5. Trung Quốc và Mỹ khác biệt về “bất khả chiến bại
Trong một thế giới có quan hệ cạnh tranh quan hệ đối kháng và quan hệ đối địch, thì ranh giới lý tưởng mà một quốc gia hùng mạnh, một dân tộc vĩ đại có thể theo đuổi là gì?
5. Trung Quốc và Mỹ khác biệt về “bất khả chiến bại
Trong một thế giới có quan hệ cạnh tranh quan hệ đối kháng và quan hệ đối địch, thì ranh giới lý tưởng mà một quốc gia hùng mạnh, một dân tộc vĩ đại có thể theo đuổi là gì?
Sự miêu tả của “binh pháp Tôn Tử” về hai ranh giới
“Binh pháp Tôn Tử” cho rằng: “bách chiến bách thắng cũng chưa phải là cách sáng suốt trong sự sáng suốt”; “không cần đánh mà khuất phục kẻ địch mới gọi là sáng suốt nhất trong sự sáng suốt”. “Binh pháp Tôn tử” đã chỉ ra hai ranh giới chiến lược khác nhau: một là ranh giới “không cần đánh mà khuất phục kẻ địch”, đây là ranh giới cao nhất, là ranh giới lý tưởng nhất, là ranh giới của “sáng suốt nhất trong sự sáng suốt”; và ranh giới “bách chiến bách thắng”, lại là ranh giới thứ cấp, cấp thấp, là ranh giới “chưa phải sáng suốt trong sự sáng suốt”. Trong thế giới ngày nay, mặc dù Trung Quốc và Mỹ đều là quốc gia theo đuổi “bất khả chiến bại”, chắc chắn là ở vào hai ranh giới khác nhau. Bất khả chiến bại của Trung Quốc và Mỹ, có sự khác biệt về bản chất.
“Bất khả chiến bại” mà Mỹ theo đuổi, là đánh bại bất cứ kẻ thù nào, đây là một dạng sức mạnh; trong khi đó, “bất khả chiến bại” của Trung Quốc, là không dựng nên bất cứ kẻ thù nào, đây là một dạng ranh giới. Tính cách quốc gia của Mỹ, có thể khái quát thành một chữ “bá”, mà tính cách quốc gia của Trung Quốc, có thể khái quát thành một chữ “nhân”. Trạng thái mà Mỹ muốn duy trì trên thế giới là “kẻ bá chủ vô địch”, trong khi đó ranh giới lý tưởng mà Trung Quốc theo đuổi trên thế giới là “nhân nghĩa bất khả chiến bại”.
“Bất khả chiến bại” của Trung Quốc: nhân nghĩa bất khả chiến bại
Bất khả chiến bại của Trung Quốc, là không dựng nên bất cứ kẻ thù nào trong thiên hạ. Trên thế giới, Trung Quốc không xác định quốc gia nào là kẻ thù của mình. Xét trên ý nghĩa này, Trung Quốc là một nước không có kẻ thù trên thế giới, Trung Quốc thực sự là vô địch thế giới — trên thế giới chưa có một nước nào là kẻ thù của mình.
Mục tiêu của Trung Quốc “bất khả chiến bại”, có 3 hàm nghĩa:
Không theo đuổi bá quyền thế giới và thù địch với thiên hạ. Nước theo đuổi bá quyền thế giới, luôn coi nước khác là đối tượng bá quyền của mình, quốc gia như vậy tất yếu sẽ đắc tội thiên hạ, trở thành quốc gia thù địch với thiên hạ. Trung Quốc không theo đuổi bá quyền thế giới, cho nên quan hệ giữa Trung Quốc với các nước khác trên thế giới, không phải là quan hệ bá quyền với bị bá quyền, Trung Quốc sẽ không trở thành kẻ thù của thiên hạ.
Không vì theo đuổi “hiệu ứng đối thủ” mà dựng nên kẻ thù. Nước Mỹ từ xưa đến nay có truyền thống dựng nên kẻ thù, đây là một đặc trưng và nội dung quan trọng của tư duy chiến lược Mỹ. Người Mỹ cảm thấy không có kẻ thù và đối thủ thì không kích thích được tinh thần, đất nước sẽ không có sức hội tụ và động lực, vì vậy luôn phải tìm kiếm và xác định kẻ thù, đây là một nhu cầu chiến lược của Mỹ. Trong khi đó, mục đích theo đuổi của Trung Quốc là “dung hòa với các nước”, là tạo ra môi trường không có kẻ thù và đối thủ, Trung Quốc coi ranh giới “khắp nơi không có kẻ thù” là ranh giới lý tưởng của mình, coi “bạn bè ở khắp năm châu” là tiêu chí thành công của mình. Trong thế giới ngày nay, Trung Quốc chưa coi bất cứ một quốc gia nào là “kẻ thù” của mình.
