Trong các câu chuyện cuối tuần của những người bạn, chúng tôi thường có các cuộc tranh luận về nhiều điều, có khi chỉ là những câu chuyện vui nhưng cũng có lúc đi vào tranh cãi các vấn đề kinh tế xã hội rất gay cấn.
Trong các câu chuyện cuối tuần của những người bạn, chúng tôi thường có các cuộc tranh luận về nhiều điều, có khi chỉ là những câu chuyện vui nhưng cũng có lúc đi vào tranh cãi các vấn đề kinh tế xã hội rất gay cấn.
Một anh bạn tên A đang giữ trọng trách ở một cơ quan ngành nghề nhà nước lớn “phát hiện” một anh bạn khác tên B có tư tưởng muốn tự do mậu dịch nhanh hơn, mở cửa đón nhận sự tự do giao thương với nước ngoài nhiều hơn, thông thoáng hơn thì khuyên can “không nên”.
Anh A ví dụ, cho rằng nếu Việt Nam mở cửa cho Wal Mart – tập đoàn hệ thống siêu thị lớn của Mỹ - vào Việt Nam thì “tất yếu” sẽ dẫn đến sự diệt vong của các doanh nghiệp trong nước như Coop Mart .v.v.. vì các tập đoàn tư bản lớn như Wal Mart sẽ sử dụng chiêu bán hàng giảm giá, dưới giá thành để chịu lỗ và “tiêu diệt” các đối thủ cạnh tranh nội địa dần, tạo thế độc quyền trong kinh doanh.
Sau đó, khi đã hoàn thành việc “thôn tính” hay “tiêu diệt” đối thủ, họ sẽ có quyền nâng giá !! Gây thiệt hại cho người tiêu dùng !
Câu chuyện cạnh tranh “không lành mạnh” đúng là có thực và đang diễn ra khắp nơi trên thế giới chứ không riêng gì Việt
Anh B phản bác, vậy nếu giữ thế độc quyền cho Coop Mart hay doanh nghiệp làm siêu thị trong nước được độc quyền kinh doanh như các ví dụ là viễn thông, dầu khí, ngân hàng, điện lực, siêu thị, bất động sản, .v.v. bằng các rào cản mậu dịch và phi mậu dịch có tốt hơn cho đất nước chúng ta và có lợi hơn cho người tiêu dùng ?
Mới nhìn qua thấy câu trả lời thật dễ là phải bảo hộ như phương án anh A đề ra cho an toàn, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước, chúng ta cùng chia nhau miếng bánh thị trường nội địa, không để đối thủ nước ngoài vào giành thị phần hết, sẽ tốt hơn ?
Anh A có thâm niên 20 năm sống trong môi trường một công ty độc quyền một ngành cung cấp năng lượng quan trọng của quốc gia, không có ai khác cạnh tranh tranh cùng, cho rằng không nên vội mở cửa mà phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp trong nước cho lớn mạnh trước đã.
Anh B có cũng có thâm niên chừng đó năm nhưng trong môi trường kinh tế tư nhân thì muốn có tự do thương mại theo kinh tế thị trường. Dẫn chứng là sau rất nhiều năm đóng cửa và hiện nay Việt
Gia nhập WTO, luật chơi chung của đa số các quốc gia đồng ý gia nhập, chịu sự điều tiết chung của bộ luật WTO, không có lý gì cứ khăng khăng đòi bảo hộ ngành này hay ngành khác mà không có những tiêu chí hay quyền lợi quốc gia dân tộc cụ thể nào. Mặc khác, WTO vẫn có một lộ trình được thương lượng cho các quốc gia mới gia nhập được hội nhập quốc tế.
Anh B dẫn ví dụ rằng mặc dù có nhiều năm bảo hộ, nhà nước bao cấp, nhân dân đóng tiền thuế trả tiền, được nhà nước cho giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ nhiều lần, nhưng các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vẫn phát triển ì ạch, đến nay các bất cập đã trở thành vấn đề lớn, xung đột lợi ích, rất khó giải quyết.
