Đặng Khắc Thắng: Liên hoan Hát từ Làng Sen bắt đầu từ năm 1982. Tất nhiên là ý tưởng đã có từ năm trước. Nhân đây tôi muốn nhắc đến những người khởi xướng trong việc này là các ông Nguyễn Hữu Thuông, Phùng Xuân Bính và Trần Nhật Tiến. Các ông ấy đã kế thừa và sáng tạo thêm trên nền của hình thức sinh hoạt ca nhạc quần chúng đã có ở nước ta một vài năm trước và đang có dấu hiệu không mấy phù hợp nữa là liên hoan ca nhạc của các nhóm Ca khúc chính trị. Cũng là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa chính trị sâu sắc nhưng Liên hoan Hát từ Làng Sen lại gắn liền với Bác Hồ, gắn liền với xứ Nghệ nên nó sâu lắng hơn, hài hòa hơn và vì vậy dễđược sự tiếp nhận và cổ vũ của công chúng hơn.
Phan Văn Thắng: Mấu chốt thành công của Liên hoan Hát từ Làng Sen là ở chỗđãđịnh vịđược đối tượng, được hình tượng âm nhạc nhất quán từđầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. ởđây có vấn đề cần lưu ý. Đó là, Hồ Chí Minh tại thời điểm đó, và cho đến hiện nay, là nhân vật đã và đang được huyền thoại hóa, đang được thiêng hoá trong tâm thức dân gian. Vả lại quá trình huyền thoại hóa này, thiêng hóa này lại phù hợp với quan điểm tôn vinh lãnh tụ của nhà nước. Và vì vậy, từ chỗ là một hình tượng âm nhạc, từ chính trong sinh hoạt âm nhạc Tiếng hát Làng Sen, Hồ Chí Minh tiếp tục được thăng hoa trong tâm thức công chúng của liên hoan và cả cộng đồng rộng lớn hơn. Có thể nói liên hoan Tiếng hát Làng Sen đã góp phần huyền thoại hóa, thiêng hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tâm thức của cộng đồng. Và không gì khác, đó là hạt nhân cơ bản để liên hoan âm nhạc quần chúng Tiếng hát Làng Sen có thể từng bước chuyển hóa dần sang một sinh hoạt văn hóa có hình thức phong phú hơn, đa dạng hơn, có ý nghĩa biểu tượng và tâm linh sâu sắc hơn. Đó là hình thức lễ hội. Từ năm 2002, Liên hoan Tiếng hát Làng Sen đãđược Bộ Văn hóa - Thông tin và tỉnh Nghệ An chủ trương làm phong phú nội dung, trên cơ sởđó chuyển hóa tính chất đểđịnh danh là Lễ hội Làng Sen. Hình thức sinh hoạt này đãđược tổ chức hàng năm vào dịp sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuỳ vào các điều kiện cụ thể, quy mô hoạt động thường là do tỉnh tổ chức, nhưng cũng đã có 3 lần có quy mô toàn quốc, huy động sự tham gia của nhiều lực lượng văn hoá nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp của cả nước.
Tôi cho rằng chủ trương lễ hội hóa Liên hoan Tiếng hát Làng Sen của Bộ VHTT và tỉnh Nghệ An là đúng đắn. Bởi rằng đó là nhu cầu tinh thần, tâm linh có thật của đông đảo dân chúng. Người dân đã từ lâu tôn vinh Người là một vị Thánh. Không đơn giản mà từ lâu, tôi nói trên đất Nghệ, Hồ Chí Minh đãđược người dân đưa vào các điện thờ, các đền thờ. Biểu hiện thái độ tình cảm, tâm lý, tâm thức cộng đồng về Hồ Chí Minh có thể nói có ý nghĩa như là một tín ngưỡng, tín ngưỡng Hồ Chí Minh. Tôi nghĩ chắc cách đây mấy trăm năm, tâm lý, tâm thức cộng đồng đối với Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn có lẽ cũng bắt đầu như hôm nay với Hồ Chí Minh vậy. Đó là suy nghĩ có phần cảm tính, cần có sự nghiên cứu của các chuyên gia về văn hóa tâm linh, về tín ngưỡng/tôn giáo thì mới có thể khẳng định vấn đề này, nhưng dẫu sao thì tôi vẫn tin vào điều đó. Tôi nghĩ, một vấn đềđặt ra là hoạt động văn hóa này đãđủđiều kiện cần thiết để xác định đó là một lễ hội hay chưa? Nó đã hội đủ tính chất, nội dung, diễn trình của một lễ hội hay chưa là những điều cần bàn.
