Tộc Nữ Chân tiền thân của tộc Mãn đã xây dựng vương triều Kim, còn tộc Mãn đã xây dựng vưong triều Thanh, vưong triều phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Văn hoá Mãn tộc là một nền văn hoá nghiêm túc có thể so cái đẹp với văn hoá Trung nguyên. Theo thống kê từ triều Thanh tới đầu những năm Dân Quốc những tài liệu của văn hoá Mãn tộc còn giữ được có thể chất đầy 25 chiếc ô tô tải, và lần lượt được lưu tại các Kho lưu trữ tại Bắc Kinh, Thừa Đức, Trưòng Xuân, Cáp Nhĩ Tân, Đại Liên v.v.
“Điều đáng tiếc là có quá ít nguời có thể dịch nổi những tài liệu đó”, Thi Lập Học cho biết, hiện nay Trung Quốc có hơn 10 triệu ngưòi Mãn nhưng chỉ có chưa đến 100 ngưòi vừa có thể nói được tiếng Mãn vừa viết được tiếng Mãn, hơn nữa lạil à những ngưòi già quá tuổi bấy mưoi. Nếu dịch hết toàn bộ số tài liệu của tộc Mãn này thì tập hợp cả gần 100 vị nói trên tại một nơi làm việc không ngừng thì phải mất thời gian trên 100 năm mới có thể hoàn thành. Và đó là điều không hiện thực, Thi Lập Học nói. Điều khiến nguời ta có chút an ủi là các địa phưong ở Trung Quốc đã đang sử dụng nhiều biện pháp cứu chữa, bảo vệ di sản văn hoá Mãn như ghi chép lại những chuyện kể, những bài dân ca do ngưòi già nhớ lại.
Ngoài ra việc truy tìm nguồn gốc từ các địa danh cũng là một phương pháp bảo vệ văn hoá Mãn. Tỉnh Cát Lâm là nơi khởi nguồn của văn hoá Mãn, trên 60% địa danh ở đây là địa danh bằng tiếng Mãn, từ đó có thể tìm hiểu ra nhiều điều. Cho nên không thể tuỳ ý thay đổi địa danh ở tỉnh này. Ngoài ra tại nông thôn còn khá nhiều ngưòi già Mãn còn giữ gìn đựoc phong tục truyền thống của dân tộc, nhưng họ chỉ nói đựoc tiếng Mãn chứ không biết chữ Mãn, cần nghe kể rồi ghi chép lại, Thi Lập Học nói thêm.
D.Q.A (gt)
Nguồn: Mạng “Trung Hoa tân văn” ngày 16/12/2010