Nhìn ra thế giới

Giấc mộng Trung Hoa: Tư duy nước lớn và vị thế chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ (Kỳ 20)

2. Bốn giai đoạn của đại chiến lược Trung Quốc

Trung Quốc là một nước lớn trên thế giới, bất luận là thịnh hay suy, trỗi dậy hay chìm xuống đều ảnh hưởng lớn đến thế giới. Đảng Cộng sản Trung Quốc trong chiến lược cứu quốc và hưng quốc đều có hai điểm đột phá đặc trưng. Cụ thể gồm 2 đặc trưng: một là, tính quốc tế của đại chiến lược Trung Quốc - quan hệ mật thiết với thế giới; hai là đại chiến lược Trung Quốc mang tính giai đoạn - là một quá trình phát triển. Quá trình phát triển của đại chiến lược Trung Quốc gồm bốn giai đoạn chiến lược, thể hiện qua bốn loại hình thái chiến lược.

Làm thế nào "tự lập với thế giới": Chiến lược sinh tồn

Trước khi xây dựng nước Trung Quốc mới, vấn đề cơ bản cần giải quyết của đại chiến lược Trung Quốc là dân tộc Trung Hoa làm thế nào tự đứng vững giữa "rừng" các dân tộc trên thế giới. Giai đoạn đại chiến lược Trung Quốc này, thực chất là chiến lược cứu sống Trung Quốc, bảo đảm sự sinh tồn của cả dân tộc. Nội dung chủ yếu của giai đoạn này biểu hiện ở chiến lược cách mạng Trung Quốc. Từ khi lập quốc cho đến khi cải cách mở cửa, trong hoàn cảnh chiến lược bị cô lập, bị phong tỏa, vấn đề chiến lược là làm thế nào bảo vệ được sự tồn tại và độc lập của đất nước. Trong giai đoạn chiến lượcnày, tư tưởng Mao Trạch Đông là hình thái lý luận cơ bản của đại chiến lược Trung Quốc.

Làm thế nào "hội nhập thế giới": Chiến lược phát triển

Sau thời kỳ "cách mạng văn hóa" chiến lược phát triển Trung Quốc chuyển hóa mang tính cơ bản chính là thực hành chiến lược cải cách mở cửa. Chiến lược cải cách mở cửa thực tế là chiến lược Trung Quốc hội nhập với thế giới, là sự chuyển biến chiến lược Trung Quốc từ chỗ độc lập với thế giới chuyển sang chủ động hội nhập với thế giới, là một lần nâng tầm chiến lược từ chiến lược sinh tồn đến chiến lược phát triển. Từ đó, Trung Quốc phát triển từ chỗ độc lập với thế giới bên ngoài, "nằm ngoài hệ thống quốc tế", đã nhậpvào hệ thống bên trong của thế giới. Ở giai đoạn mới chiếnlược phát triển Trung Quốc, lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng "3 đại diện" là hình thái lý luận cơ bản nhất.

Làm thế nào "dẫn đầu thế giới": Chiến lược trỗi dậy

Sau khi bước vào giai đoạn mới, thế kỷ mới, Trung Quốc đã đẩy nhanh bước trỗi dậy của nước lớn. Thế kỷ mới, giai đoạn mới trên thực tế là Trung Quốc - nước lớn trỗi dậy, tăng tốc đuổi kịp những quốc gia phát triển nhất phương Tây, theo sát những quốc gia phát triển nhất trên thế giới, hướng tới mục tiêu giai đoạn dẫn đầu thế giới, từ hội nhập thế giới phát triển đến trỗi dậy dẫn đầu thế giới, đặt ra những yêu cầu mới đối với chiến lược lớn của Trung Quốc. Trong giai đoạn chiến lược này, quan điểm phát triển khoa học là hình thái lý luận cơ bản của chiến lược phát triển Trung Quốc.