Không sùng bái vũ lực và không muốn sử dụng vũ lực để chiến thắng kẻ thù. Văn hoá quân sự Trung Quốc tôn sùng “biến chiến tranh thành ngọc ngà tơ lụa”. Ví dụ, “chính sách hoà hiếu kết thân” trong lịch sử Trung Quốc, đó là biến kẻ thù thành thân thích, biến kẻ thù thành người thân. Trung Quốc lấy phương pháp hoà bình để hoá giải mâu thuẫn địch-ta, chứ không phải chủ trương sử dụng vũ lực, lấy binh khí đối phó với binh khí, không phải sùng bái lấy chiến tranh và vũ lực để giải quyết vấn đề. Lấy ngọc ngà và tơ lụa để hoá giải nạn can qua, mới có hoà bình. Trong khi đó, lấy binh khí đối phó với binh khí, chiến thắng tạm thời như vậy sẽ để lại những mầm mống của sự thù hận lâu dài, thường có thắng lợi, mà không có hòa bình. Cái giá của chiến thắng và hậu di chứng của nó đã vượt qua cái giành được của thắng lợi, đó là một thắng lợi mang tính tai họa. “Bất khả chiến bại” như vậy, trên thực tế là đã tạo ra kẻ thù lớn hơn, lâu dài hơn cho chính bản thân. Ranh giới cao nhất của văn hoá quân sự Trung Quốc không phải là “đánh để thắng”, mà là “không đánh cũng thắng”: “Quan niệm về thắng lợi” của Trung Quốc là “giành chiến thắng mà không có thù hận”, “giành chiến thắng mà không có kẻ thù”, thắng lợi như thế này sẽ không đem lại sự thù hận mới và kẻ thù mới cho kẻ giành chiến thắng.
Nói tóm lại, “bất khả chiến bại” của Trung Quốc là “nhân nghĩa bất khả chiến bại”.
“Bất khả chiến bại” của Mỹ: kẻ bá chủ bất khả chiến bại
Nếu như nói “bất khả chiến bại” mà Trung Quốc theo đuổi là một loại ranh giới, đó là không dựng nên kẻ thù trong thiên hạ, không dùng vũ lực mà khiến quân binh vạn tướng của kẻ thù phải khuất phục. Vậy thì “bất khả chiến bại” mà Mỹ theo đuổi là một dạng sức mạnh, đó là sử dụng quả đấm để xây dựng cái uy, xây dựng và dựa vào một dạng sức mạnh siêu cường “đánh khắp thiên hạ mà không có đối thủ”.
“Bất khả chiến bại” kiểu Mỹ, luôn lấy bạo lực kiềm chế bạo lực, kết quả kẻ thù mà Mỹ đánh bại ngày càng nhiều, cũng khiến kẻ thù mà Mỹ phải tiếp tục đối phó cũng ngày càng nhiều.
Sau chiến tranh Lạnh, Mỹ trở thành một nước siêu cường độc bá hùng mạnh nhất trên thế giới, đồng thời cũng trở thành quốc gia không an toàn nhất trên thế giới, nguyên nhân ở chỗ mặc dù có sức mạnh quân sự bất khả chiến bại, nhưng lại không có sức mạnh đạo đức bất khả chiến bại.
Mối nguy hiểm lớn nhất là trở thành kẻ thù của thế giới
Nước Mỹ “kẻ bá chủ bất khả chiến bại”, dựng nên kẻ thù ở khắp nơi, nước Mỹ là không an toàn nhất.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ không ngừng liệt kê ra hết nhóm này đến nhóm khác các nước thù địch, bao gồm cái gọi là một số “nước vô lại”, một số nước thuộc “trục ma quỷ”, một số nước cần phải tiến hành tấn công hạt nhân và hơn 40 nước phi dân chủ … muốn biến một nửa các nước trên thế giới thành đối thủ và kẻ thù của mình. Sau sự kiện “11/9”, đầu tiên Mỹ liệt Iran, Iraq, Bắc Triều Tiên vào danh sách “trục ma quỷ”, sau đó Mỹ tiếp tục liệt Cuba, Liby, Syria vào danh sách này. Trong “Báo cáo đánh giá tình hình hạt nhân” do Bộ Quốc phòng Mỹ soạn thảo, đã đưa một loạt nước như Trung Quốc, Nga, Iraq, Bắc Triều Tiên, Iran, Liby, Syria... vào danh sách tấn công hạt nhân của Mỹ, đưa ra chiến lược đánh đòn phủ đầu trước. Trong báo cáo “Chiến lược tình báo quốc gia năm 2009” được Mỹ công bố gần đây, Mỹ lại đưa Trung Quốc và Nga vào danh sách những nước thách thức chủ yếu của Mỹ, đồng thời cũng liệt ra một số nước thách thức thứ yếu của Mỹ.
