Nhìn ra thế giới

Quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Thái Dương

Khu vực Ấn Thái Dương - Indo-Pacific. Nguồn internet

     Ngày 23/6/2019 vừa qua, tại phiên bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 ở Bangkok, Thái Lan, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã công bố một tài liệu quan trọng: “Quan điểm của ASEAN về khu vực Ấn Thái Dương”(ASEAN Outlook on the Indo-Pacific/AOIP). Quan điểm chung của ASEAN đối với Ấn Thái Dương chính là nằm ở việc nhắc nhở tất cả các bên rằng ASEAN sẽ đượcduy trì như một yếu tố không thể bỏ qua trong bức tranh địa - kinh tế và địa - chiến lược của khu vực.

     Hẳn nhiên, vào thời điểm hiện nay, chưa ai có thể đoán chắc rằng, tài liệu quan trọng này đã làm vừa lòng tất cả các quốc gia ủng hộ hay không ủng hộ hoàn toàn đối với “Chiến lược Ấn Thái Dương” (Indo-Pacific Strategy/IPS) lần đầu tiên được đích thân Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tại Hội nghị APEC-25 ở Đà Nẵng (tháng 11/2017). Như đã biết, kể từ khi chiến lược “ẤnThái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) được đưa ra và Đối thoại an ninh 4 bên hay còn gọi là Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) được khôi phục vào cuối năm 2017, khái niệm ẤnThái Dương đã được đểcập nhiều trong các diễn ngôn về chínhtrị quốc tế cũng như các kết nối khu vực. Vớ ituyên bố nói trên, ASEAN cuố icùng đã đưa ra đánh giá của riêng mình đối với khái niệm này.

     “Indo-Pacific” của riêng mình

     Trong bối cảnh Mỹ - Trung đang dấn sâu vào cuộc chiến tranh thương mại chắcchắn còn kéo dài, Washington đã thay đổi tên của các đơn vị quân sự lớn nhất của mình từ “Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương” thành “Bộ Tư lệnh ẤnThái Dương”. Điều này khẳng định cam kết của Washington đối với cácchiều kích của chiến lược mới, vốn định hình và xác định không gian địa -chính trị xuyên suốt và trải dài từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đặt khái niệm “ẤnThái Dương tự dovà rộng mở” (FOIP) vào vị trí trung tâm trong chính sách đối với khu vực châu Á của Nhật Bản. Chính sách này tập trung vào việc thúc đẩy và thiết lập trật tự pháp luật, tự do hàng hải và tự do kinh tế thị trường, theo đuổi sự thịnh vượng kinh tế và đảm bảo hòa bình, ổn định.

     Bên cạnh đó, tại Đối thoại Shangri - La năm 2018, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã đưa ra 6 nguyên tắc chủ chốt đối với khu vực Ấn Thái Dương. Rồi nữa, với Sách trắng Ngoại giao công bố năm 2017, Australia đã đưa ra 74 điểm đối với khu vực ẤnThái Dương.Tuy nhiên, sự hăng hái, nhiệt tình của bốn nước này đối với một khái niệm Ấn Thái Dương mới vẫn chưa đi cùng với những cam kết về nguồn lực trong việc thực thi chiến lược đối với khu vực này.Vì vậy, việc ASEAN trì hoãn đưa ra quan điểm của mình đối với khái niệm này là hoàn toàn có thể hiểu được. Không có khái niệm nào trong những chiến lược mà Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đưa ra nêu trên giải quyết được toàn diện “yếu tố Trung Quốc”, mối quan hệ mà từng nước ASEAN nói riêng và toàn khối ASEAN nói chungmuốn chia sẻ với Trung Quốc. Việc chào đón bất kỳ chiến lược nào trong số bốn khái niệm trên đều có nghĩa là ASEAN sẽ có nguy cơ bị cho là “đang chọn bên”.

     Để không bị đặt vào tình thế bị gá ncho là “chọn bên”, ASEAN đã tìm cách tiếp cận ngoài bốn khái niệm này khi đưa ra quan điểm Ấn Thái Dương của riêng mình, một nỗ lực đạt được nhờ sự dẫn dắt của Indonesia. Quan điểm này là một giải pháp có tính ngoại giao, trong đó không khẳngđịnh là hỗ trợ hayphản đối những khái niệm và chiến lược đã có của các quốc gia trong Bộtứ. Tuy nhiên, để có được sự nhất trí của các nước thành viên ASEAN đối với một quan điểm chung như vậy không phải là điều dễ dàng.Theo mộtvài nguồn tin, Singapore là quốc gia nhiều tiềm năng trởthành “thànhviên bất đồng” trong quá trìnhthông qua một thỏa thuận đối với dự thảo quan điểm trên của ASEAN. Singapore tìm cách viết lại, chỉnh sửa một số câu chữ trong bản dự thảo và trong những nguyên tắc cốt lõi ban đầu của ASEAN liênquan tới tự do hàng hải và hàng không.