Làm thế nào "lãnh đạo thế giới": Chiến lược thủ lĩnh

Sự phát triển của Trung Quốc khoảng mấy chục năm nữa sẽ vượt qua nước Mỹ, đây là vấn đề nóng đang khiến người dân Mỹ cũng phải bàn tán. Trung Quốc và nước Mỹ hợp lại cùng lãnh đạo, quản lý và thống trị thế giới, đây là điều mà người Mỹ đã nêu ra đầu tiên. Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã cho thấy năng lực và tiềm lực lãnh đạo thế giới, cho nên, sứ mệnh và nhiệm vụ lãnh đạo thế giới của Trung Quốc ngày càng rõ ràng và nặng nề. Chiến lược phát triển Trung Quốc từ chiến lược sinh tồn, chiến lược phát triển hội nhập thế giới, đến chiến lược trỗi dậy dẫn đầu thế giới, cuối cùng là đến chiến lược thủ lĩnh lãnh đạo thế giới, là quỹ đạo tất yếu của một dân tộc vĩ đại, một quốc gia vĩ đại. Chiến lược thủ lĩnh lãnh đạo thế giới là ranh giới và giai đoạn cao nhất của đại chiến lược Trung Quốc, cũng là cống hiến lớn nhất về chiến lược phát triển đối với Trung Quốc và thế giới.

Nhìn từ trên xuống có thể phân tích rõ rằng, việc xác lập và phát triển, chuyển biến và nâng cao đại chiến lược Trung Quốc là nhằm thích ứng, tuỳ theo yêu cầu và nhiệm vụ trong các thời kỳ lịch sử khác nhau của dân tộc và quốc gia mà thực hiện, tiến hành. Đất nước đối mặt với nhiệm vụ chiến lược là động lực thúc đẩy phát triển quốc gia; sự sáng tạo của đại chiến lược là sự đảm bảo cơ bản để hoàn thành nhiệm vụ chiến lược và thực hiên mục tiêu chiến lược quốc gia.

 

3. Ba bước của đại chiến lược Trung Quốc

Đại chiến lược Trung Quốc quyết định mục tiêu lớn của Trung Quốc. Mục tiêu lớn đấy như thế nào, nên có chiến lược lớn như thế nào?

Trung Quốc thế kỷ 21 với cương vị là một nước lớn trỗi dậy, phục hưng, thủ lĩnh, đại chiến lược Trung Quốc không chỉlà xây dựng Trung Quốc, mà còn xây dựng châu Á, xây dựngthế giới. Đại chiến lược Trung Quốc là gồm ba bước gộp lại:chiến lược quốc gia, chiến lược châu Á, chiến lược toàn cầu.Đây là ba bước cơ bản thống nhất hợp thành một hệ thống chiến lược. Đại chiến lược Trung Quốc chính là giữ cho yênổn đất nước mình, giữ cho yên ổn châu Á và giữ cho yên ổn thế giới. Chiến lược phát triển Trung Quốc thế kỷ 21 cần giải quyết ba vấn đề chính: xây dựng một Trung Quốc như thếnào, xây dựng một châu Á như thế nào, xây dựng một thế giới như thế nào?

Xây dựng một nước Trung Quốc như thế nào?

Xây dựng một Trung Quốc như thế nào là nội dung yêu cầu đầu tiên của chiến lược tạo dựng và xây dựng TrungQuốc. Chủ tịch Mao Trạch Đông lập nên nước Trung Quốc xãhội chủ nghĩa; lãnh đạo Đặng Tiểu Bình mở ra chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, đều là xây dựng nền tảng cho chiến lược tạo dựng và xây dựng một Trung Quốc như thế nào? Nội dung của tầng lớp thứ nhất của đại chiến lược Trung Quốc chính là xây dựng một Trung Quốc như thế nào và làm thế nào để xây dựng Trung Quốc, thiết kế và cấu tạo của nó.

