Đất Nghệ

Hải Triều và báo chí LK IV hiện còn lưu ở thư viện Nghệ An

 Hải Triều, tên thật là Nguyễn Khoa Văn, còn có bút danh khác là Xích Nam Tử, sinh ngày1 tháng 10 năm 1908 - mất ngày 6 tháng 8 năm 1954, quê ở xã An Cựu, thành phố Huế.
Năm 1927, ông tham gia Đảng Tân Việt, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản(tháng 6 năm 1930). Tháng 8-1930, ông được cử vào công tác ở Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1931, ông bị Pháp bắt, bị đưa về Huế, kết án 9 năm khổ sai và 8 năm quản thúc, nhưng đến tháng 7 năm 1932 lại được trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục hoạt động cách mạng, đồng thời tham gia viết bài trên các báo chí để tuyên truyền cách mạng. Tháng 8 - 1940, ông bị bắt đi an trí ở Phong Điền, đến tháng 3-1945 mới được thả. Ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Huế, rồi được cử làm Giám đốc Sở Thông tin Tuyên truyền Trung Bộ. Trong kháng chiến chống pháp, ông làm Giám đốc Sở Tuyên truyền LK.IV, Uỷ viên Ban chấp hành Chi hội Văn nghệ LK.IV.

Ông để lại các tác phẩm: Chủ nghĩa Các Mác, 1938,; Duy tâm hay duy vật, 1935; Văn sĩ và xã hội, 1937; Về Văn học nghệ thuật. In lần thứ 2, 1969; Hải Triều tác phẩm; Hải Triều Toàn tập (2 T.) 1996...
Trong thời gian làm Giám đốc Sở Tuyên truyền Liên khu IV, ông còn kiêm làm chủ nhiệm các báo "Tìm hiểu" và "Thi đua ái quốc. Ông vừa làm chủ nhiệm báo vừa là cây bút chủ công viết nhiều bài mang tính xã luận và lý luận cao. Hiện Thư viện tỉnh Nghệ An còn lưu được 12 số báo "Tìm hiểu" (năm 1949-1950; khổ 19,5 x 25 cm), thì có 10 số có bài viết của ông. Đó là các bài viết:
Sáng tác phát minh/ Tìm hiểu: 1949, tháng 9; số 4; Tr. 1-5.
Hoà bình nhất định thắng/ Tìm hiểu: 1949, tháng 10; số 5; Tr. 1-3.
Sự suy tàn và phản động của Triết học Tư bản đế quốc sau chiến tranh và tinh thần sáng tạo và cách mạng của Chủ nghĩa Marx (Diễn văn khai mạc Đại hội toàn khu của Chi hội Mác Liên khu IV ngày 18/12/1949/ Tìm hiểu: 1949, tháng 12; số 7; Tr. 2-8 + 27.
Chiến tranh Việt - Pháp dưới ánh sáng Chủ nghĩa Marx - Lenine/ Tìm hiểu: 1949, tháng 11, số 6; Tr. 3-6 + 26.
Việt Nam tuyên truyền của Mặt trận hoà bình dân chủ Đông Nam á châu/ Tìm hiểu: 1950, tháng 2; số 8; Tr. 8 - 10 + 20.
Staline một thế giới trong một người/ Tìm hiểu: 1950, tháng 3,; số 9; Tr. 3 - 7 + 30.
Vai trò "Lãnh tụ" và "Quần chúng" trong lịch sử/ Tìm hiểu: 1950, tháng 5; số 11; Tr. 3 - 7 +31.
Nghiên cứu Tuyên ngôn Đảng cộng sản/ Tìm hiểu, tháng7; số 12; Tr. 9 -11 + 24 - 26 (còn nữa).
Bức thư gửi cho một anh bạn trí thức/ Tìm hiểu: 1950, tháng 10; số 15; Tr. 16 - 19.
Củng cố tổ chức để tiến lên nữa/ Tìm hiểu: 1950, tháng 12; số 17; Tr. 9 - 11 + 23.
Riêng báo "Thi đua ái quốc", ra một tháng hai kỳ, nhưng hiện chỉ còn lưu được 1 số, đó là số 1: ngày 15/7/1948, cũng do Hải Triều làm Chủ nhiệm.
Đặc biệt, cuốn sách "Chủ nghĩa Các Mác".- Nhà in Lê Đồng in lại, 1948; 108 Tr.; 19 cm, Lời tựa của Bùi Công Trừng viết ngày 30/5/1935, hiện có ở trong kho sách Địa chí Thư viện đã làm xúc động ông Nguyễn Khoa Điềm, con trai của Hải Triều và chúng tôi bởi khi dở trang tên sách ra vẫn còn nguyên chữ ký, bút tích của Hải Triều. Bút tích của Hải Triều ghi: "Tặng tủ sách Báo Cứu quốc Khu IV, 27 - 9 - 1948". Ngày 29/5/2009,ông Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thông tin đã đến Thư viện tỉnh Nghệ An để tìm sách và các tác phẩm của cụ Hải Triều bổ sung cho Toàn tập Hải Triều sắp tái bản. Kho sách, báo chí của Thư viện Nghệ An đã giúp phát hiện thêm được các tác phẩm quan trọng xuất bản trong kháng chiến chống Pháp của Hải Triều chưa từng được giới thiệu ở đâu và chưa có trong sách Toàn tập đã xuất bản của ông.

tin tức liên quan

Thống kê truy cập

114441346

Hôm nay

263

Hôm qua

2283

Tuần này

21250

Tháng này

216520

Tháng qua

112676

Tất cả

114441346