Cuộc sống quanh ta
Trí thức là một lựa chọn
Trong bài trước, tôi đã giới thiệu quan điểm của Thomas Sowell trong cuốn Intellectuals and Society (2009), theo đó, trí thức là những kẻ mà công việc đều bắt đầu và kết thúc với ý tưởng. Xin nhắc lại: quan niệm ấy không hề cực đoan. Đó là cách hiểu thông thường trong thế giới nói tiếng Anh. Chính vì thế, từ điển Oxford mới định nghĩa trí thức là những kẻ thích và có khả năng theo đuổi những ý tưởng vị ý tưởng (ideas for their own sake) hơn là những vấn đề thực dụng.
Như vậy, vấn đề trí thức hay không trí thức không hẳn là vấn đề trình độ. Không phải trí thức thông thái hơn những người không được xem là trí thức. Một chuyên gia (expert) trong một lãnh vực nào đó có thể có kiến thức chuyên ngành cao hơn hẳn những người vốn được công nhận là trí thức, nhưng chuyên gia, trong phần lớn các trường hợp, không phải là trí thức bởi kết quả cuối cùng của công việc họ làm không phải là ý tưởng mà là sản phẩm hay dịch vụ. Trí thức cũng không hẳn khôn ngoan hơn người khác. Chính vì thế mới có những “tri thức dại dột” (unwise intellect). Chung quanh những tên độc tài khát máu như [...] và Hitler, lúc nào cũng đầy những người được xem là thuộc “giới trí thức” (intelligentsia) sùng bái và ca tụng, bất chấp việc chúng đã giết chết cả hàng triệu người vô tội và đày đoạ dân tộc của chúng vào cảnh hoặc chiến tranh hoặc bần cùng.
Nhưng trí thức cũng không hẳn thuộc phạm trù nghề nghiệp (occupational category) như Thomas Sowell đã viết (tr. 2 & 282). Thật ra, Sowell phân biệt hai từ trí thức: với tư cách một danh từ, nó chỉ một loại người thuộc một nghề nghiệp nhất định nào đó; với tư cách một tính từ, nó chỉ một loạt những tiêu chuẩn và thành tựu được khái quát hoá từ cách hành xử của phần lớn những người trong nghề nghiệp đó (tr. 282).
Trên thực tế, phần lớn những người trí thức thuộc giới nghiên cứu, đặc biệt giới nghiên cứu các ngành khoa học lý thuyết, khoa học xã hội và nhân văn, tức những người hoạt động không dẫn đến kết quả nào khác ngoài các ý tưởng. Tuy nhiên, phạm vi của cái gọi là nghiên cứu ấy lại rất rộng, không giới hạn trong một lãnh vực cụ thể nào cả. Chúng ta có thể thấy điều đó qua danh sách 100 nhà trí thức hàng đầu trên thế giới do tạp chí Foreign Policy và Prospect Magazine thực hiện vào năm 2005.
Hạng
|
Tên
|
Nghề nghiệp
|
Quốc gia
|
Số phiếu
|
1.
|
Nhà ngôn ngữ học, tác giả, nhà hoạt động xã hội
|
Mỹ
|
4827
|
|
2.
|
Tiểu thuyết gia và nhà Trung cổ học
|
Ý
|
2464
|
|
3.
|
Richard Dawkins
|
Nhà sinh vật học và nhà bút chiến
|
Anh
|
2188
|
4.
|
Chính khách, kịch tác gia
|
Czech Republic
|
1990
|
|
5.
|
Christopher Hitchens
|
Nhà bút chiến
|
Anh/Mỹ
|
1844
|
6.
|
Paul Krugman
|
Kinh tế gia, ký mục gia
|
Mỹ
|
1746
|
7.
|
Triết gia
|
Đức
|
1639
|
|
8.
|
Amartya Sen
|
Kinh tế gia
|
Ấn Độ
|
1590
|
9.
|
Jared Diamond
|
Nhà inh vật học, sử gia
|
Mỹ
|
1499
|
10.
|
Tiểu thuyết gia, bình luận gia chính trị
|
Anh/Ấn Độ
|
1468
|
|
11.
