Lôi kéo hoặc chia rẽ: cuộc đọ sức giữa 3 mô hình
Từ thế kỷ 20, trên vũ đài quốc tế đã lần lượt xuất hiện các cuộc cạnh tranh và đọ sức lâu dài giữa 3 mô hình có ảnh hưởng đến lịch sử thế giới và tương lai nhân loại, đó là “mô hình phương Tây”, “mô hình phương Bắc” và “mô hìnhphương Đông”. Mô hình phương Tây đại diện là Mỹ; mô hìnhphương Bắc đại diện là Liên Xô; mô hình phương Đông là mô hình chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được tạo ra trong 30 năm cải cách mở cửa, tức mô hìnhTrung Quốc.
Cạnh tranh giữa mô hình Liên Xô và Mỹ đã kéo dài suốt thế kỷ 20. Còn cạnh tranh giữa mô hình Trung Quốc với Mỹ sẽ kéo dài hết thế kỷ 21, ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài của cuộc cạnh tranh Trung-Mỹ đối với lịch sử thế giới còn vượt xa cả cuộc cạnh tranh Xô-Mỹ.
Sau Chiến tranh Lạnh, đa số người dân phương Tây tin vào “kết luận cuối cùng của lịch sử”, cho rằng mô hình chính trị dân chủ kiểu phương Tây là mô hình chính trị cuối cùng và lý tưởng nhất trong lịch sử nhân loại, dùng dân chủ để cải tạo và xây dựng thế giới là trách nhiệm và sứ mạng của phương Tây, dân chủ và tự do kiểu phương Tây có thể trở thành thực lực mềm để chinh phục thế giới. Nhưng phương Tây nhanh chóng nhận ra rằng chỉ có mô hình Liên Xô đã chấm dứt, và sự chấm hết của mô hình Liên Xô căn bản không giống với sự chấm hết của chủ nghĩa xã hội. Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, cạnh tranh chiến lược Xô-Mỹ là cạnh tranh mô hình nhà nước, thất bại của Liên Xô là thất bại của một kiểu mô hình nhà nước.
Sau đoạn kết lịch sử của mô hình Liên xô, lịch sử của mô hình Trung Quốc đã bắt đầu cho thấy sự chuẩn mực, sức thuyết phục, sức ảnh hưởng và sức cạnh tranh mang tầm thế giới, mở ra một viễn cảnh mới cho tiến bộ xã hội và sự phát triển của lịch sử, nhưng đồng thời cũng cho thấy phần nào sự non nớt và yếu kém của Trung Quốc. Trên vũ đài thế giới thế kỷ 21, cạnh tranh giữa mô hình xây dựng và phát triển đất nước được tập trung vào cuộc cạnh tranh giữa mô hình phươngTây với mô hình phương Đông, cũng chính là cạnh tranh giữa mô hình Mỹ với mô hình Trung Quốc. Sau khi đánh bại mô hình Liên Xô, mô hình Mỹ đã đạt tới đỉnh cao của mình. Tuy nhiên, mô hình ngạo mạn của Mỹ thế kỷ 21 trong cuộc cạnh tranh với mô hình Trung Quốc đã bộc lộ những dấu hiệu đi xuống - cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã làm lung lay vị trí và ảnh hưởng của mô hình Mỹ. Nhưng hiện nay, mô hình Mỹ vẫn đang chiếm vị trí cao nhất trên thế giới. Mô hình Trung Quốc tuy đạt được những thành tựu khiến thế giới thán phục song vẫn mới chỉ trong giai đoạn sơ khai, vẫn còn phải đi một chặng đường dài. Muốn giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh thế kỷ, Trung Quốc cần phải làm cho mô hìnhcủa nước mình tiên tiến hơn và ưu việt hơn mô hình Mỹ.
Bất tiến tất vong: Bài học của mô hình Liên Xô
Trong lịch sử thế giới cận đại, mô hình Liên Xô là một mô hình vĩ đại, có 3 công lao lịch sử to lớn:
Một là, trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, Liên Xô là lực lượng chính trong cuộc chiến chống phát xít. Tổn thất Liên xô phải gánh chịu trong chiến tranh là lớn nhất, theo thống kê, trong cuộc chiến tranh này, quân dân Liên Xô thương vong hơn 60 triệu người, trong đó có 27 triệu người thiệt mạng, hơn 1700 thành phố và 70 ngàn thị trấn, thôn xã bị tàn phá, tổn thất vật chất lên đến 679 tỷ rúp. Tổn thất của Liên Xô chiếm tới 41% tổng tổn thất của các nước tham chiến. Khi chiến tranh kết thúc, Liên xô được công nhận là cường quốc quân sự số 1 thế giới. Tổng thống Mỹ Roosevelt nói: “Chính Hồng quân và nhân dân Liên Xô đã đẩy lực lượng vũ trang Hitler đến chỗ thất bại hoàn toàn, đó là điều khiến nhân dân Mỹ thực sự khâm phục”.
Hai là, về kinh tế Liên Xô đã giành thành được thành tựu đứng “thứ hai thế giới” về tổng lượng kinh tế.
Ba là, mô hình Liên xô dẫn dắt chủ nghĩa tư bản tiến tới văn minh. Chủ nghĩa tư bản thời kỳ đầu là chủ nghĩa tư bản dã man, tanh máu: Chủ nghĩa tư bản độc quyền là chủ nghĩa tư bản tàn bạo, chủ nghĩa phát xít lại càng là chủ nghĩa tư bản điên cuồng. Nhưng trong cuộc đấu tranh đối kháng với chủ nghĩa tư bản, mô hình xã hội chủ nghĩa của Liên Xô đã khiến chủ nghĩa tư bản truyền thống chuyển thành chủ nghĩa tư bản hiện đại, hướng tới văn minh, từ đó nâng cao trình độ văn minh toàn thế giới. Mô hình Liên Xô tuy đã không còn, nhưng chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa xã hội đã giành được thắng lợi vĩ đại, vì chủ nghĩa tư bản dã man, tàn bạo mà Mác muốn lật đổ và xóa bỏ đi không còn tồn tại nữa, ngay cả chủ nghĩa đế quốc đã phát động cuộc đại chiến thế giới và phân chia thế giới mà Lênin và Stalin muốn tiêu diệt cũng không còn tồn tại nữa.
