điểm CNDVNV như sau:

1-CNDVNV (hệ thống lý luận) như một bộ phận mới của triết học Mác—Lênin ngày nay, phát triển từ vấn đề con người, phát triển con người trong chủ nghĩa Mác (chưa được phát triển) và kế thừa hợp nhân hợp lý về vấn đề này trong lịch sử triết học nhân loại đông tây và những nghiên cứu, phát triển hiện nay.

2-Thực tiễn ngày nay về khủng hoảng/ tha hóa con người và văn hóa, sinh thái cùng với bế tắc trong chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội mô hình cũ và đòi hỏi của tư duy mới về CNXH đang đặt ra và làm rõ xu hướng của một chủ nghĩa nhân văn thực tiễn mới, mô hình con người với nhân cách mới. Từ đây cho ta cách nhìn nhận về triết học nhân văn mới về con người, giải phóng phát triển con người ngày nay dưới ánh sáng khoa học và thực tiễn hiện đại,

3-Với ý nghĩa đó, có thể chủ nghĩa duy vật nhân văn cần tập trung làm sáng tỏ các vấn đề chính sau đây: 1)- Con người thực tiễn cụ thể. Đây là xuất phát điểm và cũng là một hệ thống trong toàn bộ, toàn diện, tổng hòa đang sinh thành và phát triển; 2)- Quan hệ giữa cái sinh học, cái tâm lý, cái xã hội trong con người. Từ đây làm rõ cấu trúc cơ bản của tính thực thể, bản thể, bản chất của con người; 3)- Quan hệ giữa ý thức, tiềm thức, vô thức; giữa tình cảm, ý chí, trí tuệ và tâm linh. Qua đó hiểu chiều sâu thế giới tinh thần của con người trong bản thể vũ trụ và nhân thể, con người là một thực thể tâm linh, tinh thần, sáng tạo và tự chủ;.4)- Quan hệ giữa cái đạo đức, cái khoa học và cái thẩm mỹ trong giá trị của con người. Đây là những giá trị cơ bản của con người, thực hiện đạo làm người; 5)- Quan hệ giữa Nhu cầu và Lợi ích, Động cơ và Hành động. Tức là làm rõ động lực và khuynh hướng phát triển nhân cách con người từ chiều sâu nhu cầu sinh tồn;6)- Quan hệ giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần, giữa con người kinh tế và con người văn hóa trong động lực, lý tưởng của sự phát triển con người;7)- Quan hệ giữa cá nhân, gia đình, dân tộc, giai cấp và nhân loại; 8)- Sự hình thành nhân cách của con người, những kiểu con người trong lịch sử phát triển của các chế độ xã hội. Qua đây làm rõ tiến trình tiến hóa của con người; 9)- Vấn đề tha hóa của con người, cái thiện và cái ác. Đó là nhìn nhận con người trong cuộc đấu tranh cho cuộc sống hạnh phúc của mình, hoàn thiện nhân cách của mình;10)- Sự giải phóng con người, phát huy nhân tố con người trong phát triển  và phát triển con người; 11)-Vấn đề độc lập, tự do, hạnh phúc của con người.12) Chủ nghĩa nhân bản nhân đạo, nhân văn trong lịch sử nhân loại Đông Tây;13) Chủ nghĩa nhân văn trong triết học phương Tây hiện đại; 14) Chủ nghĩa nhân văn Mác- Lênin, chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh;15)Chủ nghĩa nhân văn toàn cầu ngày nay; 16) Chủ nghĩa nhân duy vật nhân văn – một tích hợp và phát triển mới… 17) Chủ nghĩa xã hội khoa học- chủ nghĩa xã hội sinh thái- chủ nghĩa xã hội nhân văn- là chủ nghĩa nhân văn thực tiễn.

CNDV nhân văn là cơ sở lý luận và phương pháp luận của mô hình nhân cách mới ấy, chủ nghĩa nhân văn mới ấy, khi coi con người vừa là mục tiêu, động lực của sự phát triển và một xã hội  nhân bản/ nhân văn hiện thực trong tương lai…Việc hình thành phương pháp luận, nhận thức luận nhân văn là rất quan trọng (ta thấy quan niệm của nhà triết học Căng về chủ thể tính và quan niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại trong nhận thức luận, và nhận thức luận Phật giáo đang đặt ra yêu cầu mới cho triết học DVNV).

Từ đây xây dựng quan niệm về CNXHKH- CNXH sinh thái và CNXH nhân văn, ba trong một là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn cao.

