Nhìn ra thế giới

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 16)

4. Đế quốc Trung Hoa hùng mạnh mà không xưng bá Đế quốc Trung Hoa là đế quốc duy trì với thời gian dài nhất trong lịch sử thế giới, là một “đế quốc trường thọ” danh xứng với thực. Nhưng quan niệm mà đế quốc Trung Hoa luôn luôn tuân thủ là “kẻ làm vương không ức hiếp khắp nơi, kẻ làm đế không phụ láng giềng”, trước sau luôn “to lớn mà không ngang ngược”, “hùng mạnh mà không xưng bá”. “Đạiđế quốc” và “Đại Hoàng đế” của đế quốc Trung Hoa đều có đặc sắc vương đạo rõ nét.


Nhà Tần hùng mạnh vì sao lại “xây dựng Trường thành”?
Đặc trưng của “đế quốc”, đó là hùng mạnh và tấn công,xâm lược và mở rộng. Đế quốc Trung Hoa là một đế quốc hùng mạnh trong lịch sử, nhưng hầu như khác với những đế quốc khác từng có trong lịch sử thế giới, vì đế quốc hùng mạnh này luôn là một đế quốc hướng nội, là một đế quốc mang tính gìn giữ cái đã có, là một đế quốc mang tính phòng ngự, là một đế quốc tự vệ, là một đế quốc đạo đức, là một đế quốc mang tính hoà bình, là một đại cường quốc có thể thân có thể tin.
Khởi điểm “đế quốc” của đế quốc Trung Hoa bắt đầu từ Tần Thuỷ Hoàng. Tần Thuỷ Hoàng được coi là “Hoàng đế đầu tiên” của đế quốc Trung Hoa, là người sáng lập đại đếquốc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Đế quốc Tần xây dựng Trường Thành, đại Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng trở thành người thiết kế và lãnh đạo xây dựng công trình phòng ngự vĩ đại nhất trên thế giới. Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, với lực lượng quân sự hùng mạnh của đế quốc,Tần Thủy Hoàng đã mệnh lệnh đại tướng Mông Điềm Bắc phạt Hung Nô, mục đích là lấy tấn công làm phòng thủ. Sau khi đánh đuổi quân Hung Nô, thu hồi các vùng đất bị chiếm đóng, đã cho xây dựng Trường Thành, khiến người Hồ không thể tiến xuống phia Nam tái xâm chiếm các vùng đất của Trung Quốc. Nhà Tần xây dựng Trường Thành không phải xây dựng ở vùng biên giới, mà là xây dựng bên trong khu vực biên giới của nhà Tần. Trong bối cảnh thế nước hùng mạnh, kỳ quan đó dùng để tiến hành phòng ngự và giữ thế thủ, chỉ có tại Trung Quốc mới có thể nhìn thấy.
Nhà Tần xây dựng Trường Thành, đã thể hiện đặc tính gìn giữ cái đã có của đế quốc Trung Hoa. Trong mấy cao trào xây dựng Trường Thành của Trung Quốc, đều không phải là thời kỳ Trung Quốc suy yếu, mà là trong thời kỳ cường thịnh. Việc xây dựng Trường Thành với quy mô lớn dưới thời nhà Tần và nhà Minh, đều diễn ra trong thời kỳ sức mạnh quân sự hùng mạnh. Trường Thành, là một tín hiệu của đế quốc Trung Hoa,cũng là một dấu hiệu của đế quốc Trung Hoa. Ý nghĩa sâu sa của Trường Thành chính là cùng chung sống hoà bình, gìn giữ cái đã có mà không tấn công.
Nhà Hán, Đường vì sao sợ “triều cống”?
Trong nghiên cứu về hệ thống thế giới, có hai sự so sánhhệ thống có ý nghĩa rõ ràng là: “hệ thống triều cống” ĐôngÁ và “hệ thống thực dân” châu Âu.
Trong “hệ thống triều cống” Đông Á thì đế quốc Trung Hoa là “thượng quốc”, một loạt nước xung quanh là “nước phiên thuộc”, giữa các nước phiên thuộc và thượng quốc luôn duy trì một dạng quan hệ tiến cống và tặng lại, với hệ thống láng giềng hòa thuận như một sợi dây gắn bó như vậy, là một dạng quan hệ hỗ trợ hữu hảo mang tính khu vực. Sức thu hút và sức ảnh hưởng của ưu thế chính trị, kinh tế và văn hoá của Trung Quốc cổ đại từng có, tự nhiên hình thành một dạng quan hệ khu vực như các ngôi sao vây quanh mặt trăng. Một số nước nhỏ trên danh nghĩa phụ thuộc vào vương triều thống trị của Trung Quốc, định kỳ cống nạp. Nhưng “hệ thống triều cống” lấy thông thương và giao lưu văn hoá làm nội dung chủ yếu và đặc trưng nổi bật trên thực tế có sự khác biệt rất lớn với mối quan hệ phụ thuộc về chính trị theo nghĩa vụ của các hiệp ước, càng khác với hệ thống thực dân và quan hệ thực dân của phương Tây. Trung Quốc từ xưa đến nay không phải là quốc gia chủ nghĩa thực dân, cho đến ngày nay, trên thế giới chưa có một quốc gia, khu vực nào từng là thuộc địa của đế quốc Trung Hoa.
