Tin tức
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa
Nghệ thuật biểu diễn là một trong các ngành công nghiệp văn hóa. Trong ảnh: Chương trình nghệ thuật khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024. Ảnh: Anh Tuấn
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đối với các lĩnh vực do Bộ quản lý
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gồm: Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt “Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng hoàn thiện, đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết, phù hợp và rà soát, xây dựng cơ chế phối hợp, liên kết hiệu quả trong phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; nghiên cứu, xây dựng phương án đầu tư, hỗ trợ theo từng giai đoạn đối với một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa cần ưu tiên phát triển, triển khai thí điểm đến năm 2030 đối với một số lĩnh vực thuộc Bộ quản lý; xây dựng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa đặc trưng tiêu biểu gắn với vùng, miền, địa phương; xây dựng khung chỉ tiêu thống kê về các ngành công nghiệp văn hóa; nghiên cứu, đề xuất, kết nối hình thành quỹ khuyến khích sáng tạo và phát triển công nghiệp văn hóa.
Bên cạnh đó, kế hoạch cũng đưa ra nhiệm vụ tổ chức công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa, các hoạt động tôn vinh, trao giải thưởng cho các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; hỗ trợ, tư vấn, kết nối xây dựng cơ chế hợp tác, liên kết giữa các tác giả/chủ sở hữu quyền tác giả với các tổ chức, cá nhân mong muồn khai thác, sử dụng tác phẩm; xây dựng hệ thống phần mềm tìm kiếm, đối chiếu, so sánh giúp phát hiện, chống vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan trên không gian mạng và môi trường kỹ thuật số; thúc đẩy trao đổi, hợp tác, liên kết để thúc đẩy phát triển thị trường và sản phẩm công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế; xây dựng các chương trình hỗ trợ và tư vấn chuyên môn về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thuộc Bộ và các đơn vị tại địa phương theo thẩm quyền trong quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất và hiệu quả. Chủ động trách nhiệm triển khai thực hiện phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yếu tố: sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững, trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng; từng bước tạo dựng thương hiệu quốc gia, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, luật pháp trong nước và quốc tế.
Căn cứ kế hoạch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngành Văn hóa và Thể thao Nghệ An sẽ tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh kế hoạch triển khai của tỉnh. Dựa vào tình hình cụ thể cũng như tiềm năng văn hóa địa phương, Nghệ An đã xác định tập trung phát triển một số ngành công nghiệp văn hóa quan trọng như du lịch văn hóa, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh,, quảng cáo, điện ảnh, thủ công mỹ nghệ, phát thanh truyền hình….
Cụ thể, sản phẩm du lịch văn hóa ngày càng đa dạng hơn, chất lượng được đổi mới đáng kể, trong đó du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa - lịch sử tiếp tục khẳng định vị thế. Các doanh nghiệp lữ hành đã xây dựng các chương trình tham quan du lịch trong đó kết nối các điểm du lịch văn hóa, di sản, lịch sử nổi bật như: Khu Di tích Kim Liên, Đền ông Hoàng Mười, Đền thờ Hoàng đế Quang Trung, Khu di tích lịch sử Truông Bồn, Chùa Đại Tuệ, Vườn quốc gia Pù Mát, khám phá miền Tây Nghệ An…nhằm khai thác và phát huy hiệu quả các tuor du lịch di sản.
Tập trung bảo tồn và phát huy di sản Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh và nghệ thuật truyền thống các dân tộc thiểu số của tỉnh Nghệ An; quảng bá các di sản nghệ thuật truyền thống, xây dựng các chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ các nhiệm vụ của tỉnh, phục vụ Nhân dân gắn với việc nâng cao chất lượng hoạt động của hơn 180 đội nghệ thuật quần chúng, câu lạc bộ bảo tồn di sản nghệ thuật truyền thống ở các địa phương đã góp phần bảo tồn, phát huy di sản nghệ thuật truyền thống tại các địa phương gắn với phát triển du lịch…
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã tổ chức thành công các cuộc triển lãm chuyên đề tuyên truyền phục vụ các ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh; phê duyệt quy hoạch hệ thống tuyên truyền, quảng cáo ngoài trời trên địa bàn tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2016 - 2025, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong hoạt động quảng cáo, đồng thời phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị.
Hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều rạp chiếu phim có thương hiệu được đầu tư đồng bộ, hiện đại gắn liền với các trung tâm mua sắm, vui chơi, giải trí do đó chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn để cạnh tranh thu hút khán giả đến với bộ môn nghệ thuật thứ 7, đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng cao của Nhân dân…
tin tức liên quan
Videos
Chương trình nghệ thuật “Giai điệu kết nối” mừng ngày Âm nhạc Việt Nam
Bảo tồn di sản văn hóa: Chiến công vĩ đại của người Nga
Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Thể thao Nghệ An: 78 năm vững bước đi lên
PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam: Đang có một thời cơ mới để điện ảnh Việt Nam phục hưng
Thống kê truy cập
114508758
273
2424
21612
215631
121356
114508758