|
Naomi Klein
|
Tác giả, ký giả
|
Canada
|
1378
|
12.
|
Shirin Ebadi
|
Luật sư, nhà hoạt động nhân quyền
|
Iran
|
1309
|
13.
|
Hernando de Soto
|
Kinh tế gia
|
Peru
|
1202
|
14.
|
Bjørn Lomborg
|
Nhà môi trường học
|
Đan Mạch
|
1141
|
15.
|
Abdolkarim Soroush
|
Lý thuyết gia tôn giáo
|
Iran
|
1114
|
16.
|
Thomas Friedman
|
Ký giả, tác giả
|
Mỹ
|
1049
|
17.
|
Nhà lãnh đạo tôn giáo
|
Đức, Vatican
|
1046
|
|
18.
|
Eric Hobsbawm
|
Sử gia
|
Britain
|
1037
|
19.
|
Giáo sư, nhà hoạch định chính sách
|
Mỹ
|
1028
|
|
20.
|
Tác giả, nhà phê bình xã hội
|
Mỹ
|
1013
|
|
21.
|
Francis Fukuyama
|
Nhà chính trị học, tác giả
|
Mỹ
|
883
|
22.
|
Jean Baudrillard
|
Nhà xã hội học
|
Pháp
|
858
|
23.
|
Slavoj Zizek
|
Triết gia, nhà xã hội học
|
Slovenia
|
840
|
24.
|
Daniel Dennett
|
Triết gia
|
Mỹ
|
832
|
25.
|
Freeman Dyson
|
Nhà vật lý
|
Mỹ
|
823
|
26.
|
Steven Pinker
|
Nhà tâm lý học
|
Mỹ/Canada
|
812
|
27.
|
Jeffrey Sachs
|
Nhà kinh tế
|
Mỹ
|
810
|
28.
|
Samuel Huntington
|
Nhà chính trị học
|
Mỹ
|
805
|
29.
|
Tiểu thuyết gia, chính khách
|
Peru
|
771
|
|
30.
|
Ali al-Sistani
|
Tu sĩ
|
Iran, Iraq
|
768
|
31.
|
Nhà sinh vật học
|
Mỹ
|
742
|
|
32.
|
Richard Posner
|
Thẩm phán, học giả
|
Mỹ
|
740
|
33.
|
Peter Singer
|
Triết gia
|
Úc
|
703
|
34.
|
Bernard Lewis
|
Sử gia
|
Anh/Mỹ
|
660
|
35.
|
Fareed Zakaria
|
Tác giả, ký giả
|
Mỹ
|
634
|
36.
|
Nhà kinh tế học
|
Mỹ
|
630
|
|
37.
|
Michael Ignatieff
|
Nhà văn, lý thuyết gia về nhân quyền
|
Canada
|
610
|
38.
|
Tiểu thuyết gia
|
Nigeria
|
585
|
|
39.
|
Anthony Giddens
|
Nhà xã hội học
|
Anh
|
582
|
40.
|
Lawrence Lessig
|
Học giả về luật pháp
|
Mỹ
|
565
|
41.
|
Triết gia
|
Mỹ
|
562
|
|
42.
|
Jagdish Bhagwati
|
Kinh tế gia
|
Mỹ/Ấn Độ
|
561
|
43.
|
Nhà xã hội học, cựu Tổng thống
|
Brazil
|
556
|
|
44.
|
Tiểu thuyết gia
|
Nam Phi
|
548
|
|
44.
|
Niall Ferguson
|
Sử gia
|
Anh
|
548
|
46.
|
Ayaan Hirsi Ali
|
Chính trị gia
|
Somalia, Netherlands
|
546
|
47.
|
Vật lý gia
|
Mỹ
|
507
|
|
48.
|
Triết gia
|
Pháp
|
487
|
|
49.
|
Nhà văn, giáo sư
|
Úc/Anh
|
471
|
|
50.
|
Antonio Negri
|
Triết gia
|
Ý
|
452
|
51.
|
Kiến trúc sư
|
Hà Lan
|
429
|
|
52.
|
Timothy Garton Ash
|
Sử gia
|
Anh
|
428
|
53.