Nếu tiếp tục giữ thế độc quyền liệu có giải quyết vấn đề không ? Vấn đề này các thông tin báo chí và các nhà quản lý kinh tế đã đề cập nhiều rồi mà?
Với thế độc quyền trong nước như vậy liệu doanh nghiệp nhà nước có mang lại lợi ích cho số đông quần chúng nhân dân hay chỉ làm mồi ngon cho các nhóm lợi ích?
Các ngân hàng trong nước được bảo hộ nhưng có giúp được tốt cho doanh nghiệp nội địa vay tiền trong giai đoạn hiện nay hay chỉ biết kiếm lời nhờ thời kỳ khủng hoảng gian khó và doanh nghiệp bắt buộc phải quỵ lụy. Thực tế, các ngân hàng lớn năm nay đang có lãi khủng, ROE cao vượt so với ngân hàng các nước, trong khi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước chịu cảnh thắt lưng buộc bụng và đóng cửa, phá sản hàng loạt.
Các con đường, cầu cống, hạ tầng được đầu tư bởi sự bảo trợ của nhà nước cho các doanh nghiệp nhà nước làm thì mau chóng hư hỏng, xuống cấp trong khi các công trình mang dấu ấn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài lại bền vững hơn rất nhiều lần!
Anh B vẫn chưa rõ liệu có chắc chắn Wal Mart vào Việt Nam thì sẽ “giết chết” hết các doanh nghiệp cung ứng hàng nội địa như anh A một mực khẳng định? Vậy các doanh nghiệp nước ngoài như Lotte Mart, Metro Cash Carry, Big C .v.v. và các hệ thống siêu thị và phân phối nước ngoài đã được cấp phép vào Việt Nam rồi đây sẽ “ra tay” hạ gục hết nền sản xuất phân phối trong nước ? Vậy Wal Mart chắc hẳn phải đã “giết chết” hết các doanh nghiệp cạnh tranh khác ở chính nước Mỹ rồi?
Nếu đúng thế thì nguy thật, phải theo anh A thôi! Anh A đã mạnh dạn bảo rằng nếu đất nước mà được điều hành tự do thương mại theo quan điểm anh B, thì chắc “banh xác” và “loạn” mất vì sẽ chỉ làm mồi ngon cho ngoại bang!
Tuy vậy, anh B vẫn ráng vớt vát hỏi – “nhưng mà có đúng là trên thế giới Wal Mart rất “gian ác” không? Họ đi tới đâu sẽ ra tay tiêu diệt hết các đối thủ nội địa và giành lấy độc quyền thị trường? có ví dụ nào phổ biến không, bao nhiêu trường hợp nhà cung ứng hay siêu thị nội địa bị hạ gục rồi bởi Wal Mart? Wal Mart luôn vi phạm đạo đức kinh doanh mà pháp luật và người dân các nước vẫn chấp nhận cho phép sao?
Không có cách nào dùng luật để điều chỉnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thay cho cách cấm hẳn, không cho nước ngoài vào đầu tư sao?
Wal Mart có vào Việt
Thực tế cho thấy, các ngành độc quyền trong nước khi bị phá bỏ độc quyền thì giá thành sản phẩm đều hạ xuống, có lợi cho người tiêu dùng mà? Ví dụ như giá cước viễn thông, giá xe máy, giá hàng tiêu dùng khi liên thông với các thị trường cung ứng cả nước và quốc tế đều có mặt bằng giá thành tới người tiêu dùng theo chiều hướng có lợi hơn cho cho số đông người dân?
Một số ngành vẫn còn độc quyền nhà nước như điện lực, dầu khí, xây dựng hạ tầng cơ sở cho dù hiện tại có giá thành bán hàng thấp tới tay người tiêu dùng do được nhà nước bao cấp, bán nguyên liệu đầu vào trợ giá, nhưng đến nay phải đối mặt với những thách thức buộc phải đổi mới.