Trong bối cảnh Trung Quốc tiến lên theo hướng trỗi dậy và phục hưng; một số người làm ầm ỹ về thuyết "Mối đe doạ Trung Quốc"; một số nước lo ngại, nghi ngờ về sự phát triển trong tương lai của Trung Quốc; làm thế nào để xây dựng Trung Quốc, Trung Quốc làm một nước lớn trên thế giới như thế nào, là công việc cần có chiến lược rõ ràng; cần có chiến lược giải thích và chiến lược tuyên truyền. Nhưng không thể xác định mục tiêu chiến lược phục hưng và trỗi dậy của Trung Quốc chỉ hạn định ở sự trỗi dậy về kinh tế, làm nước lớn về kinh tế trên thế giới. Quan điểm cho rằng, Trung Quốc trỗi dậy không phải là hình thái ý thức trỗi dậy, không phải là lực lượng quân sự trỗi dậy, cũng không phải là khoa học kỹ thuật trỗi dậy mà là kinh tế trỗi dậy, chính là quan điểm "nước lớn về kinh tế", "nước lớn về GDP", đây là một dạng định hướng sai lầm chiến lược. Nếu định vị mục tiêu lớn của Trung Quốc như vậy, sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa chỉ là phục hưng kinh tế, quan điểm như vậy thật là hại nước, oan dân.

Hiện nay, nếu không có hình thái ý thức về sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì Trung Quốc là một nước có linh hồn nhưng không có phần hồn, có cân nặng nhưng lại không phát triển trí lực: một nước giàu mà không có "quân mạnh" là một nước lớn không có an toàn; một nước không có sáng tạo khoa học kỹ thuật không thể thực hiện nước lớn trỗi dậy về khoa học kỹ thuật, trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật đầu tiên sức sản xuất của thời đại kinh tế trí thức cũng không thể thành một cường quốc kinh tế. Lấy mục tiêu trỗi dậy của Trung Quốc chỉ nằm gọn ở trỗi dậy về kinh tế, chỉ có thể xây dựng một nước lớn "què chân" trên thế giới, một nước lớn trên thế giới như vậy sẽ không duy trì được lâu dài. Xây dựng một nước lớn như vậy đồng nghĩa với ý nghĩa cắt đứt sự hưng thịnh của dân tộc và sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Xây dựng một châu Á như thế nào?

Trung Quốc ngày nay phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, tiến bộ trong hoàn cảnh khu vực hóa. Trung Quốc muốnlà thủ lĩnh của Thế giới, đầu tiên phải là thủ lĩnh của châu Á.

Một nửa dân số trên Thế giới là nằm ở châu Á, cứ 10 nướclớn trên thế giới thì có 6 nước nằm trong khu vực châu Á, châuÁ chiếm 30% xuất khẩu toàn cầu. Trung Quốc muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới đầu tiên phải chiếm lĩnh thị trườngchâu Á.

Kissinger nói: "Thể chế quốc tế vốn có đang biến đổi mang tính căn bản, trung tâm của thế giới đang chuyển dầntừ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Những nước quantrọng nhất đều đang nằm ở châu Á, hoặc tương lai sẽ chủyếu là các nước châu Á. Chúng ta cần phải quản lý chặt chẽ sự trỗi dậy của họ, nếu không họ có thể quản lý ngược lại chúng ta"

Có thể nói châu Á trong thế kỷ 21 là một khu vực có tiềm lực và sức sống mạnh mẽ nhất trên thế giới. Xây dựng mộtchâu Á như thế nào đồng nghĩa với xây dựng một thế giới như thế nào là điều rất quan trọng hiện nay.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, người châu Âu đã tương đối thành công đối với tư duy chiến lược phát triển và xâydựng chiến lược của châu Âu, hiện nay liên minh các nướcchâu Âu đã đạt được nhiều thành công là minh chứng có sức thuyết phục nhất.

Thời đại chiến tranh giữa các nước châu Âu sớm đã kếtthúc, "châu Âu chiến quốc" nay đã đổi thành "liên minh châuÂu", châu Âu đã thể hiện rõ sức mạnh và tiềm lực của mình trên trường quốc tế. Trong khi đó thì thời đại chiến quốc châuÁ vừa mới bắt đầu, ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độđang trình diễn "Tam quốc diễn nghĩa" phiên bản châu Á. Ởchâu Á muốn làm "bá chủ Trung Nguyên" không chỉ có mộtđến hai nước. Các nhà chính trị Ấn Độ cũng đã sớm tuyên bốrằng "thế kỷ 21 là thế kỷ của Ấn Độ".