|
Martha Nussbaum
|
Triết gia
|
Mỹ
|
422
|
54.
|
Orhan Pamuk
|
Tiểu thuyết gia
|
Turkey
|
393
|
55.
|
Nhà nhân chủng học
|
Mỹ
|
388
|
|
56.
|
Yusuf al-Qaradawi
|
Tu sĩ
|
Ai Cập/ Qatar
|
382
|
57.
|
Học giả, nhà phê bình xã hội
|
Mỹ
|
379
|
|
58.
|
Tariq Ramadan
|
Học giả Hồi giáo
|
Thuỵ Sĩ
|
372
|
59.
|
Tiểu thuyết gia
|
Israel
|
358
|
|
60.
|
Kinh tế gia
|
Mỹ
|
351
|
|
61.
|
Hans Küng
|
Nhà thần học
|
Thuỵ Sĩ
|
344
|
62.
|
Robert Kagan
|
Nhà bình luận chính trị
|
Mỹ
|
339
|
63.
|
Paul Kennedy
|
Sử gia
|
Anh/Mỹ
|
334
|
64.
|
Daniel Kahneman
|
Nhà tâm lý học
|
Israel/Mỹ
|
312
|
65.
|
Sari Nusseibeh
|
Nhà ngoại giao, triết gia
|
Palestine
|
297
|
66.
|
Kịch tác gia
|
Nigeria
|
296
|
|
67.
|
Kemal Dervis
|
Kinh tế gia
|
Turkey
|
295
|
68.
|
Michael Walzer
|
Lý thuyết gia chính trị
|
Mỹ
|
279
|
69.
|
Tiểu thuyết gia, kịch tác gia
|
Trung Quốc
|
277
|
|
70.
|
Howard Gardner
|
Tâm lý gia
|
Mỹ
|
273
|
71.
|
James Lovelock
|
Khoa học gia
|
Anh
|
268
|
72.
|
Robert Hughes
|
Nhà phê bình nghệ thuật
|
Úc
|
259
|
73.
|
Ali Mazrui
|
Nhà chính trị học
|
Kenya
|
251
|
74.
|
Craig Venter
|
Nhà sinh vật học, doanh nhân
|
Mỹ
|
244
|
75.
|
Martin Rees
|
Nhà vật lý thiên văn
|
Britain
|
242
|
76.
|
James Q. Wilson
|
Nhà tội phạm học
|
Mỹ
|
229
|
77.
|
Robert Putnam
|
Nhà chính trị học
|
Mỹ
|
221
|
78.
|
Peter Sloterdijk
|
Triết gia
|
Đức
|
217
|
79.
|
Sergei Karaganov
|
Nhà phân tích chính sách ngoại giao
|
Nga
|
194
|
80.
|
Sunita Narain
|
Nhà môi trường học
|
Ấn Độ
|
186
|
81.
|
Alain Finkielkraut
|
Triết gia
|
Pháp
|
185
|
82.
|
Fan Gang
|
Nhà kinh tế học học
|
Trung Quốc
|
180
|
83.
|
Florence Wambugu
|
Nhà thực vật bệnh lý học
|
Kenya
|
159
|
84.
|
Gilles Kepel
|
Học giả về Hồi giáo
|
Pháp
|
156
|
85.
|
Enrique Krauze
|
Sử gia
|
Mexico
|
144
|
86.
|
Nhà văn
|
Trung Quốc
|
129
|
|
87.
|
Neil Gershenfeld
|
Vật lý gia
|
Mỹ
|
120
|
88.
|
Paul Ekman
|
Nhà tâm lý học
|
Mỹ
|
118
|
89.
|
Jaron Lanier
|
Nhà tiên phong về hiện thực ảo
|
Mỹ
|
117
|
90.
|
Gordon Conway
|
Nhà nghiên cứu nông nghiệp
|
Anh
|
90
|
91.
|
Pavol Demes
|
Nhà phân tích chính trị
|
Slovakia
|
88
|
92.
|
Elaine Scarry
|
Lý thuyết gia văn học
|
Mỹ
|
87
|
93.
|
Robert Cooper
|
Nhà văn, nhà ngoại giao
|
Anh
|
86
|
94.
