Nhìn ra thế giới

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 15)

3. Binh pháp Trung Quốc: Hoà bình là thượng sách
Tính cách của một quốc gia và dân tộc, có biểu hiện nổi bật và trực tiếp trong văn hóa quân sự của quốc gia, dân tộc đó. Trung Quốc là một nước lớn văn hoá quân sự, “binh pháp Trung Quốc” là báu vật của văn hoá quân sự Trung Quốc, là sự thể hiện và kết tinh của văn hoá chính trị Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự. Nhìn nhận tính cách Trung Quốc từ binh pháp Trung Quốc, là một góc độ hết sức quan trọng.


Binh pháp hoà bình “không dùng gươm giáo mới là thượng võ ”
Binh pháp hoà bình “không dùng gươm giáo mới là thượng võ” của Trung Quốc chính là đặt mục đích và mục tiêu của “chiến thắng” vào việc “không dùng gươm giáo”, cũng chính là đặt mục tiêu cuối cùng của đấu tranh quân sự vào “hòa bình”, chứ không phải đặt vào “chiến thắng”. Có thể nói, văn hoá quân sự của Trung Quốc không chỉ là văn hoá đánh thắng chiến tranh, giành được thắng lợi, mà quan trọng hơn là văn hoá ngăn chặn chiến tranh, giành được hoà bình.
Tổ tiên Hoa Hạ hơn 5000 năm trước, khi sáng tạo ra chữ “võ” khắc trên mai rùa, đã theo tinh thần “không dùng gươm giáo”, trao cho nó hàm nghĩa hoà bình. Truyền thống Hoa Hạ “không dùng gươm giáo mới là thượng võ”, đã quyết định mục đích của “thượng võ” Trung Quốc là “không dùng gươm giáo”, đã quyết định thực chất của tinh thần “thượng võ” Trung Quốc là tôn sùng “hòa bình”.
Danh ngôn của binh pháp Trung Quốc là “từ xưa biết đạo dùng binh thì không hiếu chiến”, quan niệm của người lính Trung Quốc là “từ xưa biết đạo dùng binh thì sẽ hòa bình”. Mức độ cao nhất của nghiên cứu quân sự, thực tiễn quân sự, không phải là “đánh bại kẻ thù”, mà là “giành được hoà bình”. Cho nên, binh pháp Trung Quốc là “binh pháp hoà bình”. Giá trị cốt lõi của binh pháp Trung Quốc, không phải “thắng lợi là thượng sách”, mà là “hoà bình là thượng sách”.
Xét về khả năng “đánh bại kẻ thù” thì người Mỹ có thể được coi là đứng đầu thế giới, nhưng xét về khả năng “giành được hòa bình” thì hoàn toàn ngược lại. Từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh đến nay, các cuộc chiến tranh “đánh bại kẻ thù” của Mỹ chưa một trận thất bại, nhưng Mỹ lại không có lấy một thành công trong nỗ lực “giành được hòa bình” sau chiến tranh, toàn bộ chiến trường quân sự thuận lợi bỗng trở thành cạm bẫy và vũng lầy cho quân đội Mỹ. Kỹ thuật quân sự cao siêu của Mỹ và “binh pháp Mỹ” không thể giải quyết những khó khăn cho quân đội Mỹ, phải chăng người Mỹ cần phải tăng cường học tập và nghiên cứu binh pháp Trung Quốc?
Binh pháp phòng ngự : “Đánh đòn phủ đầu sau”
Binh pháp phòng ngự “đánh đòn phủ đầu sau” của Trung Quốc đó là “không tấn công”, không tiến hành đánh đòn phủ đầu trước, không gây chiến kẻ khác, không bắn phát súng đầu tiên.
Câu cửa miệng của người lính Trung Quốc qua các thời kỳ là “phòng bị trước khỏi lo hậu họa” và “luôn luôn phòng bị”, bao giờ cũng đặt vào chữ “ phòng bị”. Quân đội và người lính Trung Quốc không lấy tấn công đánh đòn phủ đầu trước để giành lấy quyền chủ động chiến lược, mà lấy việc “luôn luôn phòng bị ” để đối phó với các cuộc tấn công của kẻ khác, lấy “phòng bị trước” để bảo đảm “khỏi lo hậu họa”.
Không bắn phát súng đầu tiên, xuất quân có nguyên do chính đáng, đánh đòn phủ đầu sau là nguyên tắc chiến lược cơbản. Điều này, về căn bản đã quyết định tính không tấn công, không xâm lược, không gây chiến trong văn hoá quân sự Trung Quốc, đã quyết định văn hoá quân sự Trung Quốc không phải là văn hoá mang tính tấn công trên phương diện chiến lược, mà là văn hoá mang tính phòng ngự, là văn hoá mang tính tự vệ, là văn hoá mang tính phản kích.