Nếu nói rằng sự áp bức bóc lột tàn khốc của chính bản thân chủ nghĩa tư bản nguyên thuỷ đã làm nảy sinh ra chủ nghĩa xã hội cách mạng của giai cấp vô sản, thế thì chủ nghĩa xã hội cách mạng lại làm nảy sinh ra một chủ nghĩa tư bản tương đối văn minh. Sau này sự trì trệ, cứng nhắc thậm chí là thối nát của mô hình Liên Xô hoàn toàn tương phản với chủ nghĩa tư bản văn minh hiện đại, lại thêm sức ép về sự so sánh và cạnh tranh giữa các mô hình, đã khiến mô hình Liên Xô tan rã. Sự sụp đổ của mô hình Liên Xô và ưu thế của mô hình Mỹ đã khiến chủ nghĩa xã hội cải cách mở cửa ra đời ở Trung Quốc, làm xuất hiện một mô hình Trung Quốc về cơ bản không giống với mô hình Liên Xô nhưng lại đủ sức cạnh tranh với mô hình Mỹ. Có thể thấy trong cạnh tranh mô hình, theo quy luật mạnh được yếu thua, đã hình thành lên xu hướng tiến bộ xã hội, tạo động lực cho lịch sử phát triển. Và một mô hình có ảnh hưởng mang tính quốc tế dù có lịch sử huy hoàng như thế nào chăng nữa nhưng chỉ cần nảy sinh sự “ngạo mạn của mô hình”, trở nên cứng nhắc, thậm chí trở thành “mô hình thối nát, biến chất” thì mô hình đó tất sẽ bị đưa vào hố rác của lịch sử. Nếu muốn duy trì sức sống và sức cạnh tranh, mô hình Trung Quốc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo hơn cả mô hình Mỹ, mới đủ tư cách và khả năng cạnh tranh vị trí lãnh đạo.
Trăm sông về biển: Bí mật của “mô hình Xinhgapo”
Ông Lý Quang Diệu nói: “ Giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không hề có Vạn Lý Trường Thành ngăn cách, 2 mô hình này có thể bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau.”
Vị nguyên lão của Đảng hành động nhân dân Xinhgapo Rajaratnam chỉ rõ: Con đường Xinhgapo chính là chủ nghĩa xã hội về chính trị, chủ nghĩa tư bản về kinh tế. Tức là dùng những thủ đoạn của chủ nghĩa tư bản để tạo ra của cải và dùng phương pháp chủ nghĩa xã hội để phân phối những của cải đó.
Xinhgapo là một cường quốc cỡ nhỏ, một kỳ tích vươn lên trong khoảng thời gian vài chục năm. Vậy bí mật của nước này nằm ở đâu? Theo Lý Quang Diệu và Rajaratnam đó chính là “chủ nghĩa hợp thành” trăm sông về biển. Quy luật và đặc điểm của mô hình Xinhgapo chính là ở chỗ này. Sự thành công của Xinhgapo là kết quả của sự bổ sung và hoàn thiện lẫn nhau giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa Mác là gì? Bản thân chủ nghĩa Mác là một kiểu chủ nghĩa hợp thành có tính phê phán, cách mạng và sáng tạo. Chủ nghĩa Mác đã kết hợp tất cả những gì có giá trị mà xã hội nguyên thuỷ, xã hội nô lệ, xã hội phong kiến và đặc biệt là xã hội tư bản tạo ra, đó là thành quả của văn minh nhân loại.
Chủ nghĩa xã hội là gì? Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa hợp thành có tính phê phán, tính cách mạng và tính sáng tạo.
Trong đề cương của tác phẩm “Nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xôviết” do Lênin viết vào năm 1918, trong khi chỉ ra rằng nếu không lợi dụng những kỹ thuật và văn hóa mà chủ nghĩa đại tư bản đạt được thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội, Lênin đã nhấn mạnh các nước chủ nghĩa xã hội phải “tích cực học hỏi những điều hay của nước ngoài: chính quyền Xôviết + trật tự đường sắt của Phổ + kỹ thuật của Mỹ và mô hình sản xuất Trust + nền giáo dục quốc dân của Mỹ +…+…= tổng hòa =chủ nghĩa xã hội”.
Chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc tất nhiên không giống với “chủ nghĩa hợp thành” của Xinhgapo. Những cải cách mở cửa ở Trung Quốc cũng là một quá trình hợp thành và sáng tạo học hỏi thế giới. Chủ nghĩa hợp thành là một tư tưởng chiến lược của chủ nghĩa Mác, ưu thế vốn có của chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là tổng hòa những cái hay của Trung Quốc và nước ngoài, đặc biệt là những cái hay của những nước chủ nghĩa tư bản trên thế giới.
Lấy sáng tạo dẫn dắt thế giới: Sứ mệnh của “mô hình Trung Quốc”
Tất cả những quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo thế giới đều là những quốc gia có mô hình sáng tạo, có đặc trưng trong xây dựng và phát triển đất nước chứ không mang tính máy móc, mô phỏng. Nét đặc sắc của Mỹ khác với Anh và nét đặc sắc của Trung Quốc cũng khác với Mỹ. Muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới, Trung Quốc phải sáng tạo ra một kiểu mô hình mới cho thế giới. Trung Quốc không thể sao chép lại mô hình của nước khác. Các quốc gia đứng đầu, quốc gia lãnh đạo với tư cách là những quốc gia hình mẫu của thế giới chỉ có thể học hỏi chứ không thể rập khuôn. Theo ý nghĩa này mà nói, bản chất của “đặc sắc Trung Quốc” là sáng tạo, sứ mạng của “mô hình Trung Quốc” cũng là sáng tạo.