|
Harold Varmus
|
Nhà nghiên cứu y học
|
Mỹ
|
85
|
95.
|
Pramoedya Ananta Toer
|
Nhà văn
|
Indonesia
|
84
|
96.
|
Zheng Bijian
|
Nhà nghiên cứu chính trị
|
Trung Quốc
|
76
|
97.
|
Kenichi Ohmae
|
Lý thuyết gia về quản trị
|
Nhật
|
68
|
98.
|
Wang Jisi
|
Nhà phân tích chính sách ngoại giao
|
Trung Quốc
|
59
|
98.
|
Kishore Mahbubani
|
Tác giả, nhà ngoại giao
|
Singapore
|
59
|
100.
|
Shintaro Ishihara
|
Tác giả, chính trị gia
|
Nhật
|
57
|
Nếu trí thức, theo cách giải thích của Thomas Sowell, là những người hoạt động trong lãnh vực bắt đầu và kết thúc với ý tưởng, có khá nhiều người trong danh sách trên vốn tự bản chất không phải là trí thức: họ là chính khách (kết quả cuối cùng của công việc họ làm là chính sách và quyền lực), tu sĩ (kết quả cuối cùng là việc giữ đạo và truyền đạo), thẩm phán (kết quả cuối cùng là án lệnh), nhà ngoại giao (kết quả cuối cùng là quan hệ đối ngoại), nhà nghiên cứu y học (kết quả cuối cùng là cách thức phòng và trị bệnh), nhà kinh doanh (kết quả cuối cùng là lợi nhuận), v.v… Tuy nhiên, tất cả đều trở thành nhà trí thức, hơn nữa, trí thức nổi tiếng nhất thế giới.
Tại sao?
Lý do chính là họ…vượt biên.
Có hai kiểu vượt biên chính.
Thứ nhất là vượt ra khỏi biên giới lãnh vực chuyên môn của họ. Ai cũng biết Noam Chomsky là một nhà ngôn ngữ học xuất sắc, nhưng dưới mắt quần chúng, ông trở thành một nhà trí thức lỗi lạc không phải vì các công trình nghiên cứu ngôn ngữ học mà vì các bài bình luận về chính trị và xã hội, vốn nằm ngoài chuyên ngành của ông. Andrei Sakharov vốn là nhà vật lý nguyên tử đã trở một trí thức công chúng ở một lãnh vực hoàn toàn không dính líu gì đến vật lý: dân chủ và nhân quyền, ở đó, ông được giải thưởng Nobel Hoà bình năm 1975 và được biết đến ở khắp nơi trên thế giới. Trước đó, Bertrand Russell vốn cũng là một triết gia và một nhà toán học đã trở thành một trí thức công chúng nổi tiếng vì các bình luận chính trị, đặc biệt về chiến tranh Việt Nam. Trong phạm vi Việt Nam, chúng ta cũng dễ dàng thấy nhiều hiện tượng tương tự. Hoàng Tuỵ trở thành một trí thức công chúng không phải với các công trình nghiên cứu về toán học mà với các nhận định của ông về giáo dục. Quá trình chuyển hoá từ một nhà văn đến một nhà trí thức của Nguyên Ngọc cũng là quá trình đi từ phạm trù thuần tuý văn chương đến phạm trù văn hoá và xã hội. Ở Úc, nếu không tham gia vào các cuộc thảo luận về văn hoá, giáo dục, và thỉnh thoảng, chính trị (nhất là những vấn đề liên quan đến Biển Đông), cả Nguyễn Văn Tuấn lẫn Phạm Quang Tuấn đều chỉ là những giáo sư và những chuyên gia thầm lặng trong lãnh vực chuyên ngành của họ: một người về y học và một người về hoá học. Các công trình nghiên cứu của họ được phổ biến trên các tập san chuyên môn, ở đó, họ là chuyên gia hơn là trí thức, càng không phải là trí thức công chúng.
