Cuộc sống quanh ta

Tinh thần khai sáng của Phan Châu Trinh

8h -11 h thứ 4, ngày 23-3-2011 tại Trường Đại học Hoa Sen, cơ sở II, số 2, Tản Viên, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra cuộc hội thảo trọng thể kỷ niêm 85 năm ngày mất của nhà ái quốc Phan Châu Trinh do Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Đại học Hoa Sen và Nhà xuất bản Tri thức.

Đông đảo giới trí thức,các giáo sư, nhà nghiên cứu, nhà văn, sinh viên đã đến dự.

Hội nghị đã được nghe lời phát biểu chào mừng của bà Nguyễn Thị Bình - Chủ tịch Quỹ Văn hoá Phan Châu Trinh.

Các cử tọa đã lắng nghe Giáo sư Tiến sĩ Chu Hảo đại diện Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh giới thiệu chi tiết về các hoạt động của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, hệ thống giải thưởng năm 2010

                                                                                               Nhà Văn Nguyên Ngọc

Diễn giả chính của chương trình là nhà văn Nguyên Ngọc. Ông đã thuyết trình bài viết Xây dựng con người tự chủđể, dân tộc tự chủ, chương trình vĩ đại bị dang dở của Phan Châu Trinh trong thời đại mới.

Tiếp đến Tiến sĩ sử học, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen Bùi Trân Phượng thuyết trình bài Tinh thần Phan Châu Trinh – Tinh thần xuyên thế hệ.

Cả hai bản báo cáo đều sâu sắc, hiểu đúng bản chất của Phan Châu Trinh về khai dân trí, chấn hưng khí, hậu dân sinh, rất mới mẻ trên tinh thần tiếp thu di sản cha ông trong tinh thần vận động của lịch sứ và thời đại

&

Tối 24.3, lễ trao Giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh đã được tiến hành trọng thtại khách sạn Rex, TP.HCM. Kể từ năm nay, lễ trao giải sẽ được tổ chức hằng năm đúng vào ngày 24.3 - ngày giỗ của nhà yêu nước, chí sĩ Phan Châu Trinh. Giải thưởng này vốn là một tập hợp các giải thưởng văn hoá tập trung vào bốn lĩnh vực: giáo dục, nghiên cứu, dịch thuật và Việt Nam học.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình tại lễ trao giải thưởng

Theo nhà văn Nguyên Ngọc - chủ tịch Hội đồng Khoa học Giải thưởng Phan Châu Trinh, Hội đồng Giải thưởng đã chọn được sáu nhà nghiên cứu và dịch giả để trao Giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh năm 2010. Trong đó có hai nhà nghiên cứu nước ngoài là Giáo sư, dịch giả văn học, nhà thơ Kevin Bowen (Mỹ) và TS. ngôn ngữ học Ivo Vasiljev (CH Séc). Kevin Bowen là nhà thơ, nhà văn Mỹ, được xem như người mở đường cho văn học Việt Nam vào Mỹ qua việc tổ chức dịch nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi Việt Nam… còn TS Ivo Vasiljev là người dịch tác phẩm Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh sang tiếng Séc, tác giả cuốn sách Nghiên cứu về di sản Việt cổ (Prague 1990).

Giải Phan Châu Trinh 2010 vinh danh GS. Hoàng Tuỵ (giáo dục), nhà phê bình Lại Nguyên Ân (nghiên cứu), dịch giả Phạm Văn Thiều và Nguyễn Đôn Phước (dịch thuật).

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trao giải thưởng

cho các nhà nghiên cứu và dịch thuật

GS Hoàng Tụy được coi là “cha đẻ của tối ưu toàn cục” với những thuật ngữ mà bất cứ ai trên thế giới muốn đi vào chuyên ngành này đều phải học như Tuy’s cut (lát cắt Tụy), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tụy), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tụy)...Cùng nhận Giải thưởng Phan Châu Trinh 2010 là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, Giải thưởng về nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu văn bản học - được mệnh danh là người trục vớt các di sản văn hóa..           

Dịch giả Phạm Văn Thiều nhận Giải Dịch thuật với những cuốn sách phổ biến tri thức khoa học ở các lĩnh vực vật lý, thiên văn, toán học. Dịch giả Phạm Xuân Thiều hiện đang công tác tại Viện Vật lý thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quốc gia và Hội Vật lý Việt Nam. Ông đồng thời Phó Tổng thư ký Hội Vật lý Việt Nam kiêm Tổng Biên tập tạp chí Vật lý & Tuổi trẻ           

Giải Dịch thuật còn được trao cho
dịch giả Nguyễn Đôn Phước với các tác phẩm về kinh tế kinh điển như: Từ điển thuật ngữ kinh tế, NXB Tri thức, 2007; Giải Nobel kinh tế, NXB Tri thức; Kinh tế học môi trường, NXB Trẻ, 2008..            .

Hai ông
Ivo VasiljevKevin Bowenđược vinh danh với Giải Việt Nam học. Ông Ivo Vasiljev đã thực hiện luận văn tiến sĩ về: Ngữ pháp Hán – Việt trong tiếng Việt chuẩn hiện đại, tại Viện Đông Phương, Viện Hàn lâm Czech và Slovak về Khoa học năm 1964. Ông là tác giả của cuốn sách Nghiên cứu về di sản Việt cổ  (Prague 1990), một nghiên cứu lịch sử về người Việt. Ông đã xuất bản các nghiên cứu về ngôn ngữ học typo, về chức năng của ngôn ngữ trong các tộc người, về chủ nghĩa đa ngôn ngữ, lịch sử di dân. Ông cũng đã viết rất nhiều về văn hóa Đông Nam Á.         

Ông
Kevin Bowen là nhà thơ, dịch giả, giám đốc Trung tâm William Joiner – Nghiên cứu về Chiến tranh và Hậu quả xã hội, thuộc Đại học Massachusetts, Boston. Ông là tác giả của ba tuyển tập thơ: Playing Basketball with the Viet Cong, Forms of Prayer at the Hotel Edison, và Eight True Maps of the West. Ông là đồng chủ biên một vài hợp tuyển về văn và thơ, bao gồm: Writing Between the Lines: An Anthology on War and its Consequences, Mountain River: Vietnamese Poetry from the Wars, Distant Road: Selected Poems of Nguyen Duy, Six Vietnamese Poets,  và Early Zen Poems from Vietnam.

Theo thông tin từ Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh, năm nay là kỷ niệm 85 năm ngày mất của nhà văn hóa Phan Châu Trinh. Ngoài việc trao giải thưởng niên, Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh còn tổ chức một số hoạt động kỷ niệm như: xuất bản hai cuốn sách Diễn từ nhận giải Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (2007 – 2010) và Hoàng Tụy, Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng.

 Trong lời đáp, bài diễn từ của giáo sư Hoàng Tụy gây ấn tượng nhất. Chúng tôi xin đăng kèm ở đây.

 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513150

Hôm nay

2251

Hôm qua

2436

Tuần này

21087

Tháng này

220023

Tháng qua

121356

Tất cả

114513150