Tính sáng tạo và đổi mới của mô hình Trung Quốc được biểu hiện chủ yếu ở ba phương diện:
-Nhìn từ ý nghĩa và góc độ của chủ nghĩa xã hội, mô hình Trung Quốc phải giải quyết những vấn đề mà mô hình Liên Xô chưa giải quyết được, ở phương diện này, mô hình Trung Quốc đã đạt được những thành công lớn.
-Nhìn từ góc độ phát triển của văn minh nhân loại, phải giải quyết những vấn đề mà mô hình phương Tây, đặc biệt là mô hình Mỹ chưa giải quyết được, ví dụ như những vấn đề nghiêm trọng phát sinh từ cuộc khủng hoảng tiền tệ thế giới năm 2008, vấn đề chủ nghĩa bá quyền trên lĩnh vực quan hệ quốc tế. Về mặt này, Mỹ và Trung Quốc cùng nhau lãnh đạo và quản lý thế giới, mức độ hợp tác để giải quyết những vấn đề điểm nóng vấn đề khó đã không ngừng tăng lên, hiệu quả rõ rệt và có triển vọng to lớn.
-Phải giải quyết những vấn đề then chốt làm ảnh hưởng tới sự phát triển Trung Quốc, ví dụ như chênh lệch thu nhập quá lớn, vấn đề tham nhũng ... Mô hình của quốc gia lãnh đạo vừa là mô hình phát triển khoa học lành mạnh của đất nước, vừa là mô hình để giải quyết có hiệu quả những mâu thuẫn và những vấn đề mang tính toàn cầu của thế giới. Sức cạnh tranh và tầm ảnh hưởng của mô hình Trung Quốc được quyết định bởi khả năng giải quyết có hiệu quả những vấn đề của chính Trung Quốc cũng như những vấn đề của thế giới. Mà khả năng ở đây, về cơ bản chính là sự sáng tạo và đổi mới.
3. Thời đại Trung Quốc: Thời đại “quan niệm giá trị của Trung Quốc” định hướng thế giới
Có một câu nói là, những nước đứng đầu xuất khẩu văn hoá và giá trị, các nước hạng hai xuất khẩu kỹ thuật và các quy tắc, các nước hạng ba xuất khẩu sản phẩm và lao động. Thời đại Trung Quốc không chỉ là thời đại tổng lượng kinh tế Trung Quốc đứng đầu thế giới mà còn là thời đại năng lực sản xuất vật chất của Trung Quốc đứng đầu thế giới, thời đại tinh thần và văn hóa Trung Quốc tiến ra thế giới, trở thành dòng chính của văn hoá thế giới.
“Tây hóa” biến thành “Đông hóa”
Mọi người đều rất căm phẫn khi nói về việc các nước phương Tây thực hiện chiến lược Tây hoá và phân hoá đối với Trung Quốc. Có người nói: trước đây địa chủ tư sản sợ bịĐảng cộng sản “đỏ hóa”, vậy trong tương lai Trung Quốc cóthể biến “Tây hóa” thành “Đông hóa” và biến “Mỹ hóa” mang tính toàn cầu thành “Trung Quốc hóa” mang tính thếgiới hay không? Biến “Tây hóa” thành “Đông hóa”, biến “Mỹ hóa” thành “Trung Quốc hóa” lẽ nào không phải là mục tiêu phấn đấu của nhiều thế hệ người dân Trung Quốc hay sao? Không phải là cái mốc đánh giá sự tiến bộ của Trung Quốc mấy chục năm sau hay sao? Không phải là tiêu chí văn hóa của một nước lãnh đạo hay sao?
Văn hóa Trung Quốc vốn dĩ là nền văn hóa có sức sống nhất trên thế giới, đó không chỉ là nền văn hóa duy nhất trong nền văn hóa cổ đại của thế giới không bị đứt đoạn mà còn có khả năng chinh phục những kẻ chuyên đi chinh phục. Trong lịch sử của dân tộc Trung Hoa có ghi chép về “ thất bại quân sự” nhưng không có ghi chép về “thất bại văn hóa”. Mặc dù có lúc bị đánh bại về quân sự, nhưng chỉ một thời gian sau dân tộc Trung Hoa lại đồng hóa và chinh phục lại quân xâm lược về mặt văn hóa. Như nhà văn Mỹ Montero đã từng nói: “Chinh phục Trung Quốc chẳng khác nào ném đá xuống biển. Sự phản kháng gần như rất ít, nhưng không lâu sau, gang thép cũng bị ăn mòn, thậm chí bị hợp nhất. Quá trình hợp nhất diễn ra triệt để, vài thế hệ sau, chỉ có các triết học gia mới biết ai là kẻ đi chinh phục và ai là kẻ bị chinh phục”.
Văn hóa Trung Quốc là nền văn hóa khó đồng hóa nhất, có sức liên kết mạnh mẽ nhất trên thế giới. Mỹ là một nước di dân lớn và được gọi là “lò luyện” bất đồng văn hóa. Nhưng điều làm chiếc lò luyện văn hóa Mỹ đau đầu nhất lại là văn hóa Trung Quốc, bởi văn hóa Mỹ khó có thể đồng hóa được văn hóa Trung Quốc, đây thậm chí còn là nguyên nhân chính của làn sóng bài trừ Trung Quốc xảy ra cuối thế kỷ 19 tại Mỹ. Sau nội chiến, Mỹ ra sức xây dựng đường sắt, một lượng lớn công nhân Trung Quốc bắt đầu di dân sang Mỹ. Năm 1882, Califonia chủ trương tăng áp lực bài xích người Hoa, đưa tới việc Mỹ công bố “Luật bài Hoa”, qui định ngừng 10 năm di dân người Trung Quốc, sau đó lại kéo dài vô thời hạn. Năm 1889, tòa án tối cao Mỹ đã phán quyết “Luật bài Hoa” là phù hợp với hiến pháp với lý do là người Trung Quốc là một dân tộc khác, “bọn chúng không thể bị đồng hóa”, “không hòa nhập” với người dân bản địa, “sống thành khu riêng biệt, giữ tập quán sinh hoạt của riêng mình”. “Sự xâm nhập của ngườiphương Đông” nếu không bị hạn chế sẽ trở thành “mối đe dọa đối với nền văn minh của chúng ta”.