Lương Khải Hoàn: Theo tôi, với kinh nghiệm của người đã từng trực tiếp tham gia tổ chức Liên hoan Hát từ Làng Sen đến Tiếng hát Làng Sen rồi đến Lễ hội Làng Sen thì quả thực ởđây đã có sự chuyển hóa về chất từ một sinh hoạt văn nghệ quần chúng thành một lễ hội về Hồ Chí Minh. Cần khẳng định là đã có lễ hội Làng Sen từ nhiều năm nay rồi. Nếu quan sát, các ông có thể thấy đã có lễ, có hội, có đám rước, có các hoạt động văn hóa thể thao khác mà hạt nhân là Liên hoan Tiếng hát Làng Sen.
Đặng Khắc Thắng: Tôi đồng tình với cách nghĩ và cách đặt vấn đề của ông Phan Văn Thắng. Để trả lời rằng chúng ta đã có Lễ hội Làng Sen hay chưa là một câu hỏi tưởng chừng dễ nhưng quả thực là không dễ mà cần có sự quan sát, tìm hiểu, phân tích kỹ càng mới có thể có nhận định khách quan và chính xác được. Theo tôi, có thểđặt ra câu hỏi rằng nếu là một lễ hội thì hình hài của nó phải như thế nào? Lễ hội là một hình thức văn hóa, một hoạt động, một sinh hoạt văn hóa nguyên hợp nhằm biểu đạt ý niệm tâm linh, niềm tin vào một đấng siêu nhiên, siêu nhân của cộng đồng. Nói tóm lại là phải có Cái Thiêng mới có Lễ hội. Không Thiêng thì không có lễ hội. Nguyên lý cơ bản của Lễ hội xưa nay là vậy. Kể cả cái gọi là lễ hội mới cũng vậy thôi. Không cảm thấy thiêng thì chỉ là một hoạt động tụ họp, tập hợp, và có thể có các sinh hoạt văn hóa đơn thuần chứ chưa thể nói là lễ hội được. Trở lại câu chuyện chúng ta đang trao đổi tôi thấy rằng Lễ Hội Làng Sen hiện nay chỉđang trong quá trình hình thành. Tuy nó đã có những yếu tố cơ bản nhất để cấu thành một lễ hội nhưng giờ thì nó chưa phải là một lễ hội với đầy đủ tính chất, nội dung, diễn trình. Yếu tố cơ bản nhất để tạo nên Lễ hội Làng Sen là đã có tính Thiêng. ởđây chúng ta thấy có nhân vật thiêng là Hồ Chí Minh, không gian thiêng là Làng Sen, cụ thể hơn nữa là Nhà Tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Làng Sen. Có thể có các cách gọi, cách định danh khác nhau, nhưng tôi quan niệm đây là đền thờ Hồ Chí Minh ở Làng Sen. Những cái đó là điều cốt lõi quan trọng nhất để hình thành nên lễ hội Làng Sen.
Phan Văn Thắng: Thế tại sao với những hoạt động khá phong phú về nội dung trong những năm qua lại chưa đủ các điều kiện cần thiết để xác định là lễ hội?
Đặng Khắc Thắng: Theo tôi có nhiều nguyên nhân, trong đó chúng ta ít chú trọng đến trình thức lễ hội, đang tổ chức theo quán tính của một liên hoan văn nghệ, thể thao hơn là tổ chức một lễ hội. Các hoạt động trong lễ hội một mặt phải được chọn lọc cùng chủđề, mặt khác phải là những thành tố thống nhất biểu đạt thông điệp của Lễ hội chứ không phải là phép cộng đơn thuần của các hoạt động. Rồi tôi cảm giác thời điểm hành lễ chưa phù hợp với truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của người Việt chúng ta. Thông thường những lễ hội tôn vinh danh nhân thì tổ chức vào ngày mất hoặc ngày diễn ra sự kiện nổi bật gắn liền với danh nhân, với địa danh nơi hành lễ. Lễ hội Gò Đống Đa tôn vinh võ công và sự nghiệp của Quang Trung chẳng hạn. Việc này khó thay đổi lắm vì trong tâm thức người Việt thì ngày sinh của Bác đúng là ngày Hội, nhưng tổ chức vào dịp đó nóng, nắng quá, mà Làng Sen thì rất hạn chế về không gian tổ chức Lễ hội. Tôi nghĩ giá mà chúng ta thể nghiệm tổ chức Lễ hội vào dịp ngày mất của Người (mồng 2 tháng 9) biết đâu lại mở ra một hướng giải quyết cho vướng mắc này.