     Tuy vậy, trên thực tế cũng cần phải nói rõ rằng 3 thành viên khác của ASEAN (Campuchia, Malaysia và Philippines) cũng muốn được thực hiện quyền tương tự như Singapore trong việc đưa ra những điều chỉnh trong văn bản dự thảo trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN.Tuy nhiên, gợi ý của Singapore đối với việc tổ chức cuộc họp dự thảo của các quan chức cấp cao trước khi diễn ra Thượng đỉnh ASEAN-34 là một động thái hợp lý theo những điều chỉnh được 4 nước này đề xuất. Do vậy, cần phải nhìn nhận rằng Singapore không phải là một thành viên thiếu thiệnchí hoặc không có tính xây dựng, hoặc một mình một quan điểm giống như “kẻ phá bĩnh”.

     AOIP Hội tụ của hai góc nhìn

     Việc coi Ấn Thái Dương là một khái niệm của ASEAN có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất trong AOIP. Trong suốt năm 2018 và cho tới đầu năm 2019, thuật ngữ này vẫn là điểm gây nhiều tranh cãi nhất trong các cuộc tranh luận nội bộ của ASEAN. Một mối quan tâm chủ yếu là việc ASEAN tiếp nhận khái niệm “Ấn Thái Dương/Indo-Pacific” có thể được hiểu nhưlà sự xác nhận hay a dua theo FOIP, điều sẽ gây ra vấn đề kép với ASEAN.

     Thứ nhất, vẫn chưa rõ FOIP sẽ được thực thi như thế nào, nhất là trong phạm vi nhóm Bộ tứ. Như nhận xét của Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan, “cái được gọi là Ấn Thái Dương tự do và rộng mở (FOIP) vẫn chưa được định hình đủ rõ ràng” và “chúng tôi không bao giờ ký kết bất kỳ thứ gì, trừ phi biết chính xác ý nghĩa của nó”. Ngay cả trong số 4 nước thành viên Bộ tứ, dù có chung nền tảng là bảo vệ trật tự khu vực dựa trên các quy tắc và cùng chia sẻ các mối quan ngại chiến lược khi đối đầu với Trung Quốc, mỗi nước lại đưa ra những nhận định khác nhau về cách thức theo đuổi một FOIP trong chính sách đối ngoại của riêng họ. Đây có thể là một sự lựa chọn có chủ ý chứ không phải là sự thiếu phối hợp. Đặcbiệt là trong cách tiếp cận, khái niệm khu vực Ấn Thái Dương mang nhiều tính hậu hiện đại hơn so với tính hiện đại. Nó không chính thức, không được xác định hình thức hay định hướng và mang tính ngẫu nhiên.

     Thứ hai, thái độ miễn cưỡng trong việc tiếp nhận “Ấn Thái Dương” của các nước thành viên ASEAN trực tiếp nảy sinh từ mối quan ngại rằng việc tiếp nhận khái niệm này sẽ khiến Trung Quốc phật ý. Bắc Kinh vẫn chưa chấp nhận thuật ngữ này mặc dù “phần trên biển của ‘Vành đai và Con đường’ về cơ bản là ẤnThái Dương đặc sắc Trung Quốc”. Cho đến nay, Trung Quốc vẫn duy trì thái độ coi thường FOIP, với việc Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gọi đó là “đám bọt biển ở Thái Bình Dương hay Ấn Độ Dương, một khái niệm có thể nhận được sự chú ý nào đó nhưng rồisẽ sớm tan biến”. Tuy vậy, đằng sau thái độ coi thường côngkhai như vậy là tâmtrạng lo âu và quanngạithựcsự về chiến lược của Bắc Kinh đối với “Ấn Thái Dương” như một thuật ngữ “nặng mùi nghị trình của Mỹ nhằm xây dựng liên minh với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ (được gọi là Bộ tứ) về cơ bản là để kiềm chế Trung Quốc”. Khi xét tới sự nhạy cảm của Bắc Kinh đối với thuật ngữ “Ấn Thái Dương” và sự dè dặt của chính ASEAN đối với FOIP, giữa khái niệm Ấn Thái Dương của ASEAN với FOIP có mộtsự phân biệt định tính.