Nền văn hóa 5000 năm của Trung Quốc có lịch sử lâu đời, không thể bị đồng hoá bời nền văn hóa mới có mấy trăm năm lịch sử của Mỹ. Tuy nhiên, văn hóa Trung Hoa từ thời cận đại đến nay cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây và bị“mưa Âu gió Mỹ” xâm thực. Cho tới nay, phương Tây vẫn đang triển khai chiến lược Tây hóa và phân hóa Trung Quốc. Những khái niệm “Tây phong”, “Tây hóa” ở Trung Quốc thời gian gần đây được dùng để chỉ những ảnh hưởng đến từ phương Tây. Khái niệm “phương Tây” và “thế giới phương Tây” vừa chỉ phạm vi địa lý, lại vừa mang ý nghĩa chính trị. Nền văn minh và lịch sử phương Tây có thể chia thành 3 giaiđoạn: một là giai đoạn Địa Trung Hải; hai là giai đoạn Tây Âuvà ba là giai đoạn Bắc Đại Tây Dương. Trong giai đoạn Địa Trung Hải và Tây Âu, tức là từ cổ đại đến cận đại, khái niệm “Thế giới phương Tây” đại thể được dùng để chỉ phía TâyChâu Âu. Sau thế kỷ 15, người Châu Âu bắt đầu vượt đại dương phát triển ra bên ngoài. Nhìn từ góc độ địa lý, thế giớiphương Tây cũng là thế giới biển. Phía Tây Châu Âu vốn là một bán đảo lớn và xung quanh lại vươn ra một vài đảo nhỏ. Người Trung Quốc mở cửa thấy núi còn người phương Tây lại mở cửa thấy biển. “Phương Tây” hiện nay dùng để chỉ ChâuÂu và Mỹ, về mặt chính trị là chỉ văn minh của chủ nghĩa tư bản.
Mấy trăm năm qua, phương Tây luôn văn minh “hóa” thế giới và thế giới đang bị “Tây hóa”. Dưới tác động và ảnhhưởng của “mưa Âu gió Mỹ”, Trung Quốc cũng đã biến đổi. Bởi phương Tây luôn có thế mạnh về vật chất và về văn hóa. Hiện nay Trung Quốc vẫn phải cảnh giác và ngăn chặn chiến lược Tây hóa và phân hóa của thế giới phương Tây, điều này cho thấy trên lĩnh vực văn hóa, Trung Quốc vẫn đang phải “dĩnhu thắng cương”. Để mở ra thời đại Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ phải có sức mạnh kinh tế và của cải vật chất đủ sức vượt qua Mỹ, mà phải có nền văn hóa mang tầm ảnh hưởng và sức hấp dẫn vượt qua văn hóa Mỹ trên trường quốc tế, cũng như một nền văn hóa không thể bị Mỹ diễn biến hòabình nhưng lại có thể dùng để diễn biến hòa bình với Mỹ. Đến khi văn hóa Trung Quốc có khả năng diễn biến hòa bình với Mỹ, có khả năng “đồng hóa” thế giới phương Tây, khiến Mỹ phải ngăn chặn diễn biến hòa bình của Trung Quốc với mình, khiến phương Tây lo sợ “phương Tây bị đồng hóa”, Toàn cầu hóa chính là Trung Quốc hóa thì đó mới là “thời đại Trung Quốc” về cả văn hóa và tinh thần.
Tất nhiên trong thời đại Trung Quốc, khi Trung Quốc có nền văn minh lớn mạnh cả về vật chất và tinh thần, Trung Quốc cũng không tiến hành chiến lược diễn biến hòa bình “Đông hóa” thế giới phương Tây và đặc biệt là Mỹ, đây cũng là điểm mà Trung Quốc văn minh hơn Mỹ. Những thứ gì càngtự nhiên và văn minh thì càng thịnh hành. Vì thế “Đông hóa” và “Trung Quốc hóa” trong tương lai không cần áp dụng cũng sẽ thịnh hành, nước Mỹ lúc đó sẽ khó tránh khỏi bị “diễn biến hòa bình”, mà còn diễn biến văn minh hơn hiện nay.
Quốc gia không có “ngọn cờ văn hóa” thì không thể làm quốc gia lãnh đạo thế giới
Quốc gia lãnh đạo phải là quốc gia dương cao ngọn cờ văn hóa của thế giới. Muốn dẫn dắt thế giới, trước tiên phải dùng văn hóa để dẫn dắt. Những quốc gia có quan niệm giá trị có tầm ảnh hưởng quốc tế, có thể cắm ngọn cờ văn hóa của mình ở đỉnh cao của văn hóa thế giới mới có thể trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới.
Mỹ là một nước giỏi chiếm lĩnh những vị trí cao về đạo nghĩa quốc tế.
Những nhân vật đại diện sớm nhất của chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa tự do trong lịch sử Mỹ là Jefferson, tiếp đến là Wilson, Roosevelt, Clinton, họ không chỉ coi ý thức hệ là nguyên tắc và biện pháp chiến lược mà còn coi là mục tiêu chiến lược phải theo đuổi. Jefferson kết hợp quá trình bành trướng ra bên ngoài của Mỹ với việc truyền bá tự do dân chủ; Wilson kết hợp hòa bình thế giới với xây dựng nền dân chủ kiểu Mỹ; Roosevelt gắn 4 tự do lớn với bốn cường quốc sau chiến tranh; Cliton kết hợp trật tự thế giới với dân chủ, nhân quyền. Những điều này đều đã trở thành ngọn cờ văn hóa tư tưởng của Mỹ.