Phan Văn Thắng: Thiết nghĩ với quán tính tư duy này nó sẽ chi phối toàn bộ nhận thức và hành động của chúng ta. Theo tôi, hệ lụy quan trọng nhất là chúng ta không chú trọng xây dựng được một trình thức để có thể có những hoạt động có thể thể hiện được, chuyển tải được ý niệm về cái thiêng của Hồ Chí Minh trong tâm thức của cộng đồng và thể hiện, chuyển tải được niềm tin tín ngưỡng của cộng đồng đối với nhân vật thiêng là Hồ Chí Minh. Mà điều này thì chỉ có thểđược thực hiện bởi cộng đồng dân chúng. Chúng ta chưa chú trọng để người dân thực hiện các nghi lễ tín ngưỡng theo truyền thống cổ truyền do vậy mà đã vô tình hạn chế tính thiêng của hoạt động này trong thời gian vừa qua. Tại sao các lễ hội khác lại đông người dân tham gia đến vậy. Tôi chưa nói đến ởđền Hùng, mà ngay như Hội đền Quả Sơn, đền Đức Hoàng ở trong tỉnh ta thôi thì cũng rất đông người tham dự. Cách thức tổ chức của ta, kể cả việc xác định thời gian, không gian của lễ hội, có lẽ là còn có những chỗ chưa ổn, chưa phù hợp. Và một phần vì vậy mà chưa thu hút được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Họ chưa tự giác cuốn hút vào hoạt động văn hóa này vì điều kiện để cho họđược tự mình thể hiện tâm thức, tình cảm, niềm tin của mình với Bác Hồ thông qua nghi lễ cổ truyền, tập tục văn hóa truyền thống còn chưa thuận lợi. Tôi nghĩ, hình như chúng ta vẫn đang hành chính hóa quá mức hoạt động này. Đã 10 năm rồi nhưng gần như toàn bộ các hoạt động vẫn do các cơ quan nhà nước lo lắng và thực hiện. Rõ ràng là có người dân tham gia nhưng vẫn là theo kiểu huy động, tính tự giác chưa cao. Việc tham dự vào các hoạt động chưa trở thành nhu cầu, nguyện vọng tha thiết của người dân. Theo tôi cái chưa được đáng nói, đáng bàn là ở chỗđó. Cần thiết nhất là phải có một trình thức lễ hội thể hiện được truyền thống văn hóa lễ hội của người Việt, của người Nghệđể tự thân lễ hội tạo nên giá trị, ý nghĩa văn hóa của nó nhằm hấp dẫn, thu hút sự quan tâm và tham gia của mọi người thì chúng ta vẫn chưa làm được.
Lương Khải Hoàn: Tôi xin nói là ngay từ lần đầu tiên tổ chức, lễ hội Làng Sen đã có một hệ thống lễ nghi của nó. Như trên tôi đã nói, đó là lễ rước, lễ chào cờ, hát lãnh tụ ca, dâng hương, dâng hoa, báo công, rồi sau đó là lễ khai mạc. Riêng về ý kiến vừa rồi của ông Phan Văn Thắng, tôi không phản đối nhưng tôi lại cho rằng có những việc các nhà tổ chức có biết nhưng để thay đổi là điều không dễ bởi có nhiều khó khăn chưa khắc phục được. Tôi ví dụ: Liên hoan Tiếng hát Làng Sen, một hoạt động có ý nghĩa hạt nhân của lễ hội Làng Sen nhưng chưa thể làm ở Làng Sen vìđiều kiện cơ sở vật chất còn khó khăn, từ nơi diễn cho đến nơi nghỉ ngơi. Rồi còn có người xem nữa. Khó khăn nhiều chứ không ít. Bởi vậy mà chúng ta buộc phải mở rộng không gian lễ hội Làng Sen xuống tận TP Vinh.
