Nhìn ra thế giới

Chiến tranh thuế quan Mỹ - Trung: Bên nào sẽ xuống nước trước?

 

Hai nhà lãnh đạo Trung - Mỹ đã đồng ý ngưng chiến thương mại tại cuộc gặp ở Osaka hồi cuối

tháng 6 /2019. Nguồn internet

Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang với cường độ mới, đẩy cả hai nước vào tình trạng khó khăn và gia tăng áp lực khiến hai bên phải tìm lối thoát. Trong bối cảnh biết Trung Quốc gặp nhiều áp lực hơn Mỹ nên Tổng thống Trump còn ra lời “hiệu triệu” các hãng xưởng Mỹ hiện đang làm ăn ở Trung Quốc hãy quay trở về Mỹ, một động thái mà nếu thật sự xảy ra sẽ khiến Trung Quốc điêu đứng.

Cuối tháng 8/2019, ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế lên 75 tỷ đô la giá trị hàng hóa Mỹ, Tổng thống Mỹ Donald Trump loan báo sẽ đẩy thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc lên thêm một mức nữa: từ 25% lên 30% đối với 250 tỷ đô la giá trị hàng đã đánh thuế từ trước, và từ 10% lên 15% đối với 300 tỷ đô la giá trị hàng sẽ đánh thuế bắt đầu từ tháng 9. Tiến sỹ Đinh Trường Hinh, cựu kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới hiện đang sống ở tiểu bang Virginia (Hoa Kỳ), nhận định rằng quyết định tăng thuế của Tổng thống Trump hồi cuối tháng 8/2019 cho thấy ông Trump đánh giá việc Trung Quốcphản pháo bằng cách đánh thuế là rất nghiêm trọng.

Bước leo thang nghiêm trọng

“Cho đến nay Mỹ chỉ đánh thuế vào hàng trung gian (nguyên liệu, thiết bị dùng để sản xuất) của Trung Quốc nhưng vòng đánh thuế mới nhất vào ngày 23/8 sẽ ảnh hưởng đến các mặt hàng bán lẻ, từ điện thoại, điện tử cho đến hàng may mặc”, TS. Hinh giải thích và cho rằng lâu nay ông Trump ngại ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của người dân Mỹ, nhưng hành động của Trung Quốc khiến ông thay đổi thái độ .Khi được hỏi, khi Bắc Kinh tung đòn thuế vào 75 tỷ đô la hàng hóa thì họ có dự trù phản ứng trả đũa của ông Trump và do đó đã có sẵn sự chuẩn bị hay không, TS. Hinh cho biết, ông không nghĩ rằng Trung Quốc đoán trước ông Trump đi đến mức làm tới như vậy. Nhà kinh tế này nói rằng nếu cuộc chiến tranh thương mại này tiếp tục với mức độ như hiệnnay thì Trung Quốc sẽ là bên thiệt hại nhiều hơn.

Tiến sỹ Đinh Trường Hinh đưa ra các dẫn chứng là đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã xuống giá qua mức 7 (hơn 7 nhân dân tệ đổi 1 đô la Mỹ) - điều này sẽ khiến người dân Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài, tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã hạ xuống 3% (mặc dù con số công bố chính thức là 6%), đầu tư tài sản cố định trong 6 tháng đầu năm nay chỉ tăng 3% so với mức 30% trong các năm 2010 và 2011 và trong quý vừa rồi Trung Quốc phải tung ra gói kích thích kinh tế 300 tỷ đô la. Các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng gánh chịu một phần thuế quan chứ không để các nhà nhập khẩu Mỹ và nhất là người tiêu dùng Mỹ gánh hết. “Trên thế giới lúc này không có nước nào thay thế được Mỹ trong việc tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc,” TS. Hinh giải thích: “Nếu hàng hóa Trung Quốc mà tăng giá thì người tiêu dùng Mỹ ngoài việc phải trả tiền cao hơn thì họ có thể giảm bớt tiêu dùng. Số hàng Trung Quốc còn lại sẽ bán ở đâu? Ngay cả các nước OECD cũng không có nước nào tăng trưởng cao hơn”.