Tất cả các quốc gia lãnh đạo trên thế giới đều có quan niệm giá trị đủ sức liên kết chính mình, ảnh hưởng và cảm hóa thế giới. Có quốc gia tuy không đứng đầu thế giới về vật chất nhưng lại có sức sáng tạo văn hóa đứng đầu thế giới, đủ sức giương cao ngọn cờ văn hóa có tầm ảnh hưởng thế giới. Ví dụ như Liên Xô đã lần đầu tiên giương cao ngọn cờ chiến thắng của chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Vào đêm thứ hai sauthắng lợi của Cách mạng Tháng Mười, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Xôviết công nông đã nhất trí thông qua “Pháp lệnh hòa bình” có ý nghĩa quan trọng do Lênin tự soạn thỏa, nêu rõ nguyên tắc cơ bản đầu tiên trong chính sách đối ngoại của nhà nước xã hội chủ nghĩa, chính sách chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược nhằm thực hiện hòa bình, bình đẳng dân tộc, tự quyết dân tộc, xóa bỏ ngoại giao bí mật. Trong “Bức thư gửi công nhân Mỹ”, Lênin đã nêu rõ chính sách đối ngoại của nước Nga Xôviết: “Thoát khỏi chiến tranh đế quốc, giương cao ngọn cờ hòa bình và xã hội chủ nghĩa trước toàn thế giới”.
Chính sách ngoại giao hòa bình của chính phủ Nga Xôviết đã gây chấn động toàn thế giới và cả tổng thống Mỹ Wilson. Bước lên vũ đài thế giới trong điều kiện lịch sử mới, Wilson đã ra sức tạo nên bộ mặt mới cho ngoại giao Mỹ. “Nguyên tắc 14 điểm” là “ Hiến chương thế giới” trong “ngoại giao kiểu mới” của ông sau chiến tranh, cơ sở và nòng cốt của “ngoại giao kiểu mới” là ngoại giao công khai, dân tộc tự quyết vàđồng minh quốc tế. Đây vừa là chính sách ngoại giao kiểu cũ nhằm vào chủ nghĩa chuẩn đế quốc, vừa được dùng để kiềm chế Chủ nghĩa Lênin.
Lênin và Wilson là 2 chính trị gia lớn của nước Nga Xôviết và Mỹ, đại diện cho quốc gia của mình đưa ra “thế giới quan” và “quan niệm giá trị” sáng tạo, chạy đua cắm ngọn cờ của chính mình lên đỉnh cao văn hóa của thế giới.Đây là ngọn cờ dẫn dắt thế giới, là ngọn cờ thế giới của một quốc gia.
Tất nhiên, “sự giác ngộ của quốc gia” và nhận thức của các chính trị gia thường không đồng bộ với nhau. Khi một dân tộc thiếu sự chuẩn bị đầy đủ và giác ngộ cần thiết trong vấn đề lãnh đạo thế giới, khi ngọn cờ văn hóa để một quốc gia dẫn dắt thế giới vẫn khó có thể giương cao, thì lý tưởng tối cao biến thành bi kịch. “Bi kịch Wilson” chính là một điển hình. Là một người theo chủ nghĩa lý tưởng cao thượng, trước kia Wilson muốn giương cao ngọn cờ văn hóa của Mỹ và cắm nó trên đỉnh cao văn hóa của thế giới, nhưng ông đã bị ngăn cản. Trong cuốn “Cambridge—-Lịch sử quan hệ ngoại giao Mỹ”, nhà sử học Mỹ Khổng Hoa Nhuận có phân tích như sau:
Vào thời điểm bá quyền Châu Âu có xu hướng sụp đổ, để xác định khuôn khổ của quan hệ đối ngoại của Mỹ, Wilson đã kết hợp sức mạnh quân sự Mỹ với tài nguyên kinh tế và sự sáng tạo văn hóa, trong công việc thế giới phải vượt lên phương thức truyền thống của các quốc gia chủ quyền chỉ vì lợi ích của nước mình mà bất chấp lợi ích của thế giới: chiến tranh và chuẩn bị chiến tranh là chuẩn mực của các hành vi; cân bằng thế lực trở thành tư tưởng ngoại giao chủ đạo. Wilson đã thách thức những ý tưởng và thông lệ cũ, ông hy vọng mỗi một quốc gia không chỉ vì lợi ích của chính mình màcòn phải vì lợi ích chung của toàn thế giới. Ông nói: Nước Mỹ phải giải phóng năng lượng của mình “để phục vụ toàn nhân loại” và những nước khác cũng vậy. Kết quả cuối cùng là sự dung hòa giữa chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa đế quốc, các quốc gia chủ quyền chỉ có ý nghĩa khi nằm trong mối quan hệ tổng thể. “Những người theo chủ nghĩa hiện thực” 10 năm sau đó đã chỉ trích chủ nghĩa quốc tế của Wilson là chủ nghĩa lý tưởng ngây thơ, ẫu trĩ. Trên thực tế, chủ nghĩa quốc tế hình thành nên tư tưởng của Wilson không hoàn toàn là chủ nghĩa lý tưởng mà là chủ nghĩa quốc tế gắn liền với lợi ích chung của các nước và ý chí chung của mọi người ở khắp nơi trên thế giới vuợt qua biên giới quốc gia, trong đó bao gồm cácđộng lực văn hóa cơ bản. Ở một mức độ nào đó, chủ nghĩa Wilson đã đặt văn hóa vào địa vị trung tâm trong quan hệquốc tế. Đầu thế kỷ 20, tầm quan trọng của Mỹ trên trường quốc tế không chỉ là do Mỹ là một cường quốc về kinh tế và quân sự mà còn bởi Mỹ đã đem nhân tố văn hóa vào trong các sự vụ quốc tế, vì toàn cầu hóa của Mỹ đã trở thành sự kiện chủ yếu của thế kỷ 20. Sự đối lập giữa hiệp ước hòa bình củaWilson và Thượng viện là một bi kịch. Để giành được sự ủng hộ của người dân Mỹ, tháng 9 năm 1919, ông đã bắt đầu một chuyến tuần hành lớn với tổng chiều dài 8000 dặm Anh trong 21 ngày, nhưng trước khi đánh giá được hiệu quả của hành trình đó thì ông đã bị đột quỵ tại Colorado và chuyến đi trở thành một giấc mơ không thể thực hiện được. Do Thượng viện và người dân Mỹ chưa làm tốt công tác chuẩn bị cho trật tự thế giới của Wilson và có khoảng cách quá lớn với các nước khác. Bởi vậy Mỹ chưa gia nhập liên minh quốc tế, điều này cho thấy Mỹ đã quyết định dừng lại ở mức độ như các nước khác. Thất bại của Wilson không có nghĩa là chủ nghĩa Wilson tiêu vong, ngày càng nhiều người theo lý tưởng củachủ nghĩa Wilson hiện ở Châu Âu và các quốc gia trên thế giới, trong công cuộc xây dựng thế giới sau chiến tranh, họ đã có ảnh hưởng lớn tương đương với ảnh hưởng của lực lượng truyền thống.
