Cuộc sống quanh ta
Bảo tồn và xếp hạng
Nhà nước đã có các chương trình mục tiêu về lĩnh vực công tác này, kể cả bảo tồn di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Nhận thức và chính sách đúng đắn này của nhà nước đã đem lại nhiều kết quả thiết thực, có ý nghĩa quan trọng, lâu dài. Nhiều di sản văn hoá được nghiên cứu lập hồ sơ và công nhận ở cấp quốc gia hay cấp tỉnh. Trong những năm gần đây, nhiều di sản văn hoá của nước ta cũng đã được UNECO công nhận là di sản Di sản văn hoá thế giới, Di sản tư liệu thế giới hoặc Kiệt tác truyền khẩu và và phi vật thể nhân loại hay ghi vào danh sách Di sản văn hoá kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Việc các di sản văn hoá được xếp hạng di tích hay được UNESCO công nhận, ghi danh là nhằm tôn vinh giá trị các di sản văn hoá, tôn vinh tiền nhân và tạo cơ sở cho việc tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di sản. Thực tiễn cho thấy việc nghiên cứu lập hồ sơ, công nhận xếp hạng hay đề cử lên UNESCO, được công nhận hay ghi danh đã có tác dụng tốt trong việc nâng cao sự hiểu biết, giáo dục ý thức tự tôn, bảo tồn ý thức dân tộc, văn hoá dân tộc cho đông đảo các tầng lớp nhân dân, động viên khuyến khích mọi người nỗ lực hơn trong công tác bảo tồn di sản và truyền thống văn hoá của quê hương, của dân tộc. Những nỗ lực đó đã góp phần tạo dựng nên sự khởi sắc, phong phú của đời sống văn hoá của các địa phương, của cả nước trong thời gian vừa qua.
tin tức liên quan
Videos
Một nước Nhật quá xa xôi!
Lenk
Nhìn lại và nghĩ lại việc nghiên cứu trong thế kỷ XX về Nho học Trung Quốc
Xuân về Tết đến: Cảm nhận văn chương xứ Nghệ từ điểm nhìn văn hóa
Đề cương Văn hóa Việt Nam và hành trình nhận thức, lý luận văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thống kê truy cập
114513971
2141
2303
21908
220844
121356
114513971