Do đó, các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ cố gắng để người tiêu dùng Mỹ không bị thiệt hại nhiều vì họ sẽ bị mất thị phần.“Trung Quốc đang gặp khó khăn mặc dù bên ngoài giữ thái độ cứng rắn nhưng về lâu dài để giữ vững thành quả kinh tế thì Trung Quốc rồi cũng sẽ êm,” TS. Hinh phân tích.Ông cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp nhiều áp lực nếu kinh tế không tăng trưởng, người dân mất công ăn việc làm. Khi đó, lãnh đạo sẽ phải đối mặt bằng cách này hay cách khác. Về vấn đề đánh thuế tăng cường như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào đến sức mua của người dân Mỹ, ông Hinh nói rằng con số 540 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc dù rất lớn nhưng không là gì (khoảng 3%) so với 20.000 tỷ đô la quy mô kinh tế Mỹ. “Dù không giao dịch mua bán gì với Trung Quốc thì Mỹ vẫn sống,” ông Hinh nhắc lại lời ông Donald Trump. Tuy nhiên, về khả năng người dân Mỹ thắt chặt chi tiêu nói chung chứ không phải chỉ riêng đối với hàng Trung Quốc do tâm lý lo ngại lạm phát.

TS. Hinh giải thích rằng kinh tế Mỹ sau gần 10 năm tăng trưởng với tốc độ cao sắp sửa bước vào suy thoái theo chu kỳ và cuộc chiến thương mại sẽ đẩy suy thoái đến sớm hơn. Thuế quan có thể làm cho lạm phát tăng lên, vì giá cả hàng hóa mọi thứ sẽ tăng bên cạnh các công ty sẽ giảm đầu tư mở rộng sản xuất làm cho suy thoái đến nhanh hơn. Về tác động của cuộc chiến thương mại đối với cơ hội của ông Trump trong kỳ bầu cử Tổng thống sắp tới, nhất là nếu cho đến khi đó Trung Quốc vẫn không có bất kỳ nhượng bộ nào đối với các yêu sách chủ chốt, dưluận ở Mỹ cho rằng không ảnh hưởng gì nhiều. Tổng thốngTrump có những người ủng hộ đi theo rất trung thành, nông dân ở Mỹ (đối tượng bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thuế quan của Trung Quốc) vẫn ủng hộ ông. Nếu ông Trump có thất cử thì không phải là do chiến tranh thương mại mà có thể là những vấnđề khác.

Thời gian đangủng hộ ai?

Khi được hỏi với áp lực kinh tế suy thoái và thời gian tranh cử gần kề như thế mà vẫn chưa có được thỏa thuận thương mại thì có phải thời gian đang không đứng về phía chính quyền của ông Trump hay không, TS. ĐinhTrườngHinh cho rằng cả hai phía Mỹ - Trung mỗi bên đều có áp lực riêng. “Ông Trump bị áp lực bầu cử là chính, vì vậy ông mới liên tục yêu cầu Quỹ Dự trữ Liên bang (FED) giảm lãi suất để thúc đẩy tăng trưởng và kéo kinh tế Mỹ khỏi nguy cơ suy thoái. Ông cũng có thể tung ra gói kích thích bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nếu làm được như vậy thì có thể giúp Mỹ đẩy lùi suy thoái trong vòng vài năm nữa. Khi đó Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nhiều hơn.

Nhiều nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc đang chơi chiến thuật câu giờ nhằm đợi cho đến kỳ bầu cử năm 2020 cho nên họ không tích cực đàm phán tìm giải pháp cho cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên, TS. Hinh cho rằng Trung Quốc cần cân nhắc lợi hại khi áp dụng chiến thuật ‘wait out’ (tức là chờ đợi) này. Có thể sẽ có người khác tốt hơn (ông Trump) để đàm phán, nhưng nếu ông Trump tái đắc cử thì mọi việc sẽ khó khăn hơn đối với BắcKinh. Trong nỗ lực gâysức ép đối với Trung Quốc đàm phán đạt thỏa thuận, mới đây nhất, hôm 03/9, ông Trump đã cảnh báo trên Twitter rằng Trung Quốc không nên kéo dài đàm phán với hy vọng chờ cho ông thất cử.