Về vấn đề văn hóa Mỹ dẫn dắt thế giới, Wilson là người đi đầu mà người đi đầu thường là người gánh chịu bi kịch, thậm chí là hi sinh. Ngọn cờ văn hóa dẫn dắt thế giới của Mỹ cuối cùng cũng đã cắm được lên đỉnh cao của văn hóa thế giới sau khi Chiến tranh thế giới thứ Hai kết thúc và Mỹ cũng đã bước lên vị trí một nước lãnh đạo thế giới.
Giương cao “ngọn cờ Trung Quốc” dẫn dắt và kêu gọi thế giới
Trong chiến tranh thế giới thứ Nhất, Tổng thống Mỹ Wilson là người đầu tiên giương cao ngọn cờ “phi thực dân hóa”, “dân tộc tự quyết” và “an ninh tập thể”, giúp một nước Mỹ đang vươn lên được cộng đồng thế thế công nhận. Còn nước Mỹ hiện tại lại giương cao ngọn cờ “tự do, dân chủ, nhân quyền”, dùng quan niệm giá trị nòng cốt để tác động thế giới.
Trong thời đại toàn cầu hóa, Trung Quốc đang giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển hợp tác, xây dựng thế giới hài hòa nhằm đưa quan niệm giá trị của Trung Quốc đến với thế giới.
Xây dựng “thế giới dân chủ” không có bá quyền là nội dung trọng tâm trong quan niệm giá trị Trung Quốc, là sức mạnh to lớn để Trung Quốc kêu gọi và dẫn dắt thế giới. Cùng thế giới thực hiện “tam hóa”: cục diện thế giới đa cực hóa, quan hệ quốc tế dân chủ hóa và hình thức phát triển đa dạng hóa , việc “xây dựng thế giới dân chủ” đã trở thành mong muốn chung của mọi người. Nếu nói trong thời đại hiện nay, xây dựng nhà nước dân chủ là mong ước của mọi người thì xây dựng “thế giới dân chủ” sẽ là “mong ước của mọi quốcgia”, là mong ước chung của cộng đồng quốc tế. Đặc trưngchủ yếu cuả thế giới dân chủ là không bá quyền. Để “phi bá quyền thế giới” phải thực hiện “ba bình đẳng”: chế độ xã hội bình đẳng, hình thức phát triển bình đẳng, văn hóa tôn giáo bình đẳng.
Xây dựng thế giới dân chủ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay để thúc đẩy thế giới tiến bộ. Quyền lực không có sự giám sát và kiềm chế tất sẽ là quyền lực hủ bại. Quyền lực quốc tế nếu mất đi sự giám sát và kiềm chế thì sẽ trở thành bá quyền. Những vấn đề căn bản cần giải quyết khi xâydựng thế giới dân chủ chính là vấn đề bá quyền thế giới. Đây là vấn đề cơ bản ảnh hưởng tới hòa bình thế giới. Có thế giới dân chủ mới có thế giới hòa bình: có thế giới dân chủ mới có thế giới hài hòa, sự hợp tác hòa bình thực sự giữa các nước chỉ có được trong thế giới dân chủ.
Vấn đề hàng đầu trong xây dựng thế giới dân chủ không phải là biến các nước trên thế giới thành nước dân chủ kiểu Mỹ mà là một thế giới không có bá chủ, bá quyền. Bá chủ thế giới chính là sự phá hoại lớn nhất đối với dân chủ thế giới, chủ nghĩa bá quyền là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới. Mỹ đưa ra “Thuyết hòa bình của các nước dân chủ” , còn Trung Quốc đưa ra “Thuyết hòa bình phi bá quyền”. Chủ nghĩa bá quyền là nguồn gốc của chiến tranh, còn thế giới dân chủ là sự bảo đảm hòa bình. “Thế giới dân chủ” thực sự lý tưởng là một thế giới như thế nào? “Thế giới dân chủ” ở đây có 3 hàm ý: Một là giúp các nước trên thế giới trở thành “quốc gia dân chủ”, tất nhiên là dân chủ mang đặc trưng riêng của mỗi nước, là dân chủ đa dạng hóa chứ không thể chỉ là dân chủ kiểu phương Tây, càng không thể chỉ là dân chủ kiểu Mỹ; tiêu chuẩn của một nước dân chủ không thể chỉ do Mỹ quyết định; trọng tài nhà nước dân chủ không thể chỉ do Mỹ đảm nhiệm. Hai là mỗi một quốc gia trên thế giới, với tư cách là quốc gia có chủ quyền đều được hưởng chủ quyền quốc gia, có thể giám sát kiềm chế có hiệu quả và phán xử những nước muốn thực hiện bá quyền. Ba là nước lãnh đạo không thể chỉ do một nước độc quyền, quyền lãnh đạo thế giới cũng phải theo chế độ nhiệm kỳ, suy yếu thì phải rút lui.Đây là một mặt quan trọng của chế độ dân chủ quốc tế và thế giới.
