Cuộc sống quanh ta

Cách sống

Hồi thơ ấu chắc hẳn bạn đã học và không quên bài thơ về một cậu bé luôn nói với mẹ:
"Đến mai con sẽ xin ngoan.
Đến mai con sẽ xin ngoan.
Đến mai con lại khất lần ngày kia."

Vậy chúng ta cùng suy ngẫm cuộc sống.
Tương lai thì lùi dần còn hiện tại ngấu nghiến ta, bẻ ta, vặn ta, quay tròn ta, nâng ta và ta cũng hành xử với hiện tại trong tâm trạng vừa khóc, vừa cười, vừa nhói đau, vừa êm dịu.
Tương lai không có khả năng như thế vì đặc điểm của nó là phía trước lùi dần.
Còn quá khứ thì cũng y chang như tương lai nhưng theo chiều ngược lại.
Những nước nghèo có thói quen hy sinh hiện tại cho tương lai, còn nước giàu thì quái lạ, không làm thế, ít ra là về nguyên tắc sống.
Nước Mỹ giàu nhất thế giới song cũng mắc nợ nhiều nhất thế giới.
Ở ngoại quốc mọi người hầu như ai ai cũng xài thẻ tín dụng mua đồ. Rất nhiều khi tiền trong thẻ là tiền… sẽ có. Vậy mà họ vẫn xài.
Còn thói quen của chúng ta hoàn toàn khác. Chúng ta cất bớt những đồng tiền đã có.
Đấy là hai triết lý cực kỳ khác nhau. Một bên cố hết sức kéo khả năng thành hiện thực. Một bên "giồng mình" giấu bớt hiện thực cất kho. Cái đích cuộc đời có lẽ giống nhau trở về cõi vĩnh hằng, nhưng cách đến có lẽ khác nhau, chúng ta lừ đừ trôi về còn họ có thể không vậy năng động chứ không hề cam chịu.
Người cho đó là lo cho tương lai, người gọi là đề phòng. Nhưng…đề phòng thường ít tham gia cuộc sống, chỉ tham gia trấn an tâm lý mà thôi. Hậu quả của quá đề phòng, đề cao tương lai, quá lo xa rốt cuộc làm cho chúng ta có một cuộc sống thiếu thốn các cơ sở thực tế, tạo cho mọi người có thói quen hy vọng, chờ đợi và tự an ủi vào những thứ chưa hề có, chưa hề nhìn thấy.
Đấy là nói về hành xử của quản lý.
Còn trong tiêu dùng chúng ta nghĩ đến tương lai theo cơ sở bất an, luôn tự rút bớt những nhu cầu bản thân đôi khi đến mức hành xác.
Đề cao hiện thực không phải là thực dụng, nó là tôn trọng những giờ khắc thiêng liêng vô giá mà chúng ta đang tồn tại, bắt mọi người phải có HÀNH ĐỘNG ngay lập tức, chứ không phải là HỨA ngay lập tức.
Có một câu nói rất hay:
" Ngày hôm nay là ngày đầu tiên của quãng đời còn lại."
Chúng ta phải sống cho nó thật háo hức, cụ thể, bởi đôi khi ngày mai mãi mãi không tới nữa.
Trở lại bài thơ thủa thiếu thời. Ta hãy nhớ đoạn kết của nó:
 " Con ơi con chớ hề nói thế.
    Việc hôm nay chớ để ngày mai.
    Chi bằng con nói thế này.
    Mẹ ơi, con muốn ngoan ngay bây giờ."
 

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114513585

Hôm nay

258

Hôm qua

2313

Tuần này

21522

Tháng này

220458

Tháng qua

121356

Tất cả

114513585