VHNA: Ông nói rõ những điểm mới, khác, so với các cách đặt vấn đề khác có liên quan.

Ts.HBT: Chủ nghĩa duy vật hiện đại có nhiều hình thức, chứ không phải một hình thái duy nhất. Xin nói cụ thể để bạn đọc hình dung.   

Từ những năm giữa thế kỷ XX, bên cạnh quan niệm duy vật lịch sử, tức chủ nghĩa duy vật lịch sử, đã có một số nhà nghiên cứu đề xuất những hình thức mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại, như kết hợp chủ nghĩa duy vật lịch sử với quan niệm phân tâm học Phrớt thành chủ nghĩa Mác - Phrớt, hay chủ nghĩa Mác - hiện sinh…với ý thức bổ sung làm sáng tỏ vân đề con người nội tâm. Nhưng cũng có xu hướng khác là nhìn triết thực Mác là chủ nghĩa duy vật thực tiễn, đúng như khái niệm Mác đưa ra. Vấn đề thực tiễn, như Giáo trình Nguyên lý triết học chủ nghĩa Mác mà các tác giả Trung Quốcnhững năm mới đây trình bày (Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, ấn hành) thì nguyên lý con người và thực tiễn trước hết trình bày về mặt bản thể luận (sau khi trình bày nguyên lý tính thống nhát vật chất của thế giới), nhân sinh quan, chứ không chỉ trình bày trình lý luận nhận thức. Hơn nữa nhìn chung không tách rời phân duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như cách hiểu, trình bày trước đây về triết học Mác, trong đó chương cuối trình bày phát triển con người và phát triển xã hội..

Nhưng không chỉ chủ nghĩa Mác - Prớt, hay chủ nghĩa Mác - hiện sinh như vậy, có người đã nêu lên “Chủ nghĩa duy vật văn hóa”. Đó làR.Williams[1].

Hoặc ngay cả nhà triết học nổi tiếng Trần Đức Thảo “chủ nghĩa duy vật biện chứngnhân bản”,còn chúng tôi thì nêu lên “chủ nghĩa duy vật nhân văn”. Vậy ở đây xuất hiện những chiều cạnh khác nhau của đối tượng nghiên cứu. Thực chất vấn đề này như thế nào?

Chủ nghĩa duy vật văn hóa”(của nhà triết học người Anh), theo PhươngLựu, nó xuất hiện trong nền lý luận phê bình văn nghệ phương Tây hiện đại (kể cả hậu hiện đại) có một hiện tượng đặc biệt là khuynh hướng theo chủ nghĩa Mác phương Tây (Western marxism) với đặc trưng cơ bản là không theo chủ nghĩa Lênin. Cho dù như đây là tư tưởng tư sản thuần túy thì bây giờ chúng ta cũng đã phải gạn khơi để mà hấp thu rồi. Huống chi đây không phải là những người ngụy trang để đối nghịch, mà là chân thành đi theo chủ nghĩa Mác. Họ quán triệt tư tưởng Mác, Ănghen về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống, thiên chức xã hội của nghệ thuật, sự kết hợp hai nguyên tắc thẩm mỹ và lịch sử trong bình giá nghệ thuật... Tất nhiên, đây chưa phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, cho nên có thể có nhiều luận điểm khó chấp nhận, nhưng chắc chắn có hàm chứa nhiều hạt nhân hợp lý có thể hấp thu như chúng ta đã từng thể nghiệm với trường hợp của G.Lukacs, người mở đầu cho trào lưu lý luận này. Thế hệ những nhà mácxít phương Tây gần đây, như T.Eagleton, F.Jameson, R.Williams…, lại chuyển sang lĩnh vực văn hóa. Dưới đâyxingiới thiêu Chủ nghĩa duy vật văn hóa của R.Williams.

Chủ nghĩa duy vật văn hóa được hình thành trong 3 công trình: Văn hóa và xã hội từ 1780-1950 (1958), Cách mạng lâu dài (1961), Chủ nghĩa Mác và văn học (1977).Chịu ảnh hưởng chủ nghĩa Mác phương Tây, R.Williams đặc biệt tâm đắc với chủ nghĩa bá quyền văn hóa của A.Gramsci. Nhưng để hình thành nên chủ nghĩa duy vật văn hóa, còn có cả nguồn gốc dân tộc.