Ông Hinh cũng thừa nhận là khả năng hai nước đạt được thỏa thuận là ‘không cao’.“Lãnh đạo Trung Quốc có thể nghĩ là người dân nước họ đã chịu đựng khổ cực quen rồi nên để chịu đựng thêm một chút nữa (cho đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ) cũng không sao,” ông phân tích. “Còn người Mỹ không thể làm được. Xưa nay người Mỹ vẫn quen sống sung sướng rồi (nên không thể chịu đựng lâu dài được).” Trong khi đó, mặc dù xét về tổng thể sức mạnh thì Mỹ có ưu thế hơn Trung Quốc để ít bị ảnh hưởng hơn trong cuộc chiến thương mại này, ông Hinh nói, nhưng ‘Trung Quốc hơn Mỹ về thủ đoạn, biện pháp’.“Họ có thể dùng cách tuyên truyền để trên dưới người dân Trung Quốc một lòng chịu đựng trong khi ở Mỹ có nhiều ý kiến khác nhau,” ông giải thích.

Tuy nhiên, vào lúc này, để Mỹ có cái gì đó trong tay, ông Hinh cho rằng thỏa thuận mà hai phía có thể đàm phán ‘không nhất thiết phải đáp ứng toàn bộ’ những yêu cầu của Mỹ đưa ra, bao gồm giảm thâm hụt thương mại, giảm trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước và đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ.“Tôi chắc là Mỹ không thể đòi Trung Quốc đáp ứng tất cả các yêu cầu của họ,” ông giải thích và cho rằng nếu không thể đòi Bắc Kinh đáp ứng được hoàn toàn thì Mỹ có thể giảm yêu cầu một nửa hoặc là ‘chỉ cần có tiến triển’ trên ba vấn đề trên. Tuy nhiên, ông cũng nói ông không nghĩ từ nay cho đến bầu cử vào năm 2020 ‘Trung Quốc sẽ tiếp tục giữ thái độ cứng rắn như vậy’.“Vừa qua họ đã không nói gì đến đánh thuế đáp lại Trump sau ngày 23/8 vừa qua,” ông chỉ ra. “Họ bắt đầu biết là không thể cứng rắn mãi được.” Khi được hỏi thuế quan có phải là cách làm hay vì sau một năm qua biện pháp này không đạt được mục tiêu như ông Trump mong muốn là ép Trung Quốc nhượng bộ, ông Hinh nói: “Cái khó là Mỹ không có cách nào để ép buộc Trung Quốc ngoài cách tăng thuế. Dù sao thì thuế quan vẫn tốt hơn các cách làm khác như quota (hạn ngạch), vẫn tốt hơn là không làm gì hết vì khi đó mỗi năm Mỹ càng mất tiền cho Trung Quốc.”

Liệu ông Trump có tiếp tục leo thang cuộc chiến thương mại để ép buộc Trung Quốc đàm phán thật sự hay không? Tiến sĩ Hinh cho rằng ‘khả năng đó thấp’.Thay vào đó, ông nói, nếu Bắc Kinh vẫn không nhượng bộ thì ông Trump sẽ vẫn giữ vững cường độ như hiện nay, nhưng cũng sẽ không thoái lui bất chấp cuộc bầu cử đang tới gần. Ngoài ra, ông Trump có thể sử dụng các công cụ khác ngoài thuế quan như áp dụng các biện pháp trừng phạt giống như với Iran, ví dụ loại các ngân hàng Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán bằng đô la Mỹ hay đóng băng tài sản các công ty nhà nước, v.v… Khi đó Trung Quốc không có cách nào khác là chấp nhận các yêu sách của Mỹ. Tiến sĩ Hinh lưu ý rằng, mặc dù Trung Quốc có thể thắt chặt việc các công ty Mỹ kinh doanh tại Trung Quốc nhưng không thể bán sốtrái phiếu Mỹ mà họ đang nắm giữ để trả đũa.