Có người nói: “Bảo vệ nhân quyền con người là vũ khí hạt nhân chính trị của Mỹ. Còn phản đối bá quyền là vũ khí hạt nhân chính trị của Trung Quốc”.
Cũng có người nói: “Xây dựng nhà nước dân chủ là đột phá khẩu để của Mỹ tiến công Trung Quốc, còn xây dựng thế giới dân chủ lại là đột phá khẩu để Trung Quốc tiến công Mỹ”.
Thực ra, bảo vệ nhân quyền, xây dựng nhà nước dân chủ cũng là nội dung quan trọng trong ngọn cờ văn hóa của Trung Quốc, còn trên ngọn cờ văn hóa Mỹ lại không có nội dung phản đối bá quyền thế giới và xây dựng thế giới dân chủ phi bá quyền hóa. Do đó ngọn cờ văn hóa của Trung Quốc được gắn ở vị trí cao hơn so với ngọn cờ văn hóa của Mỹ và có vai trò dẫn dắt thế giới lớn hơn ngọn cờ Mỹ.
Ngọn cờ văn hóa của các nước lãnh đạo là ngọn cờ thế giới do các nước dân tộc nắm giữ, đủ sức kêu gọi tiếng nói chung của thế giới. Đây là sức mạnh lớn nhất của các nước lãnh đạo, là sản phẩm tinh thần và tiêu chí văn hóa của các nước lãnh đạo. Ngọn cờ văn hóa của Trung Quốc thể hiện tình cảm và hoài bão quốc tế của Trung Quốc, thể hiện lợi ích và nguyện vọng chung của thế giới; do vậy ngọn cờ Trung Quốc là điểm tựa để Trung Quốc hướng ra thế giới, là ngọn cờ có thể hội tụ sức mạnh trong nước và cững có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thế giới.
Xây dựng “tinh thần Trung Quốc” phù hợp với yêu cầu của thời đại
Nước lãnh đạo thế giới phải là lãnh tụ tinh thần của thế giới. Sở dĩ Mỹ có thể trở thành nước lãnh đạo thế giới vì nước này gắn chặt với “tinh thần Mỹ”. Tinh thần Mỹ đã giúp Mỹ trỗi dậy và ảnh hưởng tới cả thế giới.
Muốn trở thành nước lãnh đạo thế giới, Trung Quốc cũng phải có “tinh thần Trung Quốc”. Trung Quốc xưa nay là một nước lớn về tinh thần, có tinh thần truyền thống 5000 năm lịch sử, tinh thần cách mạng trải qua mấy chục năm chiến tranh và tinh thần cải cách mở cửa trong 30 năm trở lại đây. Nhà sử học người Anh Toynbee đã từng coi “tinh thần thế giới” hình thành trong thời gian dài của dân tộc Trung Hoa là di sản lịch sử có ảnh hưởng quan trọng đối với thế giới tương lai. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng, 30 năm sau “Đại cách mạng văn hóa”, ở một số nơi và với một số người, đây là thời kì vật chất, thời kì hưởng thụ. Một số người đã biến mục tiêu trung tâm xây dựng kinh tế thành việc tìm kiếm lợi ích vật chất, một số người dùng bộ óc kinh tế để tháo dỡ di rời mảnh vườn tinh thần, một số người trở lên giàu có, trở thành giai cấp “hữu sản” mới, nhưng trong lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần họ lại rơi vào nghèo khổ, họ còn cách rất xa mục tiêu “khá giả” về mặt tinh thần.
Người phương Tây nói rằng nền kinh tế thị trường không có nhà thờ sẽ là nền kinh tế thị trường đáng sợ, sẽ trở thành nền kinh tế ma quỷ. Trong nền kinh tế thị trường của thế giới phương Tây, thị trường kết hợp với nhà thờ để kiềm chế dục vọng lợi ích, tuy vậy vẫn khó tránh khỏi nảy sinh khủng hoảng. Kinh tế thị truờng của Trung Quốc không dựa vào nhà thờ nhưng phải có chỗ dựa tinh thần. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là sự thống nhất giữa thị trường và tinh thần. Trung Quốc thời kì kinh tế kế hoạch chỉ có tinh thần mà không có thị trường, còn hiện nay là có thị trường nhưng thiếu tinh thần. Do đó, cần phải xây dựng được “tinh thần TrungQuốc” phù hợp với yêu cầu thời đại. Để bồi dưỡng tinh thần đó, Trung Quốc cần có thêm một “ thời đại tinh thần” rực lửa, một “thời đại văn hóa” phồn vinh. Trước khi trở thành một cường quốc tinh thần lớn mạnh, Trung Quốc không thể trở thành nước lãnh đạo thế giới.