Số là ngay từ thời sinh viên ở Cambridge, ông có chịu nhiều ảnh hưởng tư tưởng văn hóa của M.Arnold, học giả Anh thế kỷ XIX, cho rằng văn hóa không chỉ là những tri thức trong hoạt động tinh thần, mà còn là bản thân những hoạt động thực tế của loài người. Điều này, theo R.Williams là có chỗ tương đồng với tư tưởng của Mác cho rằng quá trình con người cải tạo thế giới khách quan đi đôi với việc sáng tạo ra bản thân. Từ đây ông mới xây dựng chủ nghĩa duy vật văn hóa nhằm uốn nắn lại chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Theo R.Williams, chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng tồn tại xã hội, cơ sở kinh tế là những cái mang tính thứ nhất, có tác dụng quyết định và được phản ảnh thành ý thức xã hội và thượng tầng kiến trúc, tuy có tính chất tương đối độc lập, nhưng vẫn mang tính thứ hai.

Không phản đối sự phân biệt giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội, cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng, nhưng R.Williams cho rằng không có sự quyết định một chiều cùng sự phân cấp nhất nhì ở đây. Nếu làm như vậy, thì sẽ biến các phạm trù nói trên thành tĩnh tại, ngưng đọng, phi biện chứng. Theo R.Williams, cơ sở kinh tế, tồn tại xã hội, thượng tầng kiến trúc, ý thức xã hội, không phải là những “thực thể” (dù là thực thể tinh thần), mà là những quá trình, luôn luôn tác động qua lại sinh thành lẫn nhau.

Có hiểu vấn đề như thế mới đúng tinh thần của phép biện chứng (Cơ sở kinh tế và thượng tầng kiến trúc trong lý luận văn hóa mácxít). Nhìn vấn đề động về mặt thời gian, lại càng cần cái nhìn tổng hợp về mặt không gian. Tồn tại xã hội, cơ sở kinh tế với ý thức xã hội và thượng tầng kiến trúc luôn luôn không tách rời như vậy, cho nên cần được tổng hợp nó lại bằng một khái niệm rộng hơn khả dĩ có thể bao hàm cả hai phương diện đó.

Ông viết: “Tính phức tạp của khái niệm văn hóa rất đáng chú ý đặc biệt. Nó là một loại danh từ của một quá trình bên trong, đặc biệt là một danh từ lâu nay dùng vào đời sống trí thứccác loại nghệ thuật. Nhưng nó cũng là một loại danh từ chỉ quá trình tổng thể, đặc biệt là danh từ chỉ hình thái cụ thể của mọi phương thức đời sống. Với hàm nghĩa thứ nhất, nó giữ vai trò chính trong các loại nghệ thuật khoa học nhân văn. Còn với nghĩa thứ hai, nó giữ vai trò chính trong nhân loại họcxã hội học. Mỗi hướng lý giải toan phủ nhận cách sử dụng kia của khái niệm này, mà hoàn toàn không nghĩ đến việc có thể dung hòa được chăng giữa hai cách hiểu này?”

Theo R.Williams có thể vận dụng khái niệm văn hóa của M.Arnold, nhưng cần luận chứng thêm bằng tư tưởng của Mác: “Hạt nhân của chủ nghĩa Mác là đặc biệt coi trọng sự sáng tạo và tự sáng tạo của con người… Về khái niệm tự sáng tạo, thì những nhà tư tưởng tiền mácxít đã mở rộng đến lĩnh vực ngôn ngữ và xã hội loài người, còn chủ nghĩa Mác thì đã vận dụng mở rộng một cách đại quy mô đến quá trình lao động cơ bản, và từ đó vận dụng đến thế giới vật chất đã biến đổi sâu sắc (biến hóa một cách đầy sáng tạo) và vào nhân loại tự mình sáng tạo ra bản thân”(2).

Ý của R.Williams muốn nói rằng trước chủ nghĩa Mác đã có sự mở rộng tư tưởng tự sáng tạo của con người ra toàn bộ phương thức sống từ vật chất đến tinh thần của xã hội loài người, mà chủ nghĩa Mác cũng không khác, cho nên có thể khái quát chung những thành quả sáng tạo và tự sáng tạo cả vật chất lẫn tinh thần ấy vào khái niệm văn hóa, nghĩa là tổng hợp cả hai hàm nghĩa vốn có trong trường kỳ lịch sử. Như thế tư tưởng của R.Williams về vấn đề này có thể rút gọn thành công thức: văn hóa = phương thức sống hoàn chỉnh của con người = toàn bộ nội dung của đời sống xã hội(HBT nhấn mạnh). Gắn khớp với nội dung xã hội trọn vẹn như vậy, cho nên quan niệm này về văn hóa là hoàn toàn duy vật. Có điều xã hội không còn được xem như cấu trúc hạ tầng cơ sở và thượng tầng kiến trúc nữa, mà được hình dung chung bằng văn hóa[2].