Nếu không hội nhập kinh tế thị trường thì bước đi sẽ khập khiễng vì không theo quy luật cung cầu của thị trường mà đang dùng các giải pháp trợ giá, bù giá, khỏa lấp các khiếm khuyết bằng phương án và kế hoạch chỉ có tính đối phó.
Điều này, dễ dẫn tới việc đầu vào và đầu ra càng mất cân đối thêm. Người tiêu dùng, rốt cuộc cũng phải bỏ tiền túi bù đắp cho các khiếm khuyết của những sai lầm có tính kế hoạch và hệ thống này.
Các chương trình trợ giá, bình ổn giá hoặc bán giá thấp một mặt hàng nào đó, cho một số đối tượng tiêu dùng nào đó thì sau cùng cũng phải lấy tiền từ ngân sách nhà nước tức tiền thuế của người dân để bù vào. Lợi ích có chăng chỉ là thông qua các chương trình này để điều tiết quyền lợi giữa các nhóm lợi ích mà thôi.
“Mục đích” tốt đẹp của anh A – bảo hộ doanh nghiệp trong nước - liệu có tạo lý do “biện minh” hay được giải quyết trôi chảy bằng “phương tiện” được cho là đúng đắn là tiếp tục tạo thế độc quyền lâu dài cho doanh nghiệp trong nước mà tiêu biểu là các doanh nghiệp nhà nước đang nắm quyền lực chủ đạo?
Vậy chúng ta vào WTO để làm gì ? Dù sao với cân nhắc lợi hại, Việt
Các tư tưởng muốn đóng cửa bảo nhau, không muốn hội nhập quốc tế, được khoác một tấm áo bên ngoài cho rằng nhằm bảo hộ quyền lợi doanh nghiệp trong nước, và rất dễ được ngụy trang dưới chiêu bài bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng rốt cuộc quyền lợi thực sự có đến tay người tiêu dùng cuối hay lại về tay các nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ thế độc quyền này, tức là đến tay các doanh nghiệp độc quyền đang làm mưa làm gió trên thị trường trong nước?
Các “tháp ngà” tư tưởng của mỗi anh A, hay anh B, do quá nhiều năm sống trong môi trường bao cấp, độc quyền, đến nỗi khi tới lúc sau cùng, khi bị buộc phải hội nhập thì lo sợ và phản kháng hoặc không dám quyết liệt thực hiện!
Trò chuyện với các tư tưởng “tháp ngà” hay các bức tường ngụy trang, bao biện thật khó khăn, nhưng các tư tưởng này thật ra không hề xa lạ, mà nó thực sự ở trong mỗi con người của chính chúng ta.
Những người bạn, người thân xung quanh ta đều có ai đó vẫn còn ẩn náu trong các “tháp ngà” của tư duy phòng thủ, bảo hộ, lấy phương tiện để biện minh cho mục đích, mà không hay rằng điều này là không thể được chấp nhận trong một thế giới rộng lớn hơn, văn minh và nhân văn hơn. Ít nhất là đối với những chuẩn mực đạo đức đang được thừa nhận rộng rãi của thế giới con người hiện tại.
Chính trong con người của mỗi chúng ta đều có các “tháp ngà’ phòng thủ, bao biện, không chấp nhận hấp thu các luồng tư tưởng mới, không dám bước ra hội nhập với thế giới rộng lớn hơn, không dám chấp nhận các luật chơi quốc tế được thừa nhận rộng rãi, chưa mạnh dạn sử dụng các sân chơi và luật chơi quốc tế này để rèn luyện năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp của đất nước mình, rèn luyện cho chính những đứa con Việt Nam đi ra biển lớn.
293
2313
21557
220493
121356
114513620