Tinh thần Trung Quốc là một hệ thống mà niềm tin lý tưởng là hạt nhân của tình thần Trung Quốc. Trong cuốn “Hồi ức Trương Học Lương” có viết: “Khi đó quân Bắc phạt thế như chẻ tre đánh cho Trực Hệ và Phụng Hệ thua tan tác, một hôm Trương đại soái sai Trương thiếu soái đi điều tratình hình này. Đại soái nói: Tiểu Lục Tử này, ta không hiểu tại sao chúng ta muốn súng có súng, muốn pháo có pháo, còn có cả một trung đoàn sơn pháo, nhưng không đánh nổi chúng? Thiếu soái nói: Thưa bố, chúng ta có súng có pháo, còn có cả một trung đoàn sơn pháo. Bọn họ không có, nhưng bố đã nghĩ kỹ chưa, bọn họ có “chủ nghĩa tam dân”, chúngta không có. Đại soái không phục nói: “chủ nghĩa tam dân” là cái gì, ta còn có cả “chủ nghĩa ngũ dân”. Nhưng hai ngàysau Đại soái lại gọi Thiếu soái đến nói: Tiểu Lục Tử, con nói đúng, chúng ta quả thực thiếu “chủ nghĩa tam dân”. Caolương ở khu Đông Bắc không đủ cho chúng ta ăn, chúng ta phải rút thôi.” Chủ nghĩa tam dân chính là lý tưởng và tín ngưỡng, có nó sẽ có sức mạnh, được lòng dân, có chí hướng, khiến bọn Quân phiệt không thể không phục. Về quân sự cũng vậy, các lĩnh vực khác cũng vậy, ở trong nước cũng vậy mà trên thế giới cũng vậy.
Quốc gia lãnh đạo thế giới là quốc gia sản xuất ra tinh thần và xuất khẩu văn hóa. Trung Quốc hiện là một cường quốc chế tạo các sản phẩm vật chất, nhưng lại không phải là cường quốc trong lĩnh vực văn hóa tinh thần. Trung Quốc phải trở thành “Công xưởng văn hóa tư tưởng của thế giới”, đưa văn hóa Trung Quốc đến với thế giới, trở thành nước xuất khẩu văn hóa đứng đầu thế giới. Thống kê cho thấy, mỗi năm Trung Quốc nhập hơn một vạn loại sách, chiếm 10% - 15% thị trường giao dịch sách trong nước nhưng chỉ xuất khẩu được hơn 1000 loại sách ít ỏi, chiếm chưa đến 0.3% thị trường giao dịch sách của thế giới. Hiện tượng “nhập siêu văn hóa” này không thể được bù đắp bằng xuất siêu vật chất. Hiện nay các vùng trên khắp thế giới đều sử dụng sản phẩm vật chất của Trung Quốc, khi mà các vùng trên khắp thế giới đều sử dụng những sản phẩm văn hóa tinh thần của Trung Quốc, khi những sản phẩm văn hóa trên thị trường thế giới chủ yếu được “sản xuất ở Trung Quốc” thì đó là lúc thời đại văn hóa Trung Quốc đã đến.
Thế kỷ 21: văn hóa Trung Quốc lãnh đạo thế giới
Tháng 11 năm 2007, “Diễn đàn văn hóa chiến lược TrungHoa lần thứ nhất” đã được tổ chức tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh. Học giả Quý Tiện Lâm đã viết thư chúc mừng diễn đàn, ông nói: Trong cuốn “Thế kỷ 21: thời đại văn hóaphương Đông” tôi có viết: “Nhìn lại cả một thế kỷ, văn hóa Trung Quốc luôn chiếm địa vị lãnh đạo thế giới, đây là sựthay đổi của thời thế. Đến cuối triều Minh, văn hóa phương Tây được đưa vào thông qua Thiên Chúa giáo, đến nay đã được vài trăm năm, văn minh vật chất của chủ nghĩa tư bản phương Tây đã mang nhiều lợi ích lớn cho nhân loại, nhưng mặt khác cũng mang lại nhiều tai họa như ung thư, AIDS, khan hiếm nước ngọt, ô nhiễm môi trường, môi trường sinh thái bị phá hoại…Phải làm gì để ngăn chặn những điều này? Nhân loại cho đến nay lại chứng kiến sự thay đổi của thời thế, giống như cuộc chạy thi tiếp sức, trên cơ sở của văn hóa phương Tây, chúng ta tiếp lấy cái gậy văn hóa phương Tây vàdùng phương thức tư duy tổng hợp của văn hóa phương Đông để đi giải quyết những vẫn đề này.” Tôi còn viết “ Tôi cho rằng phương pháp phân tích siêu hình của phương Tây sắp hết thời và sẽ thay thế bằng phương pháp tổng hợp tổng thể mà phương Đông đang tìm tòi. Văn hóa phương Tây lấy phân tích làm cơ sở cũng suy yếu đi và thay vào đó là văn hóa phươngĐông lấy tổng hợp làm cơ sở. “Thay thế” không phải là “tiêu diệt”, mà là trên cơ sở nền tảng văn hóa mấy trăm năm lịch sử của phương Tây, dùng phương thức tư duy tổng hợp củaphương Đông, lấy văn hóa phương Đông làm chủ đạo, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Tây, đưa văn hóa nhân loại phát triển lên một giai đoạn cao hơn. Kiểu thay thế này sẽ được thấy trong thế kỷ 21. Thế kỷ 21 — thời đại văn hóa phương Đông, đây là quy luật khách quan không thể thay đổi bằng ước muốn chủ quan của con người”. Mong rằng những lời nói trên đây của tôi sẽ là lời chúc mừng “Diễn đàn văn hóa chiến lược Trung Hoa lần thứ nhất”.
Giấc mơ văn hóa, niềm tin văn hóa và dự đoán văn hóa của Quý Tiện Lâm chính là muốn nói: thế kỷ 21 là thời đạicủa văn hóa phương Đông, là thời đại văn hóa Trung Quốc chiếm địa vị lãnh đạo thế giới, sự xuất hiện của thời đại này là quy luật khách quan không thể thay đổi bằng ước muốn chủ quan của con người. Giống như một cuộc chạy tiếp sức, người Trung Quốc phải trên cơ sở văn hóa phương Tây để đưa tay đón lấy cây gậy này.
Kỳ sau: CHƯƠNG 4
LẤY TÍNH CÁCH TRUNG QUỐC ĐỂ XÂY DỰNG “VƯƠNG ĐẠO TRUNG QUỐC”