Quan niệm Chủ nghĩa duy vật văn hóa tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng, tổng thể trong đó làm nổi bật yếu tố hoạt động sáng tạo của con nguời,“Hạt nhân của chủ nghĩa Mác là đặc biệt coi trọng sự sáng tạo và tự sáng tạo của con người… Và nhìn nhận sự vận động lịch sử không chỉ theo quan niệm cấu trúc tượng tác các bộ phận cấu thành mà còn nhìn theo quan niệm tiến trình vận động biện chứng của chứng.

Trong Chủ nghĩa duy vật nhân văn, chúng tôi lại chỉ tậptrung vào nhân tố con người, nhưng không chỉ mặt sáng tạohay tự sáng tạo, hoạt động của chủ thể của họ, hay chủ thể- đối tượng mà còn xem nó như bản chất, động lực xã hội và  nhất là mục đích của xã hội. Tính nhân văn là ở chỗ đó. Tức nó có các mặt của con người: 1) chủ thể, 2) hoạt động sáng tạo, đấu tranh và giai phóng, 3) phương thức sống,4) quan hệ nguời- nguời, 5) động lực,6) mục đích cuốc sống, 7) tổng hòa, hài hòa cá nhân- tập thể cộng đồng- nhân loại- tư nhiên.

Tính nhân văn là trung tâm của văn hóa và cũng là của quá trình tiến lên của lịch sử. Không chỉ nghiên cứu lịch sử xã hội bằng quan niệ duy vật lịch sử với 2 nội dung cơ bản như Lênin chỉ ra: lịch sử vận độ có quy luật với sự vận động tiến lên của hình thái kinh tế xã hội và nhân dân là người làm ra lịch sử (hoạt động thực tiễn) chứ không phải cá nhân, mà còn nghiên cứu sự tha hóa, sự giải phóng, phát triển, tự hoàn thiện của con người, tiến tới tự do và hạnh phúc, con người với tư cách là một cấu trúc, một tiến trình và một chủ thể có mục đích tự thân.

Như vậy ở đây không nghiên cứu các hình thái văn hóa cụ thể mà nghiên cứu con người. hay khi vạn dụng thì nó mới nghiên cứu.

Trong bài viết “Tư duy triết học Trần Đức Thảo và tư tưởng nhân văn HồChí minh”(Tạp chí Triết học, 2011) , TS CùHuy Chữ,khi còn sốngđã nói, viết về “triết học duy vật biện chứng nhân bản”của GS.Trần Đức Thảo trên cơ sở phân tích chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Trần Đức Thảo coi triết học của mình là “triết học duy vật biện chứng nhân bản”[3], là cái góp phần sáng tạo chủ nghĩa Mác, gắn bó mật thiết với tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Có thể khái quát một số nét cơ bản như  sau :

Một là,chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là tư tưởng nhân văn lớn. Hồ Chí Minh đã chiến đấu không ngừng để thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Đây là gốc rễ của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, bởi tư tưởng nhân văn luôn luôn lấy con người làm trung tâm, làm mục đích.

Hai là,một khía cạnh khác của tư tưởng nhân văn lớn của Hồ Chí Minh là Người luôn khẳng định khả năng sáng tạo văn hóa (văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần) của con người

Ba là,nói đến xây dựng xã hội mới, nói đến sự nghiệp cách mạng, nói đến tình thương con người, Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh phải xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, với cộng đồng, giữa nhân dân và cán bộ, giữa mình với chính mình.

Bốn là,để phát huy sức mạnh của con người, giá trị của con người, Hồ Chí Minh khẳng định quyền độc lập của dân tộc phải gắn liền với quyền tự do dân chủ (xem Tạp chí Triết học)[4].

Có thể chưa hết, nhưng rõ ràng ở đây có nhiều néttương đồng cơ bản giữa cách đặt vấn đề của chúng tôi về quan niệm “chủ nghĩa duy vật nhân văn”.Tất nhiên, chủ nghĩa duyvật nhân văn là chủ nghĩa duy vật hiện đại, mà chủ nghĩa duy vật hiện đại, tất nhiên như Ăngghen quan niệm là biện chứng. Có người đề xuất khi bàn về chủ nghĩa duy vật nhân văn của chúng tôi  và cho rằng có lẽ đó là biện chứng nhân văn, hay nhân văn biện chứng.

