Nhìn ra thế giới

Thương chiến Mỹ - Trung: “ĐÀM THÌ ĐÀM, CHIẾN THÌ CHIẾN”

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào đầu cuộc họp song phương tại Hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản, ngày 29/6/2019. Nguồn ảnh internet

     Cuộc thương chiến Mỹ - Trung đang tác động đến thương mại, hàng hóa, thị trường và người tiêu dùng ở cả hai nước. Mức thuế 10% mà Tổng thống Trump vừa công bố cuối tuần qua đã làm rung chuyển thị trường tài chính, trong khi trước đó cả Washington lẫn Bắc Kinh đều mô tả, các cuộc đàm phán ở Thượng Hải là mang tính xây dựng. Mỹ và Trung Quốc cũng đã lên kế hoạch cho một vòng đàm phán khác vào tháng 9/2019. Tại Phố Wall, chỉ số cổ phiếu Dow Jones giảm mạnh, trượt khoảng 1% và thị trường châu Á cũng đi xuống trong các giao dịch cuối tuần.

     Cuối tuần trước 03/8/2019, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn nói rằng mọi chuyện đang diễn tiến tốt đẹp với Trung Quốc, khẳng định người tiêu dùng Mỹ không trả thuế nhập khẩu mà ông đã áp đặt lên hàng hóa từ Trung Quốc, mặc dù các nhà kinh tế nói rằng người Mỹ đang chịu khoản tiền này.“Mọi chuyện đang diễn tiến rất tốt đẹp với Trung Quốc. Họ đang trả cho chúng ta hàng chục tỉ đôla, được thực hiện bằng cách phá giá tiền tệ của họ và bơm một lượng tiền lớn để giữ cho hệ thống của họ hoạt động. Cho đến nay người tiêu dùng của chúng ta không phải trả gì hết và chúng ta không có lạm phát. Không có sự giúp đỡ từ Fed!” ông Trump nói trên Twitter. Ông cũng tuyên bố rằng, các nước đang yêu cầu đàm phán “các thỏa thuận thương mại thậ tsự”, và nói rằng, “cácnước đều không muốn bị Mỹ nhắm mục tiêu áp thuế quan”.

Trung Quốc sẵn sàng nghênh chiến

     Trước đó, ngày 01/8/2019, Tổng thống Trump đột ngột quyết định áp thuế quan 10% lên 300 tỉ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc, gây choáng váng cho các thị trường tài chính và chấm dứt hưu chiến thương mại kéo dài một tháng.Thuế quan nhằm làm cho hàng hóa nước ngoài đắt hơn để thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước, trừ phi các nhà xuất khẩu quốc tế giảm giá. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đang giảm giá để ứng phó với thuế quan của ông Trump. Một nghiên cứu được công bố bởi Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBE) vào tháng 3/2019 cho thấy tất cả các chi phí từ thuế quan áp đặt trong năm 2018 đã được chuyển sang cho người tiêu dùng Mỹ. Chỉ sau quyết định của Trump một hôm, ngày 02/8/2019, Trung Quốc phản pháo, tuyên bố sẵn sàng "nghênh chiến", đấu tranh chống lại Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.Tân đại sứ của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, ông Trương Quân, nói Bắc Kinh sẽ thực hiện các biện pháp đối phó cần thiết, để bảo vệ quyền lợi của mình và mô tả thẳng thừng rằng hành động của ông Trump là một hành động phi lý, vô trách nhiệm."Quan điểm của Trung Quốc rất rõ ràng rằng nếu Mỹ muốn đàm, thì chúng tôi sẽ đàm, nếu họ muốn chiến, thì chúng tôi sẽ chiến", nhà ngoại giao của Trung Quốc nói với các phóng viên ở New York.

     Cùng thời điểm nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung QuốcHoa Xuân Oánh, cũngnhấn mạnh, nước này sẽ không nhượng bộ “một linào” trước Hoa Kỳ. Hôm 02/8, bà Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc đang kiên định lập trường của mình trong cuộc tranh cãi thuế quan kéo dài 13 tháng với Hoa Kỳ. "Chúng tôi không chấp nhận bất cứ áp lực, đe dọa, hăm dọa tối đa nào", bà Hoa Xuân Oánh tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh."Trên những vấn đề chính có tính nguyên tắc, chúng tôi sẽ không nhượng bộ một li", bà cho hay và nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ "từ bỏ ảo tưởng của mình" và quay trở lại đàm phán dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng tương liên. Theo các nhà phân tích, các biện pháp trả đũa của Trung Quốc có thể bao gồm thuế quan, cấm xuất khẩu đất hiếm được sử dụng trong mọi thứ, từ thiết bị quân sự đến điện tử tiêu dùng và hình phạt đối với các công ty Mỹ ở Trung Quốc.