Phan Văn Thắng: Thậm chí là xuống tận Cửa Lò. Nhưng vấnđề đặt ra là tại sao không xác định lễ nghi là hạt nhân, là hoạt động quan trọng nhất của hội mà là sinh hoạt văn nghệ quần chúng này? Phải chăng là chúng ta chưa nhận thức đầy đủ và thấu đáo về lễ hội nên còn có những lúng túng trong tổ chức. Trở lại với các chi tiết cụ thể, theo tôi cần xác định không gian của lễ hội chắc chắn phải là ở Kim Liên, ở Làng Sen và làng Hoàng Trù. Nếu có nữa, nếu nghiên cứu một trình thức hợp lý, là lên đến động Tranh, nơi đặt mộ cụ bà Hoàng Thị Loan. Tôi ví dụ, đến ngày hội, ta rước Bác Hồ lên viếng thân mẫu là cụ bà Hoàng Thị Loan chẳng hạn. Nhân ý này tôi cũng xin nói luôn là chúng ta cần nghiên cứu để xác lập một trình thức, diễn trình của lễ hội Làng Sen. Và trước hết phải xác định tính chất của nó phải là một lễ hội tôn vinh lịch sử, tôn vinh danh nhân. Và hình thức của nó phải vận dụng hình thức lễ hội cổ truyền. Muốn vậy phải có tích truyện và phải diễn tả tích truyện bằng các hình thức, các biểu tượng văn hóa. Muốn tổ chức đám rước cũng phải có tích, có mục đích của nó chứ không phải tập hợp thành hàng rồi đi là gọi là đám rước. Phải tìm hiểu các lễ hội khác xem sao. Ví dụ hội đền Quả Sơn chẳng hạn. Tại sao lại có đám rước về chùa Bà Bụt từđền Quả Sơn? Rồi tại sao lại có tục chạy ói ở Hội đền Cờn? Trong lúc đó tại sao chúng ta lại rước ảnh Bác Hồ từ Vinh, từ thị trấn Nam Đàn về Làng Sen? Đó có phải là rước ngược không? Bài vị/ thần vị Hồ Chí Minh sao lại ở Vinh và thị trấn Nam Đàn để mà rước từđó về Làng Sen? Rồi cần cân nhắc có cần lễ chào cờ, lễ báo công như ông Hoàn nói không? Rồi tại sao lại thực hiện các lễ rước, dâng hương, dâng hoa rồi mới làm lễ khai mạc? Như vậy là làm ngược. Tôi nghĩ là chúng ta cần nghiên cứu cân nhắc là có nên điều chỉnh, thậm chí là có nên bỏ cái gọi là lễ khai mạc lễ hội theo kiểu sân khấu hóa như lâu nay ta vẫn làm không? Hình như cách làm này, diễn trình này là chưa ổn, chưa phù hợp. Các sinh hoạt, hoạt động văn hóa đang gộp ghép với nhau thiếu nhuần nhuyễn, thiếu định hướng. Định hướng đó là cái gì? Không gì khác đó là tất cả cùng nhằm thể hiện, biểu đạt tính thiêng của Hồ Chí Minh và sự gửi gắm niềm tin có ý nghĩa như là một tín ngưỡng của người dân với Hồ Chí Minh mà trong tâm thức họ tin rằng đó là bậc Thánh. Theo tôi, tất cảđều phải nghiên cứu và cân nhắc lại, nhưng phải làm sớm.
Lương Khải Hoàn: Nếu vậy thì Liên hoan Tiếng hát Làng Sen lúc đó sẽ như thế nào?
Phan Văn Thắng: Theo tôi nghĩ là không khó đểđịnh vị cho hình thức sinh hoạt văn nghệ này. Hãy cứ xác định như một hoạt động văn nghệ trong khuôn khổcủa ngày hội. Thậm chí anh cần phải hiểu rằng nó đãđược chuyển hóa thành lễ hội rồi cơ mà. Và hơn nữa, tôi nghĩ là có thể chọn một số tác phẩm tốt, và phù hợp, để hát ngay trong đền thờđể dâng lên Bác, để biểu đạt cái thiêng của Bác. Hát đây là để dâng lên Bác chứ không phải hát cho nhau nghe. Điều này là tôi nghĩ từ tục hát chầu văn trong nghi lễ hầu đồng của Đạo Mẫu, một tín ngưỡng bản địa đặc trưng của người Việt. Muốn vậy, chúng ta phải đầu tư nghiên cứu thật công phu, không thểđơn giản được
Đặng Khắc Thắng: Tôi thấy ý kiến của ông Phan Văn Thắng có nhiều điều cần phải xem xét, tiếp nhận. Rõ ràng chúng ta đang trong quá trình thể nghiệm Lễ hội Làng Sen, chuyển hóa Liên hoan Hát từ Làng Sen với tư cách là một hoạt động độc lập thành một hoạt động chính trong cấu trúc của Lễ hội Làng Sen. Đã thể nghiệm thì có thể có đúng hay có chưa đúng. Đó là bình thường. Để tạo ra được một giá trị Văn hóa cha ông ta phải mất hàng trăm năm, do vậy mười năm chưa phải là nhiều nhưng cũng không phải là quá ngắn, quá ít để chúng ta xác lập tính chất, định hình trình thức và nội dung để Lễ hội Làng Sen sớm thật sự là một hoạt động văn hóa cộng đồng tôn vinh Hồ Chí Minh, biểu thị lòng ngưỡng vọng của dân tộc đối với một con người bất tử.
Ngân Thanh(Thực hiện)