So sánh với với quan niệm của chúng tôi và của GS Trần Đức Thảo, chúng tôi cho ràng nều dùng khái niệm nhân bản thì nội hàm chật hẹp hơn nhiều với khái niệm nhân văn. Vì từ nhân bản đến nhân đạo rồi mớitới nhân văn như ba cấp độ, trình độ phát triển tính người.

Nhân bản là nói tính đồng loại thiên bẩm của con người, như tính huyết thống, mẹ thì thương con, kể cả loài động vật. Còn nhân đạo là tình thương yêu có ý thức người. Nên người với người thì yêu thương nhau.Nhưng không chỉ thế, chúng ta còn tình thương cùng giai cấp, tình thương theo chính nghĩa. Nhân văn là yêu cái đẹp, cái tốt. Nhân văn là giá trị nguời cao nhất, nó còn bao hàm cả nghĩa nhân bản, nhân dạo.

Chính K. Mác coi chủ nghĩa duy vật cũ (Anh và Pháp), chủ nghĩa duy vật máy móc là chủ nghĩa duy vật “chống lại con người”.

Chủ nghĩa duy vật nhân văn cũng khác với “nhân loại học triết học”. Nhân loại học triết học không bàn về chủ nghĩa nhân văn…

Như vậy là xu hướng triết học ngày nay, bên cạnh nghiên cứu các hình thái kinh tế xã hội và hoạt động thực tiễn của con người, cần nghiên cứu sâu vấn đề con người, phát triển con người, vấn đề nhân văn mới trong thời đại ngày nay...

VHNA: Đánh giá chung của bạn đọc? và triển vọng của CNDVNV?

Ts. HBT: Nhìn chung, nhiều học giả và bạn đọc đã kỳ vọng và đánh giá cao sự phát hiện, tổng hợp, kiến tạo (bước đầu) một lý thuyết triết học nhân văn mới nói trên của chúng tôi, phản ánh được nhu cầu của thời đại và có tính sáng tạo cao. Coi đó là một hình thái mới của chủ nghĩa duy vật ngày nay, cần phải tiếp tục cụ thể hóa và phát triển hơn nữa. Đồng thời, phải đưa vào cuộc sống, hệ thống giáo dục để hiện thực hóa nó. Có thể cần làm rõ thêm lôgích của CNDVNV, làm nổi bật khía cạnh biện chứng nhân văn chứ không chỉ nhấn mạnh duy vật[5]…(Tất nhiên, như chúng tôi đã nói chủ nghĩa duy vật hiện đạị là biện chứng, như chính quan niệm của Ănghen). Có nhiều góp ý và trao đổi ý kiến rât thú vị.

CNDVNV không chỉ tạo dựng một loại hình chủ nghĩa duy vật mới dù có cội nguồn trong lịch sử tư tưởng nhân loại, đồng thời từ đó nó thật sự có ý nghĩa cả lý luận, phương pháp luận và thực tiễn góp phần giải bài toán thời khủng hoảng văn hóa, nhân văn, sinh thái. Nó không chỉ cho ta phương pháp luận duy vật biện chứng nhân văn trong việc nhận thức giải quyết các vấn đề thực tiễn xây dựng xã hội mới theo tinh thần nhân văn và phát huy cao độ vai trò con người, phát triển con người trong hệ vấn đề con người, nhất là vấn đề phát triển con người, nguồn nhân lực, nhân tài ngày nay, trước hết ở nước ta./

 


[1]R.Williams sinh ngày 31-8-1921 trong một gia đình viên chức hỏa xa ở vùng biên cương nước Anh. Năm 1939 được học bổng vào Đại học Cambridge, bắt đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Mác và đã gia nhập Đảng Cộng sản Anh..  Từ năm 1967-1974 được phong là giảng sư Đại học Cambridge, và chính trong thời gian này ông đã chuẩn bị luận án tiến sĩ và bảo vệ thành công vào năm 1969. Từ năm 1974, ông chính thức trở thành giáo sư của Đại học Cambridge, và đến năm 1980 còn tiếp tục được phong tặng học vị Tiến sĩ danh dự và Viện sĩ ở các trường Đại học bên ngoài. Năm 1988, ông lâm trọng bệnh, qua đời

[3]  Trần Đức Thảo. Hồi ký (1986), Di cảo, lưu giữ tại thư viện của TS.Cù Huy Chử.

[5]Chún tôi sẽ công bố tổng hợp ý kiến này vào một dịp khác. 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114511175

Hôm nay

2174

Hôm qua

2359

Tuần này

21549

Tháng này

218048

Tháng qua

121356

Tất cả

114511175