Giáo sư kinh tế học Viện Công nghệ Massachusetts, Lester Thurlow đã chỉ ra rằng: “Đế quốc La Mã kéo dài 1000năm, Đại đế quốc Anh kéo dài 200 năm, vậy tại sao chúng ta chỉ duy trì chưa đến 50 năm đã bắt đầu xuống dốc?” Thử hỏi, một nước coi mấy chục quốc gia trên thế giới là đối thủ và thù địch với mình, thì làm sao mà có thể không đi đến suy tàn?
Tháng 3/2007, trong cuốn “Cơ hội thứ hai: ba nhiệm kỳ Tổng thống và nguy cơ của cường quyền siêu cường Mỹ”, Brzezinski đã tổng kết bài học về việc dựng nên kẻ thù trên thế giới qua 3 đời Tổng thống Mỹ trong 15 năm qua là Bush (cha), Bill Clintơn và Bush (con). Ông cho rằng, sau chiến tranh Lạnh, Tổng thống Mỹ trên thực tế đã trở thành Vua của thế giới, nước Mỹ của năm 1991 so với nước Mỹ của năm 1945 có môi trường an ninh hơn, nước Mỹ khi đó không có đối thủ và kẻ thù trên thế giới, đứng trước cơ hội ngàn năm có một. Nhưng nước Mỹ sau 15 năm trở thành nước lớn siêu cường duy nhất trên thế giới, lại phát hiện mình đang ở trong một thế giới đầy rẫy sự thù địch về chính trị, trở thành một quốc gia dân chủ đơn độc đáng thương. Sự thù địch của thếgiới Hồi giáo đối với Mỹ không ngừng tăng lên, Trung Đông bị đẩy vào tình cảnh hỗn loạn, Iran ngày càng lớn mạnh tại khu vực vịnh Péc-xích, Nga căm giận bất bình, Trung Quốcđang thúc đẩy xây dựng cộng đồng Đông Á, Nhật Bản ngàycàng bị cô lập hơn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trào lưu dân chủ hoá và trào lưu phản đối Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh đồng thời phát triển, cơ chế không phổ biến hạt nhân bên bờ vực của sự sụp đổ, hình ảnh về sự thành tín và đạo đức của Mỹ đang bị tổn thương nghiêm trọng trên toàn thế giới, 3 vị Tổng thống đã kéo nước Mỹ tới hoàn cảnh hết sức nguy hiểm. Biện pháp chống chủ nghĩa khủng bố của Bush (con) là không ngừng lớn tiếng hô hào “sói đã đến rồi”, cố ý tạo ra không khí khủng hoảng trên cả nước, phóng đại các hoạt động khủng bố quốc tế vụn vặt lên đến cao độ đến mức ông ta tự cho mình là “Tổng thống thời chiến”, đã biến nước Mỹ thành một nước cô lập tự đóng cửa, ai nấy đều thấy nguy hiểm. Trong thời gian 15 năm sau Chiến tranh Lạnh, “sự thể hiện của 3 vị Tổng thống Mỹ của nước lớn siêu cường duy nhất lãnh đạo thế giới là hết sức tồi tệ”, Bush (con) còn được coi là “Tổng thống mang tính tai họa”. Vai diễn của Bush (cha) là “cảnh sát thế giới”, vai diễn của Bill Clinton là “nhạc công” của phúc lợi xã hội, còn vai diễn của Bush (con) là “đội trưởng bảo an”. Brzezinski cho rằng Bush (cha) chỉ có thể giành được điểm “B”, Bill Clintơn giành được điểm “C” và Bush (con) chỉ có thể giành điểm “F”, vì với tư cách là lãnh tụ toàn cầu, khi thực lực của Mỹ hùng mạnh nhất, họ lại làm cho nước Mỹ trở nên kinh hoàng ngờ vực, ai nấy đều phải tự vệ, khiến cho quốc gia hùng mạnh nhất trên thế giới trở thành quốc gia có tâm lý không an toàn nhất.
Rất hiển nhiên, một quốc gia đâu đâu cũng thấy thù địch trên thế giới, cho dù hùng mạnh như thế nào, đều không thể trở thành một quốc gia an toàn.
Kỳ sau: Đi tìm nguồn gốc : Thiên tính của Hoa Hạ
246
2308
2949
229724
129483
114571200