“Canh bạc” sau áp thuế

TổngthốngDonald Trump nghĩ rằng kinh tế Mỹ mạnh hơn nên Trung Quốc sẽ nhượng bộ, còn Bắc Kinh thì tựtin là nước này chịu đựng được.Sau khi Trung Quốc tuyên bố áp thuế lên hàng Mỹ tháng trước, Trump rất tức giận và muốn nâng gấp đôi thuế nhập khẩu để đáp trả. Ngày 23/8, Trung Quốc thông báo áp thuế nhập khẩu lên 75 tỷ USD sản phẩm từ Mỹ để đáp trả đòn thuế trước đó của Washington. CNBC trích lời các nguồn tin thân cận cho biết phản ứng đầu tiên của Tổng thống khi biết tin này là đề xuất với các cố vấn nâng gấp đôi thuế hiện hành. Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer sau đó đã đề nghị nhiều CEO gọi điện cho Tổng thống và cảnh báo ông về hậu quả của động thái này lên thị trường chứng khoán cũng như cả nền kinh tế. Cuối cùng, Trump quyết định chỉ nâng thêm 5% với khoảng 550 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Thuế mới của cả Mỹ và Trung Quốc đều có hiệu lực từ ngày 01/9. Hôm 02/9, Trung Quốc kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vì bị áp thuế nhập khẩu. Hôm 03/9, Trump viết trên trang cá nhân rằng ông có thể hành động mạnh tay hơn với các chính sách thương mại của Trung Quốc, nếu tái đắc cử năm tới mà hai nước vẫn chưa đạt thỏa thuận. Hơn một năm qua, Trump liên tục áp thuế Trung Quốc để buộc nước này thay đổi các chính sách mà ông gọi là bất công. Mỹ và Trung Quốc dự định đàm phán trong tháng này. Dù vậy, chưa bên nào công bố thời gian cụ thể. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng ngày càng bi quan về khả năng đạt được thỏa thuận toàn diện với ông Trump, do phong cách đàm phán thất thường của ông cũng như các lời đe dọa mới được đưa ra chỉ một tuần trước. Đó là lý do Bắc Kinh không có dấu hiệu lùi bước.

Vấn đề đặt ra là, nếu cuộc chiến thương mại gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế Trung Quốc thì thế giới sẽ mất đi động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong những năm gần đây. Một cuộc xung đột thuế quan kéo dài cũng có thể buộc các công ty Mỹ thậm chí phải tìm những nơi khác để xây nhà máy. Đây có thể là quá trình phức tạp và tốn kém, làm giảm năng suất của họ trong nhiều năm tới. Cả hai bên đang xem xét các giải pháp để giúp doanh nghiệp của mình chịu đựng cuộc chiến. Ông Trump đã tăng cường viện trợ cho nông dân và dự tính cắt giảm thuế. Chính phủ Trung Quốc thì nhờ kiểm soát chặt chẽ nền kinh tế nên có nhiều lựa chọn hơn, bao gồm "làm ngập hệ thống tài chính bằng tiền" hoặc tăng cường chi tiêu của chính phủ. Hôm 03/9, chính quyền Trung Quốc đã công bố các biện pháp nhằm trao quyền hơn cho người mua sắm, bao gồm giảm giá khi mua thiết bị và nới lỏng các hạn chế liên quan đến giao thông đối với việc kinh doanh ôtô.

Trung Quốc cũng đang cố gắng tìm thị trường mới cho các nhà máy, bao gồm việc cố gắng đạt được thỏa thuận thương mại với hầu hết khu vực phía Đông và Nam châu Á trước tháng 11/2019. Tuy nhiên, dấu hiệu của sự căng thẳng không khó tìm. Tại thành phố Hồ Châu (Chiết Giang), khi khảo sát tác động của cuộc chiến thương mại vào tháng 12/2018, giới chức địa phương nhận được tin một công ty có tên Tianzhen Bamboo Flooring đang sa thải công nhân và cố gắng mở các thị trường mới ở châu Âu và Canada. Đến đầu tuần này, Tianzhen xác nhận đã cắt bớt công nhân và không gặp nhiều may mắn tại các thị trường mới. Chiến lược của Trung Quốc có hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách các doanh nhân Trung Quốc vượt qua những tháng tới./.

 

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114443353

Hôm nay

2244

Hôm qua

2305

Tuần này

21166

Tháng này

218527

Tháng qua

112676

Tất cả

114443353