     Để có được sự khác biệt định tính dù tiếp nhận cùng một tên gọi, AOIP hướng sự chú ý từ cạnh tranh chiến lược sang chú trọng hợp tác kinh tế. Nói cách khác, ASEAN muốn vượt qua, đồng thời tận dụng, động lực cạnh tranh nước lớn thông qua cách tiếp cận định hướng phát triển. Cách tiếp cận này chú trọng sự hợp tác cùng có lợi vì một “khu vực Ấn Thái Dương phát triển và thịnh vượng cho tất cả”. Một mặt, ASEAN công nhận mối quan hệ an ninh - kinh tế trong cuộc tranh luận đang tiếp diễn trong khu vực; đó là đằng sau mỗi sáng kiến kinh tế chủ chốt của các nước lớn là những động lực hoặc hàm ý chiến lược, dù về thương mại hay tính kết nối. Mặt khác, ASEAN tìm cách nói giảm nhẹ về phương diện chiến lược - an ninh và tập trung vào hợp tác phát triển kinh tế trên thực tế.

     Điều quan trọng là AOIP (củaASEAN) không coi sự kết hợp giữa châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như là một cấu trúc địa lý đơn nhất. Đây là vấn đề thực tế, khi xét tới tính đa dạng trên phạm vi rộng về địa hình, dân tộc, lịch sử, các hình thái xã hội - văn hóa và quan hệ quốc tế trải rộng khắp hai đại dương này. Thay vào đó, AOIP nhìn nhận sự hội tụ giữa hai khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương từ hai góc nhìn - (i) một khu vực hội nhập và kết nối kinh tế năng động, và (ii) một không gian biển liền mạch.

     Vai trò trung tâm của ASEAN

     Góc nhìn hội nhập và kết nối kinh tế nhắm tới việc hiện thực hóa những tiềm năng kinh tế từ sự chắp vá các thỏa thuận thương mại tự do hiện có hoặc đang được đàm phán, trong đó có RCEP. Chúng bao gồm “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) do Trung Quốc dẫn dắt, Quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng do Nhật Bản dẫn dắt, Tập đoàn tài chính phát triển quốc tế Mỹ, Ngân hàng phát triển châu Á, Ngân hàng phát triển cơ sở hạ tầng châu Á, Kế hoạch tổng thể về kết nối ASEAN và Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, cùng nhiều sáng kiến khác.Góc nhìn này giải thích sự chú trọng vào tính kết nối như một lĩnh vực hợp tác quan trọng trong khuôn khổ AOIP. Nó cũng minh họa cho cách tiếp cận vị lợi nói trên nhằm tìm cách tận dụng sự cạnh tranh giữa các sáng kiến cơ sở hạ tầng của các nước lớn, và đồng thời lảng tránh cuộc tranh luận nhị phân về địa -chính trị trong phát triển cơ sở hạ tầng, lấy BRI ra so với Quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng chất lượng chẳng hạn. Thay vì lựa chọn một trong hai, quan điểm bao trùm của ASEAN coi trọng việc “kết nối các khả năng liên kết”, tức là xây dựng cầu nối và sự hiệp lực giữa các sáng kiến kết nối khác nhau trong khu vực Ấn TháiDương. Điều này có ý nghĩa về mặt kinh tế.

     Quan điểm thứ hai nhìn nhận Ấn Thái Dương như một không gian biển liền mạch, do đó tầm quan trọng của nó gắn liền với “lĩnh vực hàng hải và triển vọng trong cấu trúc khu vực đang phát triển”. Hợp tác hàng hải là một trong ba lĩnh vực hợp tác chủ chốt của AOIP, cùng với khả năng kết nối và các mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, AOIP không đề cập đến Ấn TháiDương như “một vũ đài địa -chính trị đơn nhất”, một thuật ngữ mang những hàm ý quân sự công khai. Cảm giác thận trọng này bộc lộ rõ trong các vấn đề cụ thể được liệt kê theo phạm vi hợp tác hàng hải trong AOIP. Những mối quan ngại an ninh truyền thống (các tranh chấp biển chưa được giải quyết và quyền tự do hàng hải và hàng không) không gây được ấn tượng so với một loạt các vấn đề kinh tế và hàng hải thiết thực, trong đó có việc khai thác quá mức các nguồn lực trên biển, ô nhiễm biển, tội phạm xuyên quốc gia trên biển, khả năng kết nối trên biển và nền kinh tế xanh, và hợp tác khoa học biển.