Xây dựng một châu Âu như thế nào, làm thế nào để xâydựng châu Âu, người châu Âu đã có chiến lược phát triển cho mình. Hơn nữa họ đã thông qua thực tiễn của đại chiến lược này mà gặt hái được những thành tựu đáng tự hào.

Xây dựng một châu Á như thế nào, làm thế nào để xâydựng châu Á, đối với vấn đề này người châu Á đã bắt đầu có những tư tưởng lớn trong suy nghĩ của họ. Những nhà lãnh đạocủa các nước Ôxtrâylia và Nhật Bản đã tranh luận để đề ra ýtưởng "Cộng đồng các nước châu Á". Xây dựng châu Á cầnlấy kinh nghiệm đi trước của liên minh châu Âu, nhưng không phải là bản sao hoàn toàn về hình thức của liên minh các nướcchâu Âu. Xây dựng châu Á cần có những người dân châu Á có trí tuệ và sáng tạo. Sáng tạo trong "mục tiêu châu Á","hình thức châu Á", "con đường châu Á", "chiến lược châu Á", đòi hỏi Trung Quốc phải phát huy tác dụng tối đa thế mạnh của mình.

Xây dựng một thế giới như thế nào

Thế giới cần một Trung Quốc như thế nào và Trung Quốc cần một thế giới như thế nào, đây là hai câu hỏi có quan hệ mật thiết với nhau. Xây dựng một Trung Quốc thành công là điều có lợi đối với xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Bên canh đó, xây dựng một thế giới như thế nào cũng là điều quan trong đối với xây dựng một Trung Quốc. Trung Quốc cần một thế giới như thế nào, Trung Quốc cần phát huy tác dụng để dẫn dắt lãnh đạo tạo nên một thế giới như thế nào, đây là câu hỏi cần phải trả lời trong đại chiến lược Trung Quốc thế kỷ 21.

Thực chất của chiến lược phát triển Trung Quốc là "chiếnlược quốc gia đứng đầu", "chiến lược quốc gia thủ lĩnh". Đại chiến lược Trung Quốc là phương lược lãnh đạo của Trung Quốc với thế giới, khi Trung Quốc trở thành quốc gia thủ lĩnh của thế giới, là phương lược để Trung Quốc lãnh đạo toàn thế giới sáng tạo thế giới mới. Vì vậy, tầng cao nhất và giới hạn cao nhất của đại chiến lược Trung Quốc là thiết kế lâu dài và quy hoạch tổng thể thế giới. Trung Quốc cần dẫn dắt thế giới, lãnh đạo thế giới tất phải quy hoạch và thiết kế thế giới.

Thế giới vô cùng quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ

Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh rằng: đối với thế giới là quy hoạch và xây dựng, đối với quốc tế là sắp xếp và trật tự, đây là vấn đề quan hệ giữa chiến tranh và hòa bình, liênquan đến hạnh phúc con người. Châu Âu trong những năm 1815-1914, sau khi kết thúc cuộc chiến tranh của Napoleon đã duy trì được gần 100 năm thái bình, thế kỷ 19 là thời kỳ hoàng kim của sự phát triển ổn định văn minh của người phương Tây. Xuất hiện cục diện như vậy là do sau khi kết thúc chiếntranh Napoleon năm 1815, hội nghị Viên (Áo) đã có sự sắpđặt sáng suốt, trí tuệ đối với trật tự châu Âu và tái thiết châuÂu sau chiến tranh, làm cho châu Âu thế kỷ 19 trước sau duy trì được sự cân bằng quyền lực, từ đó có thể duy trì được hoà bình tương đối hàng trăm năm. Nhưng trong những năm 1914­1945 lại xảy ra hai cuộc chiến tranh ở châu Âu đem tai họa đến cho thế giới. Nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do sau Chiến tranh thế giới thứ Nhất, việc sắp xếp trật tự thế giới rất dở, kém xa hội nghị Viên năm 1815. Ngày 28 tháng 6 năm 1919 sau khi kết thúc lễ ký hiệp ước chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất ký, tại cung điện Versailles, thủ đô Paris của nước Pháp, lúc đó một viên tướngngười Pháp nghe xong tin đó đã cảm khải nói rằng: "Đây chưa phải là hòa bình mà chỉ là 20 năm chiến tranh tạm nghỉ". Sau đó, thực tiễn đã chứng minh lời dự báo của ông. Sự sắp xếpcủa Hội nghị hòa bình thế giới ở Paris làm châu Âu phải trả giá bằng bốn năm đại chiến đổi lấy 20 năm cuộc chiến tranh tạm nghỉ.