     Trước đó, Tổng thống Trump nói Trung Quốc còn phải làm rất nhiều để xoay chuyển mọi thứ trong các cuộc đàm phán thương mại và ông lặp lại một mối đe dọa trước đó là Mỹ sẽ tăng thuế quan đáng kể nếu Trung Quốc không làm như vậy. "Chúng ta không thể qua loa rồi làm một thỏa thuận bình đẳng với Trung Quốc. Chúng ta phải hành động và thực hiện một thỏa thuận tốt hơn với họ", ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ đã làm choáng váng thị trường tài chính hôm 01/8, khi nói rằng ông có kế hoạch đánh thuế bổ sung bắt đầu từ ngày 01/9/2019, đánh dấu một kết thúc bất ngờ cho một thỏa thuận ngừng chiến trong cuộc thương chiến kéo dài một năm giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà đã làm chậm lại tăng trưởng toàn cầu và làm gián đoạn các chuỗi cung ứng toàn cầu.

     Nhưng dữ liệu mới nhất cũng cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ đã giảm 0,3% trong tháng 6/2019 xuống còn 55,2 tỷ USD trong một dấu hiệu cho thấy các chính sách thuế quan của ông Trump đang hạn chế các dòng đối lưu thương mại. Thâm hụt thương mại hàng hóa với Trung Quốc đã giảm 0,8% xuống còn 30 tỷ USD với nhập khẩu của Trung Quốc giảm 0,7% và xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc không thay đổi. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã thông báo với Tổng thống Trump vào đầu tuần này về cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với các quan chức Trung Quốc kể từ khi ông Trump gặp ông Tập Cận Bình tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vào cuối tháng 6/2019, với hai bên đồng ý "đình chiến" trong cuộc chiến thương mại đã kéo dài trên một năm qua.Các cuộc đàm phán trước đó đã sụp đổ vào tháng Năm, khi các quan chức Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc không giữ các cam kết trước đó, hãng tin Anh cho hay.

     Cả hai nền kinh tế đều trả giá

     Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang làm mất công ăn việc làm và làm cho giá cả đắt đỏ ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương. Sherrill Mosee, một trong rất nhiều người đã bị cuốn vào cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, than thở: "Tôi đã cố gắng xây dựng và phát triển doanh nghiệp của mình từ năm này qua năm khác. Thế rồi cuộc chiến thương mại xảy ra.". Bà Mosee là người sáng lập hãng túi xách và ba lô Minkee Blue, có trụ sở tại Philadelphia nhưng sản xuất tại Trung Quốc và sau đó nhập vào Mỹ. Đây là một trong những công ty khổng lồ - từ các nhà sản xuất giày đến các công ty hóa chất và nhà cung cấp công nghệ - đang phải đối mặt với tác động của cuộc chiến thương mại tạo nhiều bầm dập giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Bà Mosee cũng phải chứng kiến thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm của mình tăng hơn hai lần trong vài tháng qua. Bà Mosee đối mặt mức thuế tăng gấp đôi với những chiếc túi mà cô nhập từ Trung Quốc.Bà Mosee nói rằng thuế nhập khẩu đối với túi xách của bà "vốn đã cao" ở mức 17,6% trước khi cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung bắt đầu, hiện con số này là 42,6%.

     Các nhà đàm phán thương mại hàng đầu từ Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau tại Thượng Hải trong tuần qua, kết thúc các cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ tháng 5/2019. Nhưng các cuộc họp rất ngắn gọn đã không đưa ra được giải pháp tức thời nào. Cả hai bên đã áp đặt thuế lên hàng tỷ đô la hàng hóa của nhau, dẫn đến chi phí cao hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để đưa sản phẩm của mình vào Mỹ, mức thuế đó phải được thanh toán tại biên giới. Bà Mosee nói rằng bà phải "vật lộn để có thêm tiền" trả cho các khoản thuế hơn, bao gồm cả việc đi vay. "Là một doanh nghiệp nhỏ, tài chính của tôi vốn đã eo hẹp. Tôi phải tìm ra cách xoay xở tiền để vận hành doanh nghiệp. Tất cả chúng ta đều phải trả giá cho cuộc chiến thương mại này, không chỉ Trung Quốc", bà nói. Bà Mosee đã phải tăng giá một số túi khoảng 25% để bù đắp tác động của thuế nhập khẩu cao hơn.Những việc tăng giá đó có nghĩa là khách hàng của bà Mosee, những người mua trực tuyến từ các quốc gia như Vương quốc Anh, Dubai, Canada và Úc, đang ngàycàng cảm thấy tác động của cuộc chiến thương mại.