Quan hệ giữa thời kỳ nhà Hán, Đường của Trung Quốc với các nước xung quanh, được phương Tây gọi là “quan hệ triều cống”, mà quan hệ triều cống này xét về mặt bản chất là một dạng quan hệ giao lưu “có đi có lại”, giống như là một dạng giao lưu và qua lại giữa những người thân thích, không phải là quan hệ chinh phục, quan hệ thống trị, quan hệ khống chế, cũng không phải là quan hệ lãnh đạo. Văn minh Hoa Hạ “được truyền bá rộng rãi” và các nước xung quanh “đua nhau về triều”, thể hiện sức hút của quốc gia trung tâm, nói lên sức hướng tâm của các nước láng giềng đối với sự ngưỡng mộ của văn minh Trung Hoa. Trong quan hệ triều cống này, các nước nhỏ xung quanh không chỉ thu được lợi ích của cải vật chất, mà qua việc phong sắc của đế quốc trung ương có nền văn minh phát triển cao độ, còn có thể giành được địa vị “chính thống”, tăng cường tính hợp pháp chấp chính, đây cũng là một dạng lợi ích về chính trị.
“Hệ thống triều cống” Đông Á trong con mắt người nước ngoài như thế nào? Trong “Ghi chép về Trung Quốc” củamình, Matteo Ricci nói rằng: “phía Đông có 3 nước, phía Tây có trên 53 nước, phía Nam có trên 55 nước, phía Bắc có 3 nước, đều triều cống cho đế quốc Trung Hoa. Sự thực là những nước cống nạp này, khi đến Trung Quốc giao nộp cống phẩm, lượng tiền mà họ được mang về từ Trung Quốc còn lớn hơn nhiều so với lượng tiền mà họ phải tiến cống, vậy thì chính quyền Trung Quốc phải chăng không quan tâm đến vấn đề cống nạp của các nước phiên thuộc”.
Tại Trung Quốc, Matteo Ricci đã phát hiện ra bí mật của việc các nước xung quanh “cống nạp” cho đế quốc Trung Hoa, thực ra đây là một phát hiện muộn. Việc các nước xung quanh trước đây tấp nập cống nạp cho đế quốc trung ương, đều là một sự khó xử đối với đế quốc. Vì Trung Quốc với tư cách là “thượng quốc” đối với các “nước phiên thuộc”, là phải áp dụng chính sách “thi ân”, làm tròn trách nhiệm “khoản đãi”, duy trì quan hệ “thể diện”. Ngay từ thời nhà Hán, do phải thực hiện ưu đãi đối với các nước đến triều cống, phải tặng lại lễ vật cao hơn số “cống phẩm” vài lần, thậm chí cả chục lần, cứ thế mãi, làm cho quốc khố trống rỗng. Thờinhà Đường do “nhiều nước đến triều”, khiến cho triều đình không thể chịu được gánh nặng, buộc phải đưa ra quy định, hạn chế số lần triều cống, chỉ cho phép nước triều cống bao nhiêu năm đến một lần, nhằm hạn chế các nước nhiệt tình “tranh nhau bái triều”.
Vì sao “khởi nghĩa nông dân” Trung Quốc lại đứng đầu thế giới?
Lịch sử thế giới cận đại đã xuất hiện một hiện tượng thú vị: đế quốc Trung Hoa “chiến tranh trong nước” nhiều, đế quốc phương Tây “chiến tranh ngoài nước” nhiều. Số lần khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc diễn ra nhiều, quy mô lớn có thể coi là nhất thế giới, chiến tranh trong nước nhiều hơn rất nhiều chiến tranh với bên ngoài.