     Cách tiếp cận định hướng phát triển này nhìn nhận Ấn Thái Dương là một cấu trúc kinh tế gắn với khả năng kết nối hơn là một hiện tượng do an ninh thúc đẩy này giúp đưa ra một quan điểm trung lập và vô thưởng vô phạt về ẤnThái Dương của ASEAN - một quan điểm không được sử dụng để đối đầu hay kiềm chế bất kỳ nước nào khác. Thông điệp này chủ yếu có ý nghĩa đối với Trung Quốc, vì ác cảm của đạiquốc này đối với thuật ngữ “Ấn Thái Dương” đã được các nước ASEAN khắc sâu, vì Bắc Kinh tin rằng chiến lược Ấn TháiDương củaBộ tứ là nhằm mục đích kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

     Quan điểm nói trên đã thiết lập một vị thế ASEAN trong khu vực Ấn Thái Dương. Đây là quan điểm mang tính“phòng thủ”, đảm bảo ASEAN có được một bộ khung của riêng mình, độc lập với các chính sách chiến lược của các cường quốc. Điều này cho thấy ASEAN tiếp tục sẽ đóng vai trò là trung tâm trong việc định hình, hướng lái trật tự khu vực đang thay đổi.Quan điểm rõ ràng của ASEAN về Ấn Thái Dương là không nhằm mục tiêu tạo ra những cơ chế mới, quan trọng hơn nó là một quan điểm nhằm đạt mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, hỗ trợ và ủng hộ tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN. Tuy nhiên, trọng trách đặt lên vai khối ASEAN là việc làm thế nào để nguyên tắc này đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh khu vực và sự linh động quyền lực của các nước lớn hơn sẽ được chuyển thành các sáng kiến có tính thực tế và khả thi.

     ASEAN cũng cần suy tính lại các kế hoạch nhằm duy trì và củng cố vai trò trung tâm của mình. Điều này đòi hỏi các thành viên phải chủ động và tích cực trong việc tạo ra đồng thời kiểm soát một trật tự mới, hơn là lưu luyến, gắn chặt với mối bận tâm duy nhất của họ là “hợp tác khu vực”. Tuy vậy, vẫn có những nghi ngại nếu các thành viên có các mong muốn chính trị và động lực để vượt ra ngoài khuôn khổ “gia đình an toàn” của các tiến trình do ASEAN dẫn dắt vốn luôn xoay quanh hợp tác có tính chức năng.Quan điểm chung của ASEAN về ẤnThái Dương cũng đồng thời xoay quanh việc xác định phạm vi và thông số địa lý của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều này chứng tỏ cần phải tiếp tục bàn thảo thêm nữa khi mà các thách thức ngày càng lớn hơn khi hợp tác với các đối tác tiềm năng mà không biết rõ họ là ai. Ngay cả khi phạm vi địa lý của ASEAN đối với khu vực Ấn Thái Dương không mở rộng xa như các đường biên giới được vạch ra trong quan điểm của Nhật Bản, ASEAN cũng cần phải cân bằng, định hướng lại ống kính chiến lược của mình và thu nạp, mở rộng tới các quốc gia tiểu lục địa Nam Á.

     Tóm lại, giá trị quan điểm chung của ASEAN đối với khuvực Ấn Thái Dương chính là nằm ở việc nhắc nhở tất cả các bên rằng, ASEAN sẽ duy trì nhưlà một yếu tố không thể bỏ qua trong bức tranh địa - kinh tế và địa - chiến lược của khu vực. Những khác biệt và thách thức sẽ càng mở rộng nếu một cấu trúc khu vực mới dành cho các quốc gia trong khu vực ẤnThái Dương không có sự ủng hộ và tham gia tíchcực của ASEAN./.

Tài liệu tham khảo

https://www.washingtonpost.com/news/theworldpost/wp/2017/11/14/trump-asia-trip/?noredirect=on&utm_term=.8ec88c0db73b

https://thediplomat.com/2019/07/aseans-indo-pacific-concept-and-the-great-power-challenge/

http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-asean/7220-quan-diem-cua-asean-ve-an-do-duong-thai-binh-duong

 

 

 

 
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441467

Hôm nay

2184

Hôm qua

2283

Tuần này

21371

Tháng này

216641

Tháng qua

112676

Tất cả

114441467