     Để tránh mức thuế cao, một số công ty đang chọn cách rời khỏi Trung Quốc.Một cuộc khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc và Thượng Hải cho thấy 40% số người được hỏi đang xem xét chuyển đổi hoặc đã chuyển cơ sở sản xuất Trung Quốc của họ, chủ yếu sang Đông Nam Á. Một công ty cũng phải rút việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc là công ty bán túi xách và phụ kiện du lịch khác của Mỹ, Litegear. Các sản phẩm của hãng này, hầu hết được làm từ chai nhựa tái chế, trước đây đều được sản xuất tại Trung Quốc. Khi thuế quan đối với một số hàng hóa tăng 10% vào tháng 12 năm ngoái, Giám đốc điều hành Magi Raible đã dự đoán tình trạng này có thể kéo dài và đã nhanh chóng chuyển một số công việc sản xuất từ Trung Quốc sang Campuchia. Sau đó, mức thuế đã tăng thêm 15%. Giờ khoảng một nửa sản phẩm của hãng Litegear - chủ yếu là các phụ kiện nhỏ hơn - được sản xuất tại nước nằm trong vùng Đông Nam Á. Phần còn lại vẫn được sản xuất tại Trung Quốc. Ngay cả khi hành động nhanh chóng như vậy, sản suất cũng bị gián đoạn một thời gian, tổng thể việc tăng thuế đã khiến lợi nhuận của Litegear giảm tới 15%.

     "Quá trình chuyển đổi là một con đường dốc rất cao", bà Raible nói. Việc sáp nhập với một công ty bán hành lý theo kế hoạch trước đó phải bị loại bỏ vì đối tác tiềm năng của Litegear không thể chịu được chi phí cao hơn, hoặc chuyển giá thành cao đó cho người tiêu dùng.Giám đốc điều hành của Litegear Magi Raible nói rằng bà thấy như chính mình đang chiến đấu trong cuộc chiến thuế quan:"Công ty đối tác đó đã phải đóng cửa và tôi mất cơ hội để tăng gấp đôi quy mô kinh doanh của Litegear. Điều đó thực sự khủng khiếp đối với chúng tôi", "Tôi đang chiến đấu với cuộc thương chiến này và tôi đang điều chỉnh, nhưng điều đó có nghĩa là phải cho một số công nhân nghỉ việc, tạm dừng việc phát triển doanh nghiệp và lợi nhuận bị giảm.".Bà Raible không phản đối mục đích chung là thúc ép Trung Quốc phải sửa đổi các hoạt động giao dịch nhưng không hài lòng với chiến lược hiện tại, bà cảm thấy rằng cách tiếp cận ấy đang làm tổn thương người Mỹ nhiều hơn là giúp cho người Mỹ.

     Ngay cả đối với các công ty ở bên ngoài Trung Quốc, hiệu ứng gợn sóng đang bắt đầu được một số người cảm nhận, chẳng hạn các nhà sản xuất chất bán dẫn ở Singapore.Singapore là một trung tâm của ngành công nghiệp, sản xuất các vi mạch được sử dụng trong một loạt các thiết bị điện tử, nhiều thiết bị được sản xuất tại Trung Quốc. Kết quả là, lĩnh vực này đang cảm thấy hậu quả của việc áp thuế. Giám đốc điều hành của Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Singapore Ang Wee Seng cho biết: "Căng thẳng thương mại đã bắt đầu tác động trực tiếp đến doanh nghiệp ở đây và khu vực là điều ai cũng thấy". Ông nói: "Toàn cầu bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại này". Thêm vào đó việc Washington bỏ công ty viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc vào danh sách những công ty không được hợp tác cũng đã ngăn chặn hoạt động kinh doanh.Ông nói rằng các cuộc họp gần đây với các nhà sản xuất chip ở Singapore cho thấy công ăn việc làm trong lĩnh vực này đang bị ảnh hưởng: "Mỗi công ty đều ngừng tuyển nhân viên và nếu mướn người thì họ đang tuyển dụng ở dạng rất chọn lọc". Ông cho biết: "Đó là một dấu hiệu cho thấy đã có một sự chậm lại trên thị trường"./.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114442909

Hôm nay

2105

Hôm qua

2318

Tuần này

2722

Tháng này

218083

Tháng qua

112676

Tất cả

114442909