Đế quốc Trung Hoa khi hùng mạnh không tấn công nước khác, khi tài nguyên thiếu thốn, mâu thuẫn nội bộ nổi cộm, cũng chưa bao giờ dùng biện pháp trút vạ khó khăn, chuyển dịch mâu thuẫn, hoá giải khủng hoảng, để gây chuyện rắc rối, phát động chiến tranh, mở rộng và xâm lược ra bên ngoài. Một nguyên nhân quan trọng mà các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra liên tiếp và với quy mô lớn trong lịch sử Trung Quốc, là căng thẳng về tài nguyên đất đai, cạnh tranh lợi ích quyết liệt, khiến mâu thuẫn xã hội trầm trọng hoá. Một số nước phương Tây trong lịch sử quen sử dụng di dân ra bên ngoài để mở mang thuộc địa, thông qua phát động chiến tranh để cướp đoạt đất đai, thông qua việc chuyển dịch mâu thuẫn và chuyển dịch dư luận của dân chúng ra bên ngoài để hoá giải quan hệ nội bộ, giữ gìn ổn định xã hội.
Điều gọi là “biện pháp hướng ra bên ngoài” này, trên thực tế là thông qua việc làm tăng thêm mâu thuẫn quốc tế để hoá giải mâu thuẫn trong nước, thông qua việc đấu tranh dân tộc bên ngoài để hoá giải đấu tranh giai cấp trong nước, thông qua chiến tranh bên ngoài để hoá giải chiến tranh trong nước. Trong khi đó, đế quốc Trung Hoa từ xưa đến nay lại không dùng phương pháp hướng ra bên ngoài, mà luôn vận dụng phương pháp hướng nội, làm cho tất cả mâu thuẫn tập trung giải quyết trong nước, kết quả là mâu thuẫn giai cấp trong nước trở nên gay gắt, chính quyền bị sụp đổ, xã hội thay đổi triều đại, do đó phải trả giá đắt.
Đó chính là đế quốc Trung Hoa, cho dù là thời kỳ khủng hoảng của chính trị đất nước, cũng là hướng vào trong nước, chỉ dằn vặt bản thân, mà quyết không hướng ra bên ngoài.
“Đại đế” Hoa Hạ giống như “Đại ca”
Tính cách của đế quốc Trung Hoa và những tính cách của các hoàng đế sáng lập và lãnh đạo đế quốc Trung Hoa có mối liên hệ hết sức chặt chẽ. Những “đại đế” làm nên những việc “rung trời chuyển đất” trong lịch sử Trung Quốc, từ Tần Hoàng đại đế đến Hán Vũ đại đế, cho tới Hoàng đế nhà Minh, đều không phải là đại đế xâm lược, đại đế bành trướng, mà là đại đế mang tính phòng ngự, đại đế mang tính tự vệ. Tần Thuỷ Hoàng tấn công chinh phát sáu nước, mục đích giải quyết là vấn đề nội bộ của Trung Quốc khi đó, sau khi ông ta thực hiện thống nhất Trung Quốc, đã quyết tâm xây dựng Trường Thành.
Minh chủ anh quân qua các triều đại Trung Quốc, cho dù là người sáng nghiệp hay là người kế thừa, đều hoạt động trong lãnh thổ quốc gia của mình, chỉ có ngoại lệ khi dân tộc Trung Nguyên bị dân tộc thiểu số bên ngoài như dân tộc Mông Cổ diệt vong. Cho nên, các đại đế Trung Quốc khác vớicác đại đế châu Âu như Luis XIV, Napoleon “dùng chiếntranh để vẽ lại bản đồ châu Âu”. Khi châu Âu tiến vào thời đại hàng hải lớn, bắt đầu đại bành trướng, nhưng tại Trung Quốc tình hình lại ngược lại. Khi Minh thái tổ khai quốc, liền quyết định cố thủ Trung Quốc trong nội địa, không tiếp tục phát triển hướng ra bên ngoài, ông đã truyền lại rõ ràng cho con cháu rằng: quân đội nhà Minh có tổng cộng 15 quốc gia vĩnh viễn không chinh phạt, bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản, An Nam...
Năm 1421, sứ thần, thương nhân các nước đến Nam Kinh, mỗi lần đã có hơn 1200 người. Sau khi họ đến Trung Quốc, đều được Hoàng đế và đại thần Trung Quốc khoản đãi thịnh tình, khi về nước có sứ thần Trung Quốc hộ tống, những quốc vương, hoàng hậu và đại thần này đều coi việc được tới thủ đô Trung Quốc là điều may mắn lớn.
Đại đế Trung Hoa thiện đãi nước nhỏ, nước yếu. Hoàng đế Trung Quốc đối đãi với quốc vương nước nhỏ, giống như đại ca tiếp đãi tiểu đệ. Hùng mạnh mà không tấn công nước yếu, lớn mà không chinh phạt nước nhỏ; lấy đức để trị thiênhạ, lấy nhân để đối xử bốn phương. Đây chính là tính cách và phẩm cách, ranh giới và tiết tháo của Trung Quốc.
Kỳ sau: Trung Quốc và Mỹ khác biệt về “bất khả chiến bại

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114571200

Hôm nay

246

Hôm qua

2308

Tuần này

2949

Tháng này

229724

Tháng qua

129483

Tất cả

114571200