Mặc dù, binh pháp Trung Quốc là binh pháp kỳ diệu được thế giới công nhận, nhưng tinh thần chủ yếu mà binh pháp đề cập không phải là tấn công, mà là phòng thủ; chủ yếu nhấn mạnh tới tinh thần “đánh đòn phủ đầu sau” , chứ không phải là “đánh đòn phủ đầu trước”.
Đặc trưng căn bản của văn hoá quân sự Trung Quốc là phòng ngự tích cực về chiến lược, điều này hoàn toàn không phủ định giá trị của mặt nghệ thuật tấn công trong binh pháp Trung Quốc. Chẳng qua mục đích căn bản của hình thức tấn công này vẫn là nhằm phòng ngự, chứ không phải nhằm chiếm lĩnh; là nhằm gìn giữ cái đã có, chứ không phải nhằmbành trướng. Hán Vũ Đế tài trí mưu lược kiệt xuất, việc quân đội nhà Hán thâm nhập sâu vào vùng sa mạc lớn đánh trả quân Hung Nô, mục đích cũng là nhằm lấy tấn công để phòng thủ, lấy chinh phạt để ngăn chặn, vẫn là thuộc phòng ngự tích cực.
Tính chất phòng ngự trong văn hoá quân sự Trung Quốc được cả thế giới công nhận. Học giả nổi tiếng người Mỹ Johh King Fairbank, nói: “Người ra quyết sách của Trung Quốc từ xưa đến nay đều nhấn mạnh chiến tranh mặt đất mang tính phòng ngự, hoàn toàn không giống với lý luận tấn công của chủ nghĩa bành trướng thương mại từng được thể hiện tronghành động của chủ nghĩa đế quốc châu Âu”.
Thomas Keli Rui, nói: “Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực giới hạn trong mục đích phòng ngự, là chịu ảnh hưởng bắt nguồntừ tư tưởng đạo đức của Đạo giáo và Nho giáo. Chiến tranh chỉ là biện pháp bất đắc dĩ, hơn nữa nhất thiết phải có lý do chính đáng, điều này thông thường là chỉ chiến tranh phòng ngự, nhưng không loại trừ chiến tranh mang tính trừng phạt, nhằm ngăn chặn hành vi lấy mạnh ức hiếp yếu”. Nhà truyền giáo phương Tây Matteo Ricci từng sống tại Trung Quốc gần 30 năm trong những năm Vạn Lịch thời nhà Minh tuyên bố: “Quân đội của triều Minh là đội quân có số lượng lớn nhất, được trang bị tốt nhất trên thế giới mà ông từng thấy, nhưng đội quân Trung Quốc này lại hoàn toàn dùng vào phòng ngự, không có bất cứ ý đồ nào muốn xâm lược nước khác”.
Theo thống kê của các sử gia Nga, từ năm 1700 - 1870, trong số 38 cuộc chiến tranh do người Nga phát động trong gần 170 năm, chỉ có 2 cuộc chiến tranh mang tính phòng ngự, còn lại 36 cuộc chiến tranh đều mang tính tấn công. Trong khi đó, trong lịch sử hàng nghìn năm của Trung Quốc, khó thấy tiền lệ trong tình hình không bị tấn công Trung Quốc lại chủ động tấn công quốc gia và dân tộc khác.
Binh pháp mưu lược: “không đánh mà thắng”
“Binh pháp mưu lược” không cần đánh mà giành chiến thắng, đó là trong đấu tranh quân sự, không lấy sức mạnh để quyết định, mà lấy mưu lược để giành chiến thắng. Các nhà quân sự Trung Quốc qua các triều đại thường nhấn mạnh, là “mưu kế trước chiến đấu sau”, “định mưu trước hành động sau”, “nếu phải dùng binh thì dùng mưu trước làm gốc”. Họ coi trọng vận dụng mưu lược và sách lược, có thể lấy cái uy của quân đội để làm khiếp sợ, có thể lấy việc kết hôn để giảng hòa, có thể lấy việc bịt thành để ngăn chặn, có thể lấy bổng lộc và chức quyền để gia ân, có thể lấy lợi ích tiền bạc để giải quyết, có thể lấy giáo dục cảm hóa để giác ngộ... để đạt được mức độ “trận đánh nhỏ mà khuất phục được kẻ thù”, “không cần đánh mà khuất phục kẻ thù”. Trung Quốc cổ đại đã hình thành truyền thống “dụng kế”, “36 phép dụng kế” nổi tiếng của Tôn Tử, lưu truyền muôn đời. Binh pháp Trung Quốc, đó là phương thức tư duy và phương pháp tư duy “chú trọng mưu lược”, “dụng kế”. Binh pháp Trung Quốc kiên trì “thượng binh phạt mưu” (biện pháp quân sự tốt nhất là dùng mưu lược phá địch), “không cần đánh mà khuất phục kẻ thù”. Mục đích theo đuổi và thực hiện là thống nhất giữa giành thắng lợi quân sự và hạ thấp giá thành của chiến tranh. Học giả người Mỹ Arthur Waldron từng tổng kết: “Tư duy chiến lược của Trung Quốc từ xưa đến nay chủ trương dùng binh lực nhỏ nhất, thông qua vận dụng mưu lược, lợi dụng tối đa điều kiện khách quan ”.