Trí tuệ chiến lược và cống hiến chiến lược của nước lớn tập trung biểu hiện ở chỗ thiết lập một cơ chế hoà bình và phát triển, trật tự và khuôn khổ cho thế giới, cũng có nghĩa là không chỉ giành được thắng lợi chiến tranh, mà còn cần giành thắng lợi hòa bình. Kinh nghiệm lịch sử đã chứng minh tạo nên chiến tranh dễ hơn nhiều so với việc kiến tạo nên hòa bình.

Sau cuộc chiến tranh lạnh, đáng lẽ là một thời cơ phù hợp có thể quy hoạch và xây dựng lại trật tự thế giới, mở ra cục diện mới, nhưng nước Mỹ lại đi theo con đường chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bá quyền. Như vậy nước Mỹ không chỉ làm cho quốc gia mình khốn đốn, mà còn làm cho thế giới rối loạn.

Giáo sư Josefson của Học viện chính trị Paul Kennedy,thuộc trường Đại học Havard đã phát biểu rằng: "Nguyên tắc của nước lớn trên thế giới không chỉ quan tâm lợi ích của bản thân mình, mà còn phải đi tìm phương pháp mang lại lợi ích cho mình và người khác. Một cường quốc lý tưởng trên thế giới cần phải theo đuổi lợi ích quốc gia ở góc nhìn rộng lớn hơn, cần phải có sự hấp dẫn kết hợp giữa sức mạnh mềm và sức mạnh cứng, cho nên nếu họ quan tâm đến đất nước mình, thì phải biết tăng cường sức mạnh mềm. Một cường quốc lý tưởng trên thế giới nên mở rộng phạm vi hơn nữa để nhìn nhận cơ chế quốc tế và cơ chế đó không chỉ phục vụ lợi ích của riêng nước mình, mà còn quan tâm đến lợi ích của nước khác". Về điểm này, lãnh đạo thế giới, tiến hành xây dựng lại trật tự toàn cầu, thì Trung Quốc phù hợp hơn nước Mỹ.

Một nhà chính trị người Pháp từng nói với viên tướng Pháp rằng: "Chiến tranh quá là quan trọng, không thể giao cho tướng quân được"

Ông này trả lời: "Chính trị quan trọng quá, không thể giao nó cho chính khách được"

Một vị chuyên gia người Trung Quốc nói: "Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. Trung Quốc phải là nhà thiết kế của thế giới, Trung Quốc cần quy hoạch thế giới, Trung Quốc cần dẫn dắt thế giới đến tương lai tốt đẹp hơn".

Trung Quốc trong việc quy hoạch và xây dựng thế giới, cần phải đưa ra những thứ tốt hơn nước Mỹ. Trung Quốc trên cương vị thủ lĩnh của thế giới cần phải thực thi chính sách, cương lĩnh tốt hơn Mỹ. Trung Quốc đề xuất xây dựng "thế giới hài hòa" là cống hiến to lớn trong chiến lược xây dựng thế giới.

 

 

 

 

Kỳ sau:  Chiến lược lớn của Trung Quốc: Trung Quốc cần học tập gì ở Mỹ

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114567782

Hôm nay

2165

Hôm qua

2380

Tuần này

2165

Tháng này

226306

Tháng qua

129483

Tất cả

114567782