Dĩ nhiên, trong quá trình từ một chuyên gia đến một trí thức, người ta có khá nhiều thuận lợi: một là kiến thức cơ bản của họ đã khá rộng; hai là họ đã quen thuộc với các thao tác nghiên cúu từ cách tìm kiếm đến cách lý giải tài liệu; ba là cách diễn đạt, ít nhất cũng mạch lạc đủ để người đọc có thể theo dõi; và bốn, quan trọng nhất, họ được rèn luyện kỹ năng phân tích và lý luận để có thể suy nghĩ một cách độc lập và có tính phê phán.
Cần lưu ý là ở một người đóng hai vai trò, chuyên gia và trí thức, tài năng của một chuyên gia không nhất thiết tương ứng với tài năng của một trí thức. Trong cuốn Public Intellectuals, Richard A. Posner ghi nhận là có nhiều trí thức có uy tín trong công chúng nhiều hơn hẳn trong cộng đồng nghề nghiệp của họ. Trong số 100 nhà trí thức nổi tiếng nhất trong công chúng, chỉ có 18 người là thực sự nổi tiếng trong chuyên ngành. Điều đó cho thấy từ một chuyên gia đến một trí thức, nhất là trí thức công chúng, người ta đi vào hai thế giới khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau.
Thứ hai, vượt ra khỏi biên giới của môi trường hoạt động cố hữu. Môi trường hoạt động cố hữu của các nhà khoa học là gì? Là các phòng thí nghiệm và các tập san chuyên môn. Người đọc, người theo dõi và đánh giá họ là các đồng nghiệp cùng ngành. Ngay cả khi họ nổi tiếng thì họ cũng chỉ nổi tiếng trong ngành. Một số người, thật ít ỏi, trong họ, đến với quần chúng được chủ yếu là nhờ tầng lớp trung gian: các học giả, ký giả và thầy cô giáo. Trước đây, chính qua các tầng lớp trung gian ấy mà Charles Darwin, Karl Marx và Sigmund Freud đã trở thành trí thức công chúng nổi tiếng cả thế giới. Sau này, với sự phát triển vượt bậc của kỹ thuật truyền thông đại chúng, nhiều nhà trí thức lớn không muốn chờ đợi sự chuyển tải của tầng lớp trung gian ấy nữa. Họ trực tiếp đến với quần chúng. Thay vì chỉ đối thoại với đồng nghiệp trong các trung tâm nghiên cứu hay các đại học qua các tập san chuyên ngành, họ chọn lựa đối thoại trực tiếp với quần chúng bằng cách xuất hiện trên ti vi, trả lời phỏng vấn trên radio, viết các bài chính luận hoặc xã luận trên báo chí, và gần đây nhất, trên các blog. Đối tượng thay đổi, hình thức, ngôn ngữ và nội dung của các cuộc đối thoại cũng thay đổi theo. Từ văn phong học thuật, họ chuyển sang văn phong chính luận; từ ngôn ngữ hàn lâm, họ chuyển sang ngôn ngữ đại chúng; từ những đề tài chuyên môn họ chuyển sang những mối quan tâm trong đời sống hàng ngày của mọi người, hoặc ít nhất, của đa số dân chúng.
Trong cả hai trường hợp “vượt biên” nêu trên, quá trình từ một chuyên gia đến một trí thức hoặc từ một trí thức đến một trí thức công chúng hoàn toàn là một sự lựa chọn. Đó là một lựa chọn tự nguyện. Người ta không sinh ra là trí thức, đã đành. Ngay cả khi được học hành chu đáo, người ta cũng không nhất thiết trở thành trí thức để chỉ quanh quẩn mãi với các ý niệm và ý tưởng. Người ta có thể trở thành những nhà thực hành hay thực dụng xuất sắc. Lựa chọn trở thành trí thức là lựa chọn sống chết với ý tưởng. Chỉ với ý tưởng.
Tuy nhiên, đó chỉ là một khía cạnh.
tin tức liên quan
Videos
Kí hiệu không gian rừng sim trong tác phẩm điện ảnh "Mắt biếc"
Những đóng góp to lớn của Nguyễn Thị Minh Khai cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Đề cương Văn hóa Việt Nam và hành trình nhận thức, lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thống kê truy cập
114513930
Hôm nay
2100
Hôm qua
2303
Tuần này
21867
Tháng này
220803
Tháng qua
121356
Tất cả
114513930