Thực chất của “binh pháp mưu lược” Trung Quốc, là cự tuyệt dã mãn, giảm thiểu thương vong. Binh pháp Trung Quốc chủ trương “giữ thành là thượng sách”, không chủ trương tấn công thành để chiếm đất phá thành, giết hại dân trong thành, đây là “binh pháp văn minh”, “binh pháp nhân nghĩa”. Văn minh và hiệu quả của việc dùng mưu lược để giành chiến thắng là ở chỗ có thể hạ thấp giá thành trong đấu tranh quân sự, giảm thiểu cái giá của việc giành thắng lợi và giành được hoà bình. Những gì binh pháp Trung Quốc thể hiện là văn minh quân sự của Trung Quốc.
Sự khác nhau giữa “Thuyết về chiến tranh ” của châu Âu và “Binh pháp Tôn Tử” của Trung Quốc
Nước Đức là quê hương của Clausewitz, “Chiến tranhluận” là kiệt tác của người Đức. Người Đức nhiệt tình khi đọc “Chiến tranh luận”, thì người Trung Quốc cũng không kémhứng thú khi đọc “Binh pháp Tôn Tử”. Đặc biệt là các nhàchính trị và quân sự Đức, ai cũng đọc “Chiến tranh luận”.
“Chiến tranh luận” được gọi là “Binh pháp Tôn Tử” củachâu Âu. Nhưng tính cách và phẩm cách mà binh pháp châuÂu và binh pháp Trung Quốc phản ánh là không giống nhau.Tại châu Âu, binh pháp châu Âu là do chiến tranh châu Âuthúc đẩy sinh ra, và binh pháp châu Âu lại từng bước thúc đẩychiến tranh châu Âu và đại chiến thế giới. Không ít các nhàchiến lược và quân sự châu Âu đã từng trải qua hai cuộc đại chiến thế giới, đều có chung một điều tiếc nuối, đó là không được thấy sớm “Binh pháp Tôn Tử”.
Vua Wilhelm II phát động đại chiến thế giới thứ Nhất, sau chiến tranh được đọc “Binh pháp Tôn Tử” của Trung Quốc, không nén nổi tiếng thở dài, nói: “Nếu như có thể được đọc ‘Binh pháp Tôn Tử’ của Trung Quốc sớm 20 năm, nhất quyếtkhông thể gây ra bi kịch mất nước của Đức”.
Lidehate, người được cho là bậc thầy chiến lược phương Tây— “Clausewitz của thế kỷ 20”, trong lời tựa của tác phẩm “Tôn Tử” bản dịch tiếng Anh năm 1963 có viết : “Trong thời kỳ trước khi xảy ra đại chiến thế giới thứ nhất, tư tưởng quânsự của châu Âu chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi ‘Chiến tranh luận’ nổi tiếng của Clausewitz. Giả sử những ảnh hưởng này có thể nhận được sự điều hoà và cân bằng của tư tưởng Tôn Tử, thì có lẽ những tổn thất to lớn mà văn minh loài người phải hứng chịu trong hai cuộc đại chiến thế giới của thế kỷ này, đã có thể tránh được không ít”.
“Binh pháp Tôn Tử” bán chạy khắp châu Âu sau chiến tranh, sau đó tiếp tục nhận được sự ưa thích khắp toàn cầu. Sức hấp dẫn của “Binh pháp Tôn Tử” trên thực tế đã phản ánh sức hấp dẫn của văn hoá quân sự Trung Quốc.
Trung Quốc là một nước lớn về binh pháp trên thế giới, nhưng từ xưa đến nay Trung Quốc không phải là một nước lớn về chiến tranh trên thế giới. Binh pháp Trung Quốc là binh pháp chính trị, binh pháp hoà bình, binh pháp phòng ngự, binh pháp mưu lược, binh pháp nhân nghĩa, binh pháp đạo đức, binh pháp văn minh và binh pháp lấy nhu khắc cương, lấy tĩnh chế động. Một bộ “Binh pháp Tôn Tử” là sự thể hiện điển hình của văn hoá quân sự Trung Quốc, là sự phản ánh tập trung của tính cách quân sự Trung Quốc, cũng là sự thể hiện nổi bật của tính cách chính trị Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Kỳ sau:  Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh mà không xưng bá

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114584721

Hôm nay

2138

Hôm qua

2304

Tuần này

2138

Tháng này

222424

Tháng